Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

null

Trong năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh COVID-19.

null

Những lạc quan về triển vọng thu hút vốn đầu tư

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng cao nhất từ đầu năm.

Tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng hơn 1 điểm phần trăm so với 5 tháng.

null

Các số liệu trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

null

Đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022.

Trong đó phải kể đến 4 quốc gia dẫn đầu về đầu tư FDI tại Việt Nam gồm:

1. Singapore

Trong 6 tháng đầu năm, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư tại Việt Nam trên 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 3/2022, các nhà đầu tư Singapore có 2.866 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng thứ 1/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

null

Công nghiệp chế biến, hoạt động kinh doanh bất động sản được Singapore tập trung nhiều nhất.

Quy mô vốn bình quân một dự án của nhà đầu tư Singapore là 22,7 triệu USD. Singapore đang trải nguồn vốn đến hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam.

2. Hàn Quốc

Vị trí thứ hai là Hàn Quốc chiếm 19% tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

Hàn Quốc đang ngày càng trở thành đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam.

Vào năm 2021, quy mô đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam đứng thứ nhất, đạt mức 74,7 tỷ USD.

Hàn Quốc cũng đứng thứ nhất về tổng vốn đầu tư mới năm 2021.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, vị trí thứ nhất này đã được nhường lại cho Singapore.

null

Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin truyền thông; kinh doanh bất động sản.

Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh là những nơi thu hút nhiều FDI Hàn Quốc nhất trong 6 tháng đầu năm nay.

3. Đan Mạch

Trong quý I năm 2022, với việc hai dự án mới được cấp phép, trong đó có dự án Lego với quy mô hơn 1 tỷ USD, Đan Mạch đã vươn lên thứ 22 và là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam trong năm 2022.

null

Hiện nay, các doanh nghiệp Đan Mạch đang rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh như:

Năng lượng tái tạo, nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

Dự kiến Pandora của Đan Mạch sẽ đầu tư 100 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm và tạo ra việc làm cho hơn 6.000 người.

4. Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục rót tiền đầu tư vào Việt Nam.

Trung Quốc xếp thứ 4 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn lên tới 2.921 triệu USD và 204 dự án cấp mới.

Tính đến 20/3/2022, số vốn Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đạt 21.964 triệu USD với tổng 3.372 dự án.

null

FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam.

Thay đổi giúp Việt Nam tiếp tục là địa điểm hấp dẫn nguồn vốn FDI

Trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế.

Do đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt.

null

Nhận định được những khó khăn đó, Việt Nam đã có những Chủ trương và chính sách giúp Việt Nam tăng thêm uy tín trên thị trường thương mại thế giới, từ đó mở ra nhiều cơ hội đón nhận những con sóng đầu tư từ các doanh nghiệp FDI.

Đầu tiên trong năm 2022, cùng với việc triển khai thực thi CPTPP và EVFTA, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thực hiện một số FTA thế hệ mới khác.

Nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã tích lũy được kinh nghiệm trong thương mại với những đối tác của FTA thế hệ mới, nên đã chuẩn bị điều kiện để mở rộng quan hệ song phương trong bối cảnh bình thường mới.

null
Nhiều doanh nghiệp đã nhập cuộc EVFTA.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, như:

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đầu tư hứa hẹn những dòng vốn đầu tư FDI vào nước ta trong tương lai ngày càng lớn hơn.

Hơn thế nữa, quyết tâm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó có việc vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, cũng sẽ giúp Việt Nam “tăng điểm” trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài.