Gần đây, quản lý một nhãn hàng thời trang nổi tiếng có viết trên LinkedIn - cộng đồng những người làm nhân sự (HR), các quản lý về việc “Nhân viên về đúng giờ”.

Theo dõi một tình huống liên quan đến máy chấm công và ngẫm nghĩ về câu chuyện thời gian, hiệu suất hay con người.

Cụ thể là:
“Giờ trong Cam chạy nhanh hơn 1p so với giờ máy chấm công.
Bạn áo trench coat xỏ tay vào túi chờ đồng hồ nhảy đúng 17h30 thì tích vân tay”.
Trong những dòng chia sẻ ngắn gọn, người trưởng phòng nhắc đến hình ảnh nhân viên vội vàng làm thủ tục trước khi rời văn phòng lúc17h30.

Những dòng chia sẻ từ một quản lý nhãn hàng. Những dòng chia sẻ từ một quản lý nhãn hàng thời trang mới đây trên Linkedin.

Đối với những ai “làm công ăn lương” hoặc là nhân viên tại một doanh nghiệp, việc hoàn thành công việc và ra khỏi văn phòng đúng giờ quy định không có gì phải bàn luận.

Nhưng đối với một người quản lý có lẽ không ai cảm thấy vui và hài lòng khi nhìn thấy nhân viên luôn chuẩn bị sẵn sàng để đi khỏi văn phòng trong vội vã.

Anh/chị HR, anh/chị quản lý có kinh nghiệm chắc chắn hiểu vấn đề tôi đang gặp phải, tôi xin được anh/chị chia sẻ giải pháp”. Anh kết lại bằng một dòng “cầu cứu”.

Có nhiều bình luận xoay quanh tình huống xem ra không mấy xa lạ diễn ra hàng ngày trong tại các văn phòng làm việc và tại bất kỳ thành phố nào.

Nhân viên về đúng giờ, vì sao người quản lý lại không vui?

Năm 1890, máy chấm công được phát minh bởi Wellard Bundy-một thợ kim hoàn tại New York, Mỹ.
Chiếc máy này được thiết kế với một chiếc đồng hồ lớn, mục đích ban đầu dùng để ghi nhận giờ làm công tại các công xưởng.
Ngày nay, máy chấm công được sử dụng rộng rãi, từ siêu thị tới các công ty đều sử dụng để điểm danh, tính thời gian nhân sự vào công sở và giờ ra về.
Bắt nguồn từ nhu cầu quản lý và muốn minh bạch thời gian của chủ doanh nghiệp, đảm bảo nhân sự làm việc đủ thời gian.
Có thể thấy những doanh nghiệp sử dụng máy chấm công sẽ đánh giá công việc và trả lương cho nhân viên qua việc họ có đảm bảo đủ thời gian làm việc như thỏa thuận hay không.

Ngược lại, nhân sự cũng cho rằng mình chỉ cần hoàn thành đúng thời gian quy định và nhận mức lương tương xứng như đã thỏa thuận.

Sự công bằng, rõ ràng, minh bạch là lợi ích mà chiếc máy đếm giờ mang lại cho doanh nghiệp và người lao động.

Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp mong đợi thêm vào tinh thần cống hiến và tận tụy của nhân sự. Trong khi đó, có nhiều lý do để nhân sự để check-out văn phòng trong vội vã.

Một bình luận từ một người quản lý khác. Một bình luận từ một người quản lý khác.

Ngoài giờ làm việc tại công sở, thông thường là khoảng 8 tiếng/ ngày, ai cũng có những công việc, đời sống cá nhân hoặc vui chơi, giải trí.
Bên ngoài cánh cổng văn phòng, nhiều người còn có những đứa con cần đến lớp học thêm, những gia đình đang chờ được vui chơi hoặc người thân chờ được chăm sóc, thăm viếng.
Ngoài ra, có những người lại tiếp tục công việc thứ hai để tạo thêm thu nhập.
Sắp xếp mọi việc trong quỹ thời gian eo hẹp, tại những đô thị lớn với nhịp sống hối hả hẳn không phải là chuyện dễ dàng.
Hơn  nữa, hầu hết công việc nine-to-five tại công ty có thể là một công việc lặp đi lặp lại theo quy trình và có thể hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Rời công sở, nhân viên không cần phải lo lắng suy nghĩ đến việc đầu tư, phát triển hay những chiến lược, kế hoạch tương lai như những người quản lý, lãnh đạo.
Đa phần nhân sự trong công ty cảm thấy mình đã hoàn thành đầy đủ công việc, trách nhiệm phải làm đối với công ty.
Một nguyên nhân khác nghiêng về phía văn hóa của doanh nghiệp đó thể hiện ở mối liên hệ gắn bó của tập thể nhân viên hoặc của nhân viên với công ty.

Khi xem văn phòng là ngôi nhà thứ hai, nhân sự có thể ở lại văn phòng để hoàn thành nốt vài công việc còn dang dở, hoặc có những cái hẹn ăn tối với đồng nghiệp. Khi xem văn phòng là ngôi nhà thứ hai, nhân sự có thể ở lại văn phòng để hoàn thành nốt vài công việc còn dang dở, hoặc có những cái hẹn ăn tối với đồng nghiệp.

Khi nhân viên cảm thấy công sở không có tính thân thiện, trong mắt họ đây không phải là ngôi nhà thứ hai.
Khi xem văn phòng là ngôi nhà thứ hai, nhân sự có thể ở lại văn phòng để hoàn thành nốt vài công việc còn dang dở, hoặc có những cái hẹn ăn tối với đồng nghiệp để chia sẻ thêm về khó khăn trong kế hoạch, dự án hoặc những câu chuyện cá nhân, …

Nhân viên không làm thêm giờ, có gì bất ổn không?

Qua những lý do phía trên không có gì đáng trách với việc nhân viên về đúng giờ.

Thế nhưng, doanh nghiệp luôn kỳ vọng nhiều hơn một nhân viên chỉ làm đủ trách nhiệm, mà còn mong đợi sự cống hiến tận tụy cho công ty.
Mong đợi này cũng không vô lý, bởi chủ doanh nghiệp và người quản lý đều mong muốn công ty phát triển, công việc đạt năng suất cao nhất, nhất là đối với những người đam mê và xem công việc là tất cả.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khi họ áp đặt mong muốn này lên nhân viên mà không có cách thức tạo động lực, nhân viên không cảm thấy mình có động cơ để đóng góp, cống hiến.
Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy nhân viên làm việc hết mình và nỗ lực cống hiến cho công ty, trong đó có quá trình thăng tiến, phát triển cá nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Hiệu suất công việc tốt hơn, người quản lý vui hơn và nhân viên có động lực cống hiến nhiều hơn nếu có những yếu tố đi kèm chiếc “máy chấm công”.
Ngoài cách tính lương bằng máy đếm giờ, quản lý có thể ghi nhận những thành tích, sự cố gắng trong quá trình làm việc của nhân viên.
Từ đó, họ cảm thấy được công nhận, công việc của mình có giá trị với công ty và có động lực để cống hiến nhiều hơn… bằng việc làm thêm giờ hoặc làm nhiều hơn những gì được giao.
Tuy nhiên, mỗi người đều có những mục tiêu khác nhau trong công việc và cuộc sống.
Vì vậy, quỹ thời gian và thứ tự ưu tiên của mỗi người cũng sẽ khác nhau.
Người quản lý cũng không thể yêu cầu hoặc mong đợi tất cả nhân viên đều hết lòng vì công ty bằng cách giảm bớt thời gian dành cho gia đình hoặc cuộc sống cá nhân.

Câu chuyện máy chấm công, hiệu suất hay văn hóa doanh nghiệp

Nguyên nhân và giải pháp tốt hơn cho vấn đề nhân sự có lẽ vẫn đến từ những nguyên nhân rất…con người.

Chia sẻ về giải pháp cho vấn đề này, một quản lý tại tập đoàn khác chia sẻ cần “Lắng nghe nhân viên trước hoặc có những khảo sát về hành vi, tâm lý của nhân viên. Từ đó bạn sẽ biết nên cần thay đổi chỗ nào, thậm chí chả cần phải gắn cái máy chấm công!”
Như vậy, chỉ nên đặt chiếc “máy chấm công” vào đúng nhiệm vụ là xác nhận thời gian làm việc của nhân viên.
Cần đặt lại vấn đề đây có phải là việc quản lý thời gian, quản lý hiệu suất hay quản lý nhân sự.

Nhân viên cần có kế hoạch học tập, phát triển kỹ năng để tăng hiệu suất làm việc. Nhân viên cần có kế hoạch học tập, phát triển kỹ năng để tăng hiệu suất làm việc.

Ở khía cạnh hiệu suất công việc, để có thể vừa hoàn thành công việc hiệu quả, vượt mong đợi của cấp trên mà không phải “cắm rễ” ở văn phòng hoặc liên tục tăng ca, nhân viên cần có kế hoạch học tập, phát triển kỹ năng để tăng hiệu suất làm việc.

Ở vai trò của người quản lý, việc tìm kiếm giải pháp làm việc tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả là điều đáng để suy nghĩ.

Ngoài ra, theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), công ty tạo ra nhiều giá trị hơn từ 50-90% khi biết cách quản trị các “tài sản vô hình”.

Trong đó, các công ty có đội ngũ nhân sự gắn kết cao đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các công ty có tỷ lệ gắn kết thấp.

Sự gắn bó hoặc cảm thấy công ty là ngôi nhà thứ 2 để có thể “cho đi” nhiều hơn cần đến việc xây dựng và hình thành những thói quen, hoạt động gắn kết.
Điển hình, vào năm 2015, tổ chức Dale Carnegie tiên phong định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững dựa vào chiến lược “Gắn kết đội ngũ”.
Thế Giới Di Động cũng là doanh nghiệp có những chính sách hoạt động gắn kết cụ thể.

“Quan trọng nhất chính là tính “chân thật” của các hoạt động này – làm vì hiệu quả thực tế, không làm theo hình thức”. Chị Nguyễn Trịnh Khánh Trinh, CEO của Dale Carnegie chia sẻ về kết quả của Thế Giới Di Động.

Kết quả bất ngờ là Thế Giới Di Động công bố hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận.

Khi bạn có sự kết nối và những mối quan hệ gắn bó tại nơi làm việc, có thể chia sẻ công việc cũng như cuộc sống, bạn sẽ không cố “thoát” thật nhanh khỏi văn phòng.

Khi bạn có sự kết nối và những mối quan hệ gắn bó tại nơi làm việc, có thể chia sẻ công việc cũng như cuộc sống, bạn sẽ không cố “thoát” thật nhanh khỏi văn phòng. Khi bạn có sự kết nối và những mối quan hệ gắn bó tại nơi làm việc, có thể chia sẻ công việc cũng như cuộc sống, bạn sẽ không cố “thoát” thật nhanh khỏi văn phòng.

Tú Khuyên - Trends Việt Nam