Tư duy thiết kế (Design thinking) là gì?
Tư duy thiết kế (Design thinking) là quá trình liên tục nghiên cứu người dùng, thách thức các giả định và xác định lại vấn đề – nhằm mục tiêu tìm kiếm các chiến lược và giải pháp thay thế tối ưu hơn.
Trọng tâm của quá trình này là tăng cường sự hiểu biết về khách hàng đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Đây là cách tư duy hữu ích khi cần giải quyết các vấn đề chưa được xác định rõ ràng – bằng cách nghiên cứu sự việc theo quan điểm người dùng, brainstorm ý tưởng và ứng dụng thực tế.
Việc thử nghiệm ý tưởng thông qua phác thảo, thử nghiệm (prototyping) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn hướng đi mới phù hợp nhất.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, tư duy thiết kế là một lĩnh vực gây chia rẽ với nhiều bộ phận và được nhiều doanh nghiệp hoặc các bên liên quan cân nhắc.
Tư duy thiết kế không chỉ đòi hỏi các yếu tố như thiết kế và hay UX (trải nghiệm người dùng), mà còn cả trải nghiệm của nhân viên, tính bền vững và xây dựng môi trường làm việc hòa nhập.
Lợi ích của tư duy thiết kế trong các vấn đề kinh doanh hệ thống
Trọng tâm của Tư duy thiết kế (Design Thinking) là mong muốn cải tiến sản phẩm/dịch vụ bằng cách phân tích hành vi người dùng và các nguyên nhân đằng sau đó.
Một khi đã đặt câu hỏi và điều tra các nguyên nhân của một vấn đề, quá trình tìm kiếm giải pháp sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các ý tưởng phản ánh những hạn chế và khía cạnh thực sự của vấn đề.
Trong kinh doanh cũng như cuộc sống, vai trò của tư duy thiết kế là phương tiện giúp doanh nghiệp nghiên cứu sâu hơn, thách thức các khuôn mẫu, đồng thời thử nghiệm sản phẩm/ dịch vụ để khám phá ra những cách cải tiến mới.
Theo Tim Brown – CEO của IDEO, phương pháp tư duy này xuất phát từ hiểu biết tổng thể và thấu cảm các vấn đề của người dùng – bao gồm cảm xúc, nhu cầu, động cơ mua hàng và các tác nhân thúc đẩy hành vi.
Sau đây là tổng hợp 6 lợi ích chính của tư duy thiết kế:
- Giúp nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ.
- Cho phép đi sâu vào một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ của nó.
- Khuyến khích tư duy đổi mới và giải quyết vấn đề cách sáng tạo.
- Đảm bảo rằng kết quả cuối cùng đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của khách hàng.
- Mang lại trải nghiệm hữu ích và đáng nhớ hơn cho người dùng.
- Tạo điều kiện liên tục học hỏi và mở rộng kiến thức.
Tư duy thiết kế (Design thinking) trong kinh doanh: lấy con người làm trung tâm
Các kỹ thuật và chiến lược tư duy thiết kế có thể áp dụng cho mọi cấp độ trong doanh nghiệp.
Phương pháp này đặc biệt quan trọng với các vị trí lãnh đạo từ trung cấp và cao cấp, những người phụ trách phát triển sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp, đào tạo và huấn luyện nhân viên.
Bằng cách tích hợp mong muốn của người dùng với điều kiện công nghệ và kinh tế, các nhà thiết kế đã có thể tạo ra những sản phẩm mà chúng ta yêu thích ngày nay.
Nghiên cứu cho thấy những người sở hữu tư duy thiết kế thường lấy con người làm trung tâm.
Họ liên tục xem xét sản phẩm/dịch vụ được tạo ra sẽ đáp ứng nhu cầu của con người như thế nào.
Đối với họ, lợi ích người dùng là yếu tố ràng buộc chính đối với quá trình thiết kế.
Việc đặt con người làm trung tâm thúc đẩy các doanh nghiệp phải lý giải nhu cầu (cả đã biết và tiềm tàng) của khách hàng trên lý thuyết.
Ngoài ra, họ còn phải sắp xếp sao cho sản phẩm, quy trình dịch vụ cũng như các quy trình nội bộ giúp thúc đẩy giá trị của khách hàng.
Chẳng hạn, các chuyên viên tại bệnh viện mắt Rotterdam thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của người bệnh, từ cảm giác bất an, lo lắng thành điều gì đó thoải mái và cá nhân hơn.
Để làm điều đó, họ đã tích hợp tư duy thiết kế và những nguyên lý thiết kế vào quá trình lên kế hoạch của mình.
Trong các hệ thống lớn hơn, bao gồm hệ thống của các hệ thống (system of systems), như xây dựng thành phố thông minh (smart city), việc đặt con người làm trung tâm bắt buộc những người tham gia thực hiện dự án bỏ qua các động lực duy ý chí của mình, để tạo ra các liên kết bền vững với những người ở trong hệ thống.
Tư duy thiết kế là một quá trình liên tục hiểu và lý giải người dùng nhằm thách thức các giả định ban đầu, kiểm chứng các giả thuyết và tái định nghĩa vấn đề để tìm ra các giải pháp hay chiến lược “khác”.
Chính vì vậy, những người có tư duy thiết kế rất đề cao việc đồng cảm (empathize) với người dùng.
Cách ví von mà giới thiết kế hay dùng là “đi một dặm trong đôi giày của khách hàng” (walk a mile in customer’s shoes).
Càng ngày, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn, họ hiểu rằng giá trị của thiết kế không chỉ giới hạn ở đầu ra mà còn mở rộng sang lĩnh vực tư duy.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với doanh nghiệp và tất cả các bên liên quan trong doanh nghiệp là bắt đầu suy nghĩ từ góc độ lấy con người làm trung tâm.
Kết luận
Tư duy thiết kế vừa là một quá trình, vừa là một hệ tư tưởng, quan tâm tới việc giải quyết những vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng làm trung tâm.
Về cơ bản, tư duy thiết kế là cách tiếp cận giải quyết vấn đề dựa trên việc việc đánh giá các khía cạnh đã biết.
Đây là một quá trình lặp đi lặp lại, trong đó doanh nghiệp liên tục đặt câu hỏi về các kiến thức đã có – nhằm có cái nhìn khách quan hơn và thấy được các chiến lược thay thế mới.