Theo bác học thiên tài Albert Einstein:

“Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng nhỏ. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng lớn”.

Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau: Hạ thấp cái tôi xuống, bạn sẽ thành công và hạnh phúc!
Cái tôi và sự hiểu biết tỉ lệ nghịch với nhau: Hạ thấp cái tôi xuống, bạn sẽ thành công và hạnh phúc!

Về mặt tích cực, thì cái tôi đã giúp con người tìm ra những lẽ sống cho bản thân, khiến con người sẽ không trở nên hoang mang trước những mục tiêu lớn của cuộc đời.

Đó chính là lý do để con người ta tồn tại.

Tuy nhiên, việc có cái tôi quá lớn đôi khi sẽ khiến chúng ta gặp những phiền phức trong cuộc sống.

Cái tôi trong kinh doanh như dao hai lưỡi khiến nhiều công ty ngày nay bị “thương mại hóa”.

Tình trạng “thương mại hóa” ở nhiều công ty hiện nay - Vấn đề lớn cần phải giải quyết

Nghiên cứu của Deloitte cho thấy các công ty không có mục tiêu dài hạn thường có xu hướng tập trung nhiều hơn vào kết quả (69%) và lợi nhuận ngắn hạn (52%).

Công ty chỉ chú trọng vào lợi nhuận.
Công ty chỉ chú trọng vào lợi nhuận.

Trong khi đó, nghiên cứu kết hợp giữa Đại học Columbia và Đại học Duke (Mỹ) cũng cho thấy rằng việc tập trung vào các con số hơn con người có thể khuyến khích các hành động xấu.

Giám đốc kinh doanh là ví dụ điển hình cho chúng ta thấy rõ sự liên kết của doanh thu và văn hóa công ty.

Đây là vị trí có chức trách cao trong bộ phận kinh doanh.

Áp lực để đạt được chỉ tiêu doanh thu là điều không thể tránh khỏi.

Đương nhiên, những sự áp lực đó sẽ làm ảnh hưởng đến các thành viên kinh doanh khác.

Nhiều sự cạnh tranh hình thành trong kinh doanh, một số cạnh tranh không được lành mạnh.

Dùng bất kì thủ đoạn để cạnh tranh trong kinh doanh.
Dùng bất kì thủ đoạn để cạnh tranh trong kinh doanh.

Nghiên cứu của Boyce, Gillespie và cộng sự được công bố vào năm 2015 trên "Tạp chí hành vi tổ chức" đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa văn hóa và hiệu suất.

Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu từ 95 đại lý ô tô nhượng quyền trong 6 năm và tập trung vào các tương tác "văn hóa - hiệu suất" theo chiều dọc để xác định đại lý nào có ưu tiên nhân quả.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng "một nền văn hóa tích cực làm tăng hiệu suất, nhưng chỉ riêng hiệu suất không tạo ra một nền văn hóa tích cực".

Tuy nhiên, nhiều công ty hiện nay ưu tiên năng suất làm việc hơn văn hóa công ty.

Đặc biệt, trong lĩnh vực bán hàng, công ty ít khi chú trọng nhiều vào văn hóa.

Cụ thể hơn, họ theo đuổi mục tiêu công ty hay nhóm sẽ đạt được doanh thu như dự đoán.

Thực tế, theo khảo sát của chị Daisy Hoang - Phó Giám đốc Kinh doanh của startup công nghệ Katalon.

null
Khảo sát của chị Daisy Hoang - Phó Giám đốc Kinh doanh của startup công nghệ Katalon.
Cứ 1 trong 4 người chỉ muốn làm trong lĩnh vực bán hàng trong 36 tháng.

Kinh doanh và doanh thu rất khó có thể thấy sự tư duy lâu dài.

Chính vì vậy, công ty có vấn đề với việc duy trì một văn hóa làm việc hiệu quả và đúng đắn trong lĩnh vực bán hàng.

Với vai trò là một nhà lãnh đạo, bạn nên chủ động xác định điều bạn muốn phát triển trong văn hóa kinh doanh bằng việc hiểu tính cách của nhân viên kinh doanh.

Tuy nhiên không phải ai cũng hợp để làm nhân viên kinh doanh.

Ngày nay, có hàng tỷ người làm trong lĩnh vực bán hàng.

Theo nghiên cứu, có 5 hồ sơ phân loại các nhân viên bán hàng theo kỹ năng và hành vi.

5 xu hướng của nhân viên bán hàng được xếp hạng từ ít đến hiệu quả nhất

null
5 kiểu nhân viên bán hàng.

1. Người xây dựng mối quan hệ

Họ là người xây dựng mối quan hệ dựa trên sự ủng hộ của khách hàng.

Họ tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp mạnh mẽ trong toàn bộ tổ chức khách hàng.
Họ tập trung vào việc phát triển các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp mạnh mẽ trong toàn bộ tổ chức khách hàng.

Những người bán hàng này rất hào phóng với thời gian của họ.

Người xây dựng mối quan hệ sẵn sàng dành thời gian để giải quyết thắc mắc của khách hàng.
Người xây dựng mối quan hệ sẵn sàng dành thời gian để giải quyết thắc mắc của khách hàng.
Họ làm mọi thứ có thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và làm việc siêng năng để giải quyết mọi căng thẳng phát sinh trong mối quan hệ thương mại.

Đây là nhóm người phổ biến trong lĩnh vực bán hàng hiện nay.

Tuy nhiên xu hướng này lại kém hiệu quả nhất.

2. Người giải quyết các vấn đề phát sinh

Họ là người được công ty tin tưởng để đảm bảo các vấn đề đã được giải quyết theo quan điểm của khách hàng.

Họ luôn đảm bảo các vấn đề đều được giải quyết.
Họ luôn đảm bảo các vấn đề đều được giải quyết.

Họ tập trung theo dõi quá trình sau khi bán để đảm bảo các vấn đề dịch vụ được giải quyết nhanh chóng và kỹ lưỡng.

3. Người làm việc chăm chỉ

Nhóm người làm việc chăm chỉ là những thành viên đến công ty sớm và luôn ở lại muộn.

Thực tế, họ có thể đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn so với bất kỳ ai trong nhóm.

Họ có thể thực hiện nhiều cuộc gọi.
Họ có thể thực hiện nhiều cuộc gọi.
null
Họ có thể gặp gỡ nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Họ luôn từ tạo động lực cho bản thân.

Đồng thời, nhân viên chăm chỉ luôn tiếp nhận những góp ý để tiếp tục phát triển bản thân.

4. Người kinh doanh đơn lẻ, độc lập

Nhóm người này rất tự tin vào khả năng của bản thân.

Họ phá vỡ các quy tắc và làm mọi thứ theo cách của họ.
Họ phá vỡ các quy tắc và làm mọi thứ theo cách của họ.

Thực tế, đây là nhóm người ít phổ biến trong số tất cả nhân viên bán hàng.

5. Người thách thức

Những người thách thức sử dụng sự hiểu biết sâu sắc về công việc của khách hàng để thách thức suy nghĩ của họ và duy trì quyền kiểm soát cuộc trò chuyện.

Họ không ngại bày tỏ quan điểm gây tranh cãi và quyết đoán với mọi người mà họ giao tiếp.

Họ là người thách thức suy nghĩ khách hàng và kiểm soát cuộc trò chuyện.
Họ là người thách thức suy nghĩ khách hàng và kiểm soát cuộc trò chuyện.

Trên thực tế, 40% doanh số bán hàng chủ yếu sử dụng phong cách thách thức.

Thay vì một trong bốn phong cách bán hàng trên.

Chỉ có 7% doanh số bán hàng thực hiện bởi nhóm đối tượng đầu tiên: Xây dựng mối quan hệ.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhóm người bán hàng bằng cách xây dựng mối quan hệ hoặc nhóm người chăm chỉ chiếm ưu thế nhất.

Đây là hai nhóm người, khi kết hợp lại sẽ không thể phát triển nguồn lực mạnh mẽ.

Chúng ta cần có phương pháp để giải quyết những vấn đề trong môi trường làm việc nhiều mâu thuẫn.

null
Để giải quyết mâu thuẫn cần có sự kết hợp của lòng tự tôn thấp và sự hợp tác.

Tại sao lòng tự tôn cao lại nguy hiểm trong ngành bán hàng?

Quan điểm sai lầm khi bán hàng:

Chính là phải tự tin và kiêu ngạo mới thành công trong ngành bán hàng.
Quan điểm sai lầm: Tự tin & Kiêu ngạo mới thành công trong bán hàng.
Quan điểm sai lầm: Tự tin & Kiêu ngạo mới thành công trong bán hàng.

Lòng tự tôn có thể gây nguy hiểm theo 2 cách

Đối với khách hàng

Lòng tự tôn cao có xu hướng dẫn bạn vào tình huống:

Bạn nghĩ rằng bạn hiểu rõ vấn đề của khách hàng hơn họ.
Bạn không cố gắng lắng nghe người khác.
Họ không cố gắng lắng nghe.
Họ không cố gắng lắng nghe.

Mặc dù, việc đồng cảm với ai đó là một hành vi tốt.

Trong nội bộ công ty

Cái tôi cao đồng nghĩa với khả năng có thể đào tạo thấp.

Thực sự khó để đào tạo một người biết mọi thứ và họ luôn xem bản thân mình là giỏi nhất.

Đồng thời họ có xu hướng đổ lỗi cho người khác khi mọi chuyện không theo ý muốn.

Họ luôn đổ lỗi cho người khác.
Họ luôn đổ lỗi cho người khác.

Trong trường hợp họ là người sai, họ sẽ có xu hướng không làm các nhiệm vụ được giao cho.

Lúc đó, họ sẽ bảo rằng đó không phải là việc của họ.

Họ chối bỏ công nhiệm vụ được giao.
Họ chối bỏ công nhiệm vụ được giao.

Nghiêm trọng hơn, khi những người kinh doanh độc lập cộng tác với các thành viên trong nhóm có cái tôi cao.

Họ có xu hướng làm việc theo luật riêng của họ.

Thậm chí có thể dẫn đến những quyết định không theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Do đó, các nhà tuyển dụng cần tìm sự khiêm tốn của nhân sự.

Làm thế nào nhà tuyển dụng tìm kiếm được sự khiêm tốn ở nhân sự?

Với vai trò một nhà tuyển dụng, bạn có thể đặt câu hỏi để khai phá sự khiêm tốn trong buổi phỏng vấn.

Tìm sự khiêm tốn của nhân sự qua câu hỏi

Bạn có thể chất vấn sự khiêm tốn ngay từ buổi phỏng vấn.
Bạn có thể chất vấn sự khiêm tốn ngay từ buổi phỏng vấn.

Câu hỏi bạn có thể sử dụng trong thời gian phỏng vấn:

Sự thành công của bạn có được là nhờ vào ai?

Từ đó, bạn sẽ hiểu được ai là người mà ứng viên học hỏi được trong sự nghiệp của họ.

Tìm sự khiêm tốn bằng cách nhập vai

Phương pháp nhập vai này được cựu CEO của Hotspot sử dụng để hiểu hơn về văn hóa khiêm tốn.

Cựu CEO Hotspot - Mark Britt.
Cựu CEO Hotspot - Mark Britt.

Đầu tiên, yêu cầu ứng viên thuyết phục anh ấy về ý tưởng của họ.

Họ phải tự xem và đánh giá bài thuyết trình của mình và hiểu ra họ cần phải cải thiện điểm nào.
Ứng viên tự đánh giá và tìm ra điểm còn thiếu sót trong bài thuyết trình của mình.
Ứng viên tự đánh giá và tìm ra điểm còn thiếu sót trong bài thuyết trình của mình.

Với tư cách là người phỏng vấn, họ sẽ đưa ra phản hồi về bài thuyết trình và đánh giá khả năng của ứng viên.

Ứng viên tiếp thu những phản hồi đó và đưa ra bài thuyết trình thứ hai.

Do đó, người phỏng vấn sẽ cảm thấy dễ tiếp cận ứng viên hơn.

Nếu chỉ tuyển dụng những người có cái tôi thấp thì rất khó.

Bởi vì sẽ luôn có những người A,B,C trong nhóm ứng viên.

Nhà tuyển dụng phải duy trì nền văn hóa phù hợp để loại bỏ những người gọi là “Những siêu sao độc hại”

Họ là những người làm việc năng suất rất cao.

Song, họ không phù hợp với văn hóa công ty.

Họ không biết cách hòa nhập với các đồng nghiệp khác.

Họ không biết cách hòa nhập với đồng nghiệp.
Họ không biết cách hòa nhập với đồng nghiệp.

CEO của Netflix có câu nói nổi tiếng:

Ông chủ Netflix - Reed Hastings.
Ông chủ Netflix - Reed Hastings.
Câu nói nổi tiếng của CEO Netflix.
Câu nói nổi tiếng của CEO Netflix.
“Đừng cố gắng chịu đựng những gã tồi xuất sắc. Khi đó, cái giá của việc làm nhóm là rất cao”.

“Những gã tồi” là người rất giỏi với công việc được giao nhưng thái độ của họ rất kỳ quặc.

Nhà tuyển dụng cần lên kế hoạch loại trừ những thành viên như vậy khi thời cơ đến.

Mặt khác, sự hợp tác trong nhóm hoạt động mang lại hiệu quả cao trong làm việc

Các chiến thuật để xây dựng sự cộng tác

Chọn công cụ cộng tác phù hợp

Có nhiều công cụ trên thị trường hiện nay cho phép mọi người giao tiếp.

Giao tiếp bằng lời nói.
Giao tiếp bằng lời nói.
GapoWork - một nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp, nhằm cải thiện sự kết nối giữa nhân viên trong tổ chức thông qua các tính năng phục vụ giao tiếp và tương tác.
GapoWork - một nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp, nhằm cải thiện sự kết nối giữa nhân viên trong tổ chức thông qua các tính năng phục vụ giao tiếp và tương tác.

Trong một số trường hợp phát sinh vấn đề trong bán hàng mà bản thân không giải quyết được.

Lúc này bạn cần hợp tác với thành viên trong nhóm để giải quyết.

Hợp tác giải quyết vấn đề

Khi phát sinh vấn đề mà bản thân hay trưởng phòng không giải quyết được.

Đây là lúc cả nhóm tập hợp lại và từng cá nhân đề xuất giải pháp của riêng họ theo cách sáng tạo nhất.

Điều đó để tạo lợi thế cho nhóm bạn.

Sum Up:

1. 5 xu hướng nhân viên bán hàng

Người xây dựng mối quan hệ - Nhóm làm việc ít hiệu quả nhất.

Người giải quyết các vấn đề phát sinh.

Người làm việc chăm chỉ.

Người kinh doanh đơn lẻ, độc lập.

Người thách thức - 40% doanh số bán hàng sử dụng phong cách này.

2. Lòng tự tôn nguy hiểm trong ngành bán hàng

Đối với khách hàng: Bạn nghĩ rằng bạn hiểu rõ vấn đề của khách hàng hơn họ.

Trong nội bộ công ty: Bạn coi mình là người giỏi nhất.

Nhà tuyển dụng tìm kiếm sự khiêm tốn của nhân sự qua đâu?

Đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn.

Yêu cầu ứng viên thuyết phục người phỏng vấn.

Duy trì nền văn hóa để loại bỏ “những gã tồi”.

3. Các chiến thuật để xây dựng sự cộng tác

Chọn công cụ cộng tác phù hợp.

Hợp tác đưa ra phương án giải quyết.