Xu hướng du lịch âm nhạc là gì ?
Du lịch âm nhạc (Music Tourism) là một nhóm phụ của danh mục du lịch cao cấp có tên là Du lịch văn hóa.
Nói cách khác, đó là một loại hình kết hợp giữa du lịch và âm nhạc.
Với trọng tâm là thưởng thức âm nhạc ở một không gian du lịch ngoài trời, cùng với nhiều hoạt động vui chơi sôi động như cắm trại, trình diễn nghệ thuật, hội chợ ẩm thực, thời trang,…
Du lịch âm nhạc có thể bao gồm:
- Du lịch kết hợp với thưởng thức một buổi hòa nhạc trực tiếp của các ca nhạc sĩ, ban nhạc;
- Du lịch kết hợp với những buổi concert, lễ hội âm nhạc;
- Khám phá những sân khấu địa phương;
Các buổi biểu diễn gần đây thường được tổ chức ở những địa điểm nổi tiếng hay resort nghỉ dưỡng, thu hút lượng fan tới nghe nhạc, kết hợp du lịch.
Theo đó, du lịch và âm nhạc bổ sung cho nhau.
Khi một sự kiện âm nhạc được tổ chức, người hâm mộ của các nghệ sĩ từ nhiều nơi sẽ lên lịch trình tới địa điểm này để ủng hộ “Idol” của mình, đồng thời có kế hoạch du lịch, nghỉ dưỡng.
Nhờ đó, các dịch vụ khách sạn lưu trú, quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, vui chơi giải trí... cũng được biết đến nhiều hơn.
Có những khách du lịch đến địa điểm đó vì muốn nghe nghệ sĩ hát hoặc yêu thích không gian của sân khấu, và rồi tò mò về vùng đất này, tiếp tục quay lại để du lịch.
Đồng thời, cũng có nhiều du khách đang tìm kiếm một trải nghiệm văn hóa độc đáo và du lịch âm nhạc là một cách tuyệt vời để đạt được điều đó.
Tất cả những hành vi này đều mang lại lợi thế cho nền kinh tế của khu vực.
Du lịch âm nhạc - Thế giới và Việt Nam
Du lịch âm nhạc không phải là một xu hướng mới mẻ trên thế giới.
Nhiều thành phố trên thế giới hút khách nhờ loại hình Music Tourism gồm có:
New York, Las Vegas, Barcelona, Berlin, Havana, Milan, Vienna...
Mỗi lần tổ chức, hàng trăm nghìn người đổ về các địa điểm này, đặc biệt là với những lễ hội kéo dài nhiều ngày, độ phủ sóng cao.
Theo nhiều nghiên cứu, phong cách âm nhạc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định du lịch của thế hệ 8X, 9X và gen Z ở Mỹ và Anh.
Xu hướng này đã từng gắn bó với nhiều lễ hội âm nhạc hàng đầu như:
Tomorrowland, Electric Daisy Carnival, Coachella Valley Music and Arts Festival.
Du lịch âm nhạc cũng nổi bật ở Anh và Ấn Độ, thu hút một lượng khách du lịch lớn hằng năm.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có tổ chức những sự kiện âm nhạc lớn và xu hướng du lịch âm nhạc đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt là ở Đà Lạt.
1. Du lịch âm nhạc trên thế giới - Xu hướng không mới cùng những lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới
Những lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới thu hút lượt khách du lịch khủng hằng năm, có thể kể đến như:
- Tomorrowland - một trong những lễ hội âm nhạc điện tử hoành tráng nhất thế giới.
Lễ hội này đã trở thành một trong những liên hoan âm nhạc lớn và nổi tiếng nhất thế giới với lượng người tham gia lên tới hàng trăm nghìn người, lượng vé bán ra thường hết sạch chỉ sau vài phút.
- Electric Daisy Carnival (EDC) là chuỗi các lễ hội với biểu tượng chủ đạo là chú cú khổng lồ đầy màu sắc.
Trải qua những năm tổ chức, sự kiện từ tổ chức trong 1 ngày đã mở rộng lên kéo dành thành 2, 3 ngày (thu hút hàng trăm nghìn người tham gia mỗi ngày).
- Coachella (Coachella Valley Music and Arts Festival) tổ chức thường niên vào tháng 4 mỗi năm tại vùng đất đa văn hóa California.
Năm 2017, festival này chào đón 250.000 người, đạt lợi nhuận 114,6 triệu USD.
- Nhóm nhạc BTS cùng xu hướng âm nhạc K-pop cũng từng tạo nên một xu hướng du lịch âm nhạc theo chân các buổi concert do nhóm nhạc tổ chức ở nhiều thành phố trên khắp thế giới.
2. Music tourism ở Anh - Đại nhạc hội Glastonbury là biểu tượng của thế giới
Báo cáo của UK Music nhận định các ban nhạc trình diễn ở sân khấu tự do và những buổi trình diễn âm nhạc diễn ra khắp nước Anh không chỉ tạo niềm vui mà còn làm giàu cho nền kinh tế địa phương một cách hiệu quả.
Từ khi xuất hiện vào năm 1970, tiếng tăm của đại nhạc hội Glastonbury đã nhanh chóng vượt khỏi biên giới nước Anh để trở thành lễ hội âm nhạc nổi tiếng nhất thế giới và mang về cho nền kinh tế địa phương hàng triệu USD.
Đại nhạc hội Glastonbury đã trở thành biểu tượng của thế giới biểu diễn âm nhạc và đây là một trong những nguyên nhân giúp ngành du lịch quốc tế "bùng nổ" với dòng du khách không ngừng tỏa đến mọi miền ở Anh.
3. Music tourism ở Ấn Độ - Mang cơ hội cho du khách tìm hiểu văn hóa Ấn Độ
Ở Ấn Độ, lễ hội âm nhạc đã trở thành một cách đáng kinh ngạc để các nghệ sĩ độc lập thể hiện tiềm năng của họ.
Tuy nhiên, không chỉ vậy, nó còn tạo ra một sự gia tăng lớn đối với việc làm trong khu vực và lượng khách du lịch đặt chân đến.
Những lễ hội âm nhạc này không chỉ thu hút du khách Ấn Độ mà còn mang đến cho du khách nước ngoài cơ hội tìm kiếm âm nhạc, văn hóa và nghệ thuật Ấn Độ trong chính lãnh thổ nơi nó sinh sống.
Một ví dụ là Ragasthan, được đưa về Jaisalmer, Rajasthan.
Lễ hội cắm trại trên sa mạc này, được tổ chức tại cồn cát rộng lớn của sa mạc Thar, đang thu hút đám đông vì nó đảm bảo là sự kết hợp đa dạng của âm nhạc, văn hóa và các nghi lễ Ấn Độ.
Dhrupad Mela ở Varanasi là một ví dụ khác.
Lễ hội âm nhạc kéo dài 5 ngày hàng năm này công bố thể loại Dhrupad của âm nhạc cổ điển Hindustani và được tổ chức tại Tulsi Ghat của thành phố lịch sử này.
Các lễ hội âm nhạc nổi bật khác đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng là:
NH7 Weekender, Sunburn, Hornbill, Ziro Festival và VH1 Supersonic.
4. Music tourism ở Thái Lan - Nằm trong kế hoạch phát triển du lịch năm 2022
Thái Lan dự kiến sẽ phục vụ hơn 9 triệu khách du lịch quốc tế trong năm nay.
Quảng cáo trên truyền hình thể hiện một hướng đi mới trong việc tiếp thị Thái Lan ra thế giới, trong đó tập trung vào việc làm nổi bật các nền tảng quyền lực mềm 6F, 4M của đất nước, cụ thể là:
Ẩm thực, Phim ảnh, Thời trang, Lễ hội, Chiến đấu, Tình bạn, m nhạc, Bảo tàng, Thạc sĩ và Meta.
Trong đó, âm nhạc cũng là một lĩnh vực được đất nước này lưu ý.
5. Du lịch âm nhạc ở Việt Nam - Đầy tiềm năng phát triển
Tại Việt Nam, hình thức này cũng được nhiều người hưởng ứng trong vài năm gần đây.
Đặc biệt là sau dịch COVID-19, khi khách nội địa ít có cơ hội đi nước ngoài, các điểm đến trong nước sáng tạo, đưa ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc để hút khách.
Những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam đã và đang được thưởng thức các sự kiện âm nhạc điện tử hoành tráng, điển hình như:
- Fun Beach Festival (FBF), được biết đến là chuỗi lễ hội âm nhạc bãi biển đình đám tại Việt Nam, ra mắt vào đầu tháng 1 năm 2016;
- Passion Land - Lễ hội âm nhạc kết hợp thể thao cắm trại dã ngoại được tổ chức tại Đà Lạt, Tantraland – thương hiệu du lịch âm nhạc 18+ của BlueMAN ra đời 2017 dành cho các bạn trẻ miền Bắc.
Và gần đây là nhiều sân khấu biểu diễn như:
N.E.X Music Festival của Vinaphone, View, MB-connection, Countdown với sự góp mặt của DJ hàng đầu thế giới.
Quay lại hậu COVID-19, Đà Lạt là một trong những điểm đến thành công với loại hình này.
Trước đây, khi đến thành phố ngàn hoa, du khách thường chỉ check in sống ảo ở các quán cà phê hay thực hiện những chuyến foodtour.
Hiện nay, xu hướng "lên Đà Lạt nghe nhạc" trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Mỗi cuối tuần, lượng khách từ các thành phố lớn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng, kết hợp thưởng thức âm nhạc ngày càng nhiều.
Một phần lý do là nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, có lượng fan đông đảo, lựa chọn thành phố này để tổ chức liveshow, concert như:
Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà, Trung Quân Idol, Văn Mai Hương, Hòa Minzy…
Nhờ du lịch âm nhạc, nhiều dịch vụ khác ở Đà Lạt cũng được hưởng lợi như hàng ăn vỉa hè, khách sạn gần nơi biểu diễn.
Ở phía Bắc, Music Tourism cũng có một số lựa chọn như Soul of the Forest ở Đại Lải hay Thung lũng ngân nga ở Yên Bái.
Khác với Đà Lạt, nơi các đêm nhạc được tổ chức ở quán cà phê, tổ hợp vui chơi, đường đi dễ dàng, hai show này tổ chức ở các resort xa trung tâm.
Du khách không có nhiều lựa chọn vui chơi giải trí mà thường chỉ tới đây nghe nhạc, kết hợp nghỉ dưỡng.
Loại hình này cũng đang xuất hiện ở Huế, Đà Nẵng và Sapa, Quảng Ninh, tạo nên sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách.
Lời kết
Du lịch âm nhạc ngày càng phổ biến, mang lại trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch và nâng cao đời sống tinh thần của con người hiện đại.