Thông tin được giáo sư David Reibstein - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, công bố ngày 11/11, tại hội thảo “Marketing địa điểm và xây dựng thương hiệu cho điểm đến hướng tới phát triển bền vững”.

Kết quả bảng xếp hạng thương hiệu "Những quốc gia tốt nhất trên thế giới" năm 2022 cho thấy Việt Nam xếp vị trí số 47 tổng số 195 quốc gia được nghiên cứu.

Việt Nam được xếp hạng thứ 47, người Việt tự xếp thứ 15

Bảng xếp hạng thương hiệu “Những quốc gia tốt nhất trên thế giới” được giáo sư David Reibstein khởi xướng từ năm 2016 và được duy trì hàng năm với 78 tiêu chí.

Các tiêu chí được chia thành 10 nhóm gồm:

Sự nhạy bén, tinh thần khởi sự kinh doanh, chất lượng cuộc sống, sự khác biệt, mục tiêu xã hội, môi trường cởi mở, quyền lực, ảnh hưởng văn hóa, tính phiêu lưu mạo hiểm và di sản.
null
Giáo sư David trao đổi với các đại biểu tham gia hội thảo.

Nghiên cứu năm 2022 được thu thập từ 17.000 người trên thế giới, Việt Nam xếp vị trí tổng thể thứ 47.

Nước ta nhận được những đánh gia cao từ những Quốc gia như:

New Zealand, Austrailia và Nhật Bản.

So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là có bề dày văn hóa lịch sử, đồ ăn ngon, giá cả phải chăng, có lực lượng quân sự hùng mạnh, chi phí sản xuất thấp.
null
Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo học giả, các nhà nghiên cứu về thương hiệu quốc gia.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi chỉ tính người Việt Nam tự đánh giá về chính quốc gia của mình thì thương hiệu quốc gia Việt Nam xếp hạng thứ 15.

Giáo sư David chia sẻ:

“Điều đó thể hiện có thể những người khác trên thế giới có thể chưa hiểu về Việt Nam và có thể do Việt Nam truyền thông chưa tốt để thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn.”

Một trong các giải pháp Giáo sư David Reibstein gợi ý cho Việt Nam là cần tăng cường truyền thông để cộng đồng quốc tế biết đến những thay đổi tích cực của đất nước.

Cần có sản phẩm mà thương hiệu của sản phẩm đó gắn liền với hình ảnh của một Quốc gia cùng với việc Chính phủ đóng vai trò rất lớn trong phát triển thương hiệu của một Quốc gia.

Thương hiệu điểm đến – nguồn lực kinh tế

Khẳng định thương hiệu là nhận thức, nhận định của cá nhân về một sản phẩm, một quốc gia và vì thế có thể đúng hoặc sai.

Giáo sư David cho rằng mục tiêu của dự án là giúp người dân và các nhà lãnh đạo quốc gia hiểu được quốc gia của họ được nhìn nhận như thế nào trên toàn cầu.

“Điểm đến cũng có thương hiệu, và dù chúng ta có thích hay không thích thì nó vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước, và vì thế chúng ta phải làm gì đó để cải thiện.”
null
Sở hữu những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp là một lợi thế về du lịch cho Việt Nam.

Ngoài ra, một Quốc gia hay một tỉnh, thành phố, một điểm đến khi nâng thương hiệu sẽ có tác động đến du lịch, ngoại thương, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vì thế các quốc gia cần quan tâm đến thương hiệu nước mình không chỉ vì cái tôi của Quốc gia đó mà còn vì nó có tác động thực sự về mặt kinh tế.

null
Nâng cao thương hiệu điểm đến mang đến tác động trực tiếp đến kinh tế Quốc gia.

Mặt khác, giáo sư David và VinUni đang dự kiến triển khai dự án nghiên cứu về đánh giá của thế giới về Việt Nam với chủ đề “Thương hiệu thành phố”.

Chia sẻ về điểm khác biệt của dự án, giáo sư David cho hay:

“Các dự án trước đây của ông chỉ làm nghiên cứu tập trung vào nhận thức về các quốc gia, còn dự án này sẽ tập trung vào các thành phố và khu vực tại Việt Nam.”

Vai trò của giáo dục trong việc nâng cao uy tín thương hiệu của đất nước

Giáo sư David Reibstein nói và cho rằng các trường Đại học Việt Nam cũng cần quốc tế hóa cộng đồng sinh viên.

“Khi sinh viên đến học và có một trải nghiệm tốt, ra trường có được công việc tốt, thì chính các bạn là đại sứ hình ảnh và thúc đẩy hình ảnh, uy tín.”

Việc bảo đảm chất lượng, tạo trải nghiệm tốt cho người học, cũng là giúp nâng cao uy tín của chính trường Đại học, của giáo dục Việt Nam và hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

null
Thu hút các sinh viên Quốc tế đến học tại Việt Nam cũng là cách nâng cao hình ảnh đất nước.

Cũng trong hội thảo, đại diện VinUni cho biết:

Trường Đại học đã, đang và sẽ tiếp tục mời những diễn giả nổi tiếng trên thế giới tham gia các hội thảo, buổi nói chuyện, nhằm trao đổi, thảo luận.

Qua đó, chúng ta sẽ có thêm nhiều kiến thức về các phương pháp để Việt Nam trở thành điểm đến của đầu tư du lịch, giáo dục, sống làm việc và học tập.

Đưa văn hóa - ẩm thực Việt Nam trở thành thương hiệu Quốc gia

Việt Nam có hơn 3000 món ăn, lọc ra những món tinh túy nhất thì ngoài phở còn vài chục món khác như:

Nem, bánh cuốn hay bánh mì.

Năm 2011, trong 50 món ngon thế giới do Đài CNN bình chọn có 3 món là phở, gỏi cuốn, chả giò của Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam đa dạng và đặc sắc không thua kém những kinh đô ẩm thực thế giới như:

Thái Lan, Trung Quốc hay Pháp….

null
Món phở đã đưa tên tuổi Việt Nam xuất hiện trên bảng đồ ẩm thực Thế giới.

Hơn thế, ẩm thực Việt còn chính phục thực khách khắp nơi trên thế giới bởi sự tinh tế, hài hòa dinh dưỡng, có lợi cho sưc khỏe.

Giấc mơ trở thành bếp ăn của thế giới có trở thành hiện thực hay không, có lẽ chỉ còn phụ thuộc vào quyết tâm của chúng ta.

null
Ẩm thực vùng miền ở Việt Nam cũng rất phong phú, đa dạng.
Giai đoạn 2024, Việt Nam sẽ triển khai chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành bản đồ ẩm thực Việt Nam, hướng đến xây dựng bảo tàng ẩm thực Việt Nam theo định hướng thực tế ảo 3D.

Cùng với đó là bảo tàng ẩm thực thực tế phục vụ du khách tham quan, thưởng thức món ăn đặc trưng của các vùng miền trên cả nước.

Lời kết

Bài chia sẻ được trình bày trong khuôn khổ hội thảo của Giáo sư David Reibstein, đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tiềm năng nâng hạng thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

Tuy vẫn còn rất nhiều thách thức sau đại dịch COVID-19, nhưng dựa vào các tiêu chí đánh giá, nước ta hoàn toàn có thể tự tin vào một vị thế tốt hơn trên bảng xếp hạng thế giới.