Có muôn vàn lý do để đi du lịch như: 

- Nhóm xu hướng tận hưởng: “Check-in sống ảo”, để mua sắm hàng cao cấp, thưởng thức âm nhạc.
- Nhóm hình thành hậu COVID-19: Du lịch để “thở”, để ngủ.
- Nhóm du lịch với lý do “khó hiểu": Du lịch để chia tay, để ngắm cảnh, du lịch một mình.

Nhóm những xu hướng tận hưởng - Đang ngày càng phổ biến do nhu cầu tinh thần tăng cao

Nhu cầu tinh thần ngày càng được xem trọng trong thời đại hiện nay.

Từ đó, hình thành các trào lưu du lịch như:

Đi du lịch để “Check-in sống ảo”, để mua sắm hàng cao cấp, thưởng thức âm nhạc.

1. Đi du lịch để “check-in sống ảo” - Đừng để những bức ảnh là mục tiêu của chuyến du lịch

Mỗi ngày, người dùng Facebook tải lên mạng xã hội này khoảng 2 tỷ bức ảnh khác nhau. 

Nghiên cứu của Tổng cục Du lịch Singapore chỉ ra rằng chụp ảnh và sử dụng mạng xã hội là hai trong số những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng kỳ nghỉ của một người. 

Nói về tác động tích cực, những bài viết, bức ảnh về điểm đến trên các trang du lịch cũng dựa vào tiêu chí này để thu hút các bạn trẻ. 

Nhờ đó, một vài địa điểm tưởng chừng đã bị lãng quên lại trở nên nổi tiếng, được nhiều người tìm đến hơn.

”Check-in sống ảo" đang trở thành mục tiêu của nhiều người khi đi du lịch (Ảnh: Unsplash).
”Check-in sống ảo" đang trở thành mục tiêu của nhiều người khi đi du lịch (Ảnh: Unsplash).
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều điểm tiêu cực khi chúng ta đang dành quá nhiều thời gian, công sức để có một bức ảnh đẹp, thu hút trên mạng xã hội thay vì tận hưởng những trải nghiệm thực tế. 

Nghiên cứu cho thấy một gia đình Australia chụp trung bình 77 bức ảnh mỗi ngày trong các kỳ nghỉ. 

Trong hơn 1.000 người được khảo sát (tất cả đều là các bậc phụ huynh), hơn 2/3 thừa nhận đang sử dụng quá nhiều thời gian để chụp, chỉnh sửa và chia sẻ các bức ảnh lên mạng. 

Craig Makepeace, người thành lập trang du lịch Travel Blog nói với Huffington Post Australia: 

“Tôi nghĩ tất cả bắt nguồn từ việc chúng ta mất cân bằng. Mọi người vừa muốn chụp ảnh để lưu lại những kỷ niệm trong điện thoại, máy ảnh nhưng đồng thời cũng muốn sống trong khoảnh khắc hiện tại”. 

Nhiều ý kiến cho rằng nên tận hưởng những khoảnh khắc hiện tại thay vì dành quá nhiều thời gian trên điện thoại (Ảnh: Unsplash).
Nhiều ý kiến cho rằng nên tận hưởng những khoảnh khắc hiện tại thay vì dành quá nhiều thời gian trên điện thoại (Ảnh: Unsplash).

Vì không chỉ chụp ảnh, điện thoại thông minh khiến chúng ta sa đà vào việc chỉnh sửa ảnh hay kiểm tra tương tác của bạn bè với các bức ảnh mình chia sẻ lên mạng. 

Ngoài ra, một số vụ tai nạn như nữ sinh rơi xuống khe suối khi chụp ảnh... đã khiến nhiều du khách giật mình, vì từng để bản thân vào những tình huống nguy hiểm tương tự.

2. Đi du lịch để mua sắm hàng cao cấp - Độ giàu có thay đổi thú vui mua sắm và du lịch

Một nghiên cứu cho thấy 23% người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn du lịch nước ngoài để mua sắm hàng cao cấp ngay tại cửa hàng có thương hiệu lớn.

Theo Nielsen, độ giàu có thay đổi khiến người tiêu dùng Việt có khả năng mua sắm những sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế.

Nhiều chị em phụ nữ chọn đi du lịch chỉ để mua sắm, nhất là các thương hiệu ở các Mall lớn trên thế giới (Ảnh: Pexels).
Nhiều chị em phụ nữ chọn đi du lịch chỉ để mua sắm, nhất là các thương hiệu ở các Mall lớn trên thế giới (Ảnh: Pexels).

Bà Laura McCullough, Bộ phận Đo lường hiệu quả bán hàng và tiếp thị Nielsen nhận định:

"Sự thay đổi về mức độ giàu có của người tiêu dùng ở những nước đang phát triển giúp họ có khả năng mua sắm những sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế. 

Ngày càng nhiều người tiêu dùng ở những nước này chuyển sang chọn mua những mặt hàng cao cấp hay các dòng sản phẩm độc quyền".

3. Du lịch âm nhạc - Xu hướng không mới nhưng đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Du lịch âm nhạc (Music Tourism) là một loại hình kết hợp giữa du lịch và âm nhạc.

Với trọng tâm là thưởng thức âm nhạc ở một không gian du lịch ngoài trời, cùng với nhiều hoạt động vui chơi sôi động như cắm trại, trình diễn nghệ thuật, hội chợ ẩm thực, thời trang,…

Khi một sự kiện âm nhạc được tổ chức, người hâm mộ của các nghệ sĩ từ nhiều nơi sẽ lên lịch trình tới địa điểm này để ủng hộ “Idol” của mình, đồng thời có kế hoạch du lịch, nghỉ dưỡng.

Hình thức này đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu.

Tuy nhiên, gần đây lại trở thành trào lưu ở Việt Nam nhờ vào các sự kiện âm nhạc đang diễn ra ngày càng hoành tráng và nhiều hơn, cùng các sân khấu Live chất lượng của các ca sĩ trong nước.

Tận hưởng âm nhạc trong một khung cảnh lãng mạn đang là lý do của nhiều bạn trẻ đến với Đà Lạt (Ảnh: Lululola Coffee+).
Tận hưởng âm nhạc trong một khung cảnh lãng mạn đang là lý do của nhiều bạn trẻ đến với Đà Lạt (Ảnh: Lululola Coffee+).

Đọc thêm: Xu hướng Du lịch âm nhạc (Music Tourism).

​​Nhóm xu hướng du lịch hình thành hậu COVID-19 - Du lịch để thở và ngủ

Hậu COVID-19 hình thành những xu hướng mới, trong đó có 2 xu hướng nổi bật là:

Du lịch để học cách “thở”, để ngủ.

4. Du lịch để học cách... hít thở - Du lịch tâm lý

Du lịch tâm lý là những kỳ nghỉ thiên về thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho khách hàng. 

Điểm đến của những chuyến du lịch này là những nơi yên tĩnh, nhiều cây xanh hoặc vùng biển ít ồn ào. 

Đây là những vị trí thích hợp để huấn luyện viên có thể giúp du khách luyện khí công, thiền định ở mức nhẹ nhàng như những bài tập thể dục buổi sáng. 

Du lịch tâm lý mang cảm giác nhẹ nhàng, tịnh tâm cho du khách (Ảnh: Unsplash).
Du lịch tâm lý mang cảm giác nhẹ nhàng, tịnh tâm cho du khách (Ảnh: Unsplash).

Du khách còn có những cơ hội thư giãn khi đi bộ trong rừng hay chèo thuyền, leo núi, đi dạo bằng xe đạp, đi dạo ven biển, ngắm mặt trời lặn...

Bà Đặng Thủy Sinh, Cầu Giấy, Hà Nội nói: 

“Ngày thường tôi bộn bề công việc, nhưng khi tham gia tour du lịch tâm lý của Vietravel, được học qua về hành thiền, sơ thiền, ngoạ thiền, toạ thiền... những lúc căng thẳng đem ra áp dụng cũng thấy khá hiệu quả”.

Mỗi tuần, Vietravel có khoảng trên 100 du khách tham gia loại tour này. 

Đây là một trong số ít loại hình du lịch mới khởi đầu đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các du khách. 

Du lịch với lý do chăm sóc sức khỏe và cả tinh thần là một lựa chọn hữu ích (Ảnh: Pexels).
Du lịch với lý do chăm sóc sức khỏe và cả tinh thần là một lựa chọn hữu ích (Ảnh: Pexels).

Đến thời điểm này, du lịch tâm lý đã trở thành loại hình du lịch đứng đầu bảng về độ đông khách.

Đọc thêm: Xu hướng du lịch gắn liền với sức khỏe tăng trưởng mạnh mẽ hậu COVID-19.

5. Đi du lịch để ngủ - Xu hướng toàn cầu năm 2022

Khái niệm "Sleep Tourism" (du lịch ngủ) hướng tới những du khách chọn đi du lịch để được ngủ trong các nhà nghỉ, khách sạn. 

Hiện có từ 50 đến 70 triệu người Mỹ trưởng thành mắc các chứng rối loạn giấc ngủ, đa phần là mất ngủ. 

Đó là lý do tại sao du lịch ngủ trở thành một trong những xu hướng du lịch lớn nhất của năm 2022.

Đồng thời, đại dịch đóng vai trò rất lớn với xu hướng này.

Du lịch ngủ đang lên ngôi (Ảnh: Unsplash).
Du lịch ngủ đang lên ngôi (Ảnh: Unsplash).

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Giấc ngủ lâm sàng (Mỹ) hồi tháng 1/2021, cho thấy 40% trong số hơn 2.500 người tham gia khảo sát nói rằng:

Chất lượng giấc ngủ của họ bị giảm kể từ khi dịch bùng phát.

Nhà thôi miên, thiền định và trị liệu toàn diện Malminder Gill, đã hợp tác với Cadogan, một khách sạn ở London, để tạo ra các dịch vụ đặc biệt phục vụ khách gặp vấn đề về giấc ngủ mang tên Sleep Concierge. 

Dịch vụ này cung cấp các bản ghi âm thiền định dỗ giấc ngủ, danh sách các loại gối phù hợp với từng tư thế ngủ, tùy chọn chăn theo trọng lượng, trà giúp ngon giấc và xịt gối thơm, nhằm cung cấp cho du khách có một giấc ngủ chất lượng.

Liệu pháp hương thơm tự nhiên giúp khách dễ chìm vào giấc ngủ của một khách sạn (Ảnh: Courtesy of The Shelbourne).
Liệu pháp hương thơm tự nhiên giúp khách dễ chìm vào giấc ngủ của một khách sạn (Ảnh: Courtesy of The Shelbourne).

Daniela Moore, Giám đốc truyền thông của khách sạn Rocco Forte, giải thích: 

"Giấc ngủ rất quan trọng và chúng tôi nhận thấy xu hướng du lịch ngủ đang gia tăng. 

Do vậy chúng tôi muốn giới thiệu các phòng khách sạn như một nơi quan tâm đến giấc ngủ hàng đêm của bạn".

Nhóm lý do du lịch “khó hiểu” - Cũng đang dần trở thành xu hướng

Ngày nay, nhiều chuyến du lịch đã diễn ra và hình thành cả những xu hướng khá “khó hiểu" với lý do rất oái oăm, như:

Đi du lịch để chia tay, để ngắm cảnh, để trải nghiệm cảm giác tự do.

6. Đi du lịch để chia tay - Nghe vô lý nhưng cũng có điểm hợp lý

"Breakup Vacation" (đi du lịch để chia tay) xuất hiện cách đây vài năm, ám chỉ các cặp đôi cùng nhau thực hiện chuyến đi chơi cuối cùng vì muốn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ với người từng yêu.

Bỗng dưng năm nay nhận được sự quan tâm của người trẻ trên các nền tảng xã hội. 

Nhiều video nói về các chuyến đi với người yêu để chuẩn bị cho kế hoạch chia tay nhận nhiều sự quan tâm.

Như đoạn clip về chuyến đi của Piper với bạn trai chia sẻ hôm 26/9 thu hút hơn 4 triệu lượt xem. 

Thompson đã lập kế hoạch đi du lịch trước chia tay với bạn trai trong hai tuần tới ( Ảnh: Twitter tovahparpar).
Thompson đã lập kế hoạch đi du lịch trước chia tay với bạn trai trong hai tuần tới ( Ảnh: Twitter tovahparpar).

Piper Riley Thompson, 28 tuổi, ở Canada vừa cùng bạn trai thực hiện chuyến du lịch ngắn ngày. 

Nhưng khác các chuyến đi chơi trước, đây là lần cuối họ ở bên nhau vì cả hai đã quyết định kết thúc mối quan hệ này.

Trong các cảnh quay, Piper vẫn nắm tay bạn trai, cùng nhau đi dạo, ăn tối, nằm trên giường ngắm khung cảnh bên ngoài.

Nhiều cư dân mạng cho rằng đi chơi cùng người xác định sẽ chia tay là cơn ác mộng tồi tệ, mang đến sự khó xử cho cả đôi bên và che giấu ý muốn hàn gắn của một trong hai. 

Trào lưu đi du lịch để chia tay nhanh chóng tạo ra nhiều luồng tranh cãi trái chiều (Ảnh: Unsplash).
Trào lưu đi du lịch để chia tay nhanh chóng tạo ra nhiều luồng tranh cãi trái chiều (Ảnh: Unsplash).

Trong khi số người khác lại ca ngợi động thái này, họ coi đây là cách giải quyết trưởng thành, chu đáo, thay vì giữ sự ấm ức, căm thù người từng yêu trong lòng.

Còn với Piper, cô cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ trong một mối quan hệ, nhưng không phải lúc nào chúng cũng tồi tệ. 

Do vậy, cô muốn duy trì tình bạn và dành sự tôn trọng với người yêu cũ.

7. Du khách để được ngắm cảnh - Xu hướng du lịch bằng tàu hỏa

Thay vì lựa chọn máy bay, nhiều gia đình, nhất là giới trẻ lại thích thú ngồi trên những chuyến tàu để đến các địa danh yêu thích, ngắm cảnh núi non hùng vĩ trải dài đất nước.

Du lịch trên tàu hỏa đang trở thành xu hướng (Ảnh: Unsplash).
Du lịch trên tàu hỏa đang trở thành xu hướng (Ảnh: Unsplash).

Tối 8/7, khi cậu con trai cả kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, gia đình chị Nguyễn Thị Kim Oanh (ngụ Hà Nội) đã lên tàu SE1, bắt đầu chuyến du lịch xuyên Việt. 

Để chuẩn bị cho chuyến du lịch dài ngày, chị Oanh đã đắn đo lựa chọn phương tiện di chuyển và cuối cùng tất cả thành viên trong gia đình thống nhất đi du lịch bằng tàu hỏa.

Nhiều gia đình chọn du lịch bằng tàu hỏa để cân đối chi phí (Ảnh: Tuổi Trẻ).
Nhiều gia đình chọn du lịch bằng tàu hỏa để cân đối chi phí (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Ông Vũ Thanh Minh, Trưởng tàu SE1, cho biết:

Trong mùa hè năm nay lượng hành khách đi tàu hỏa tăng đột biến. 

Trung bình mỗi chuyến (một chiều) có khoảng 700-800 hành khách.

Vị trưởng tàu này lý giải thời gian qua ngành đường sắt đã có sự đầu tư mạnh mẽ nên chất lượng phục vụ hành khách ngày càng được nâng cao.

Tiện nghi cùng phong cảnh tuyệt đẹp khiến lý do này trở thành trào lưu trong giới trẻ (Ảnh @bac.robbie).
Tiện nghi cùng phong cảnh tuyệt đẹp khiến lý do này trở thành trào lưu trong giới trẻ (Ảnh @bac.robbie).

Hầu hết tàu đều có máy điều hòa, hệ thống giường, ghế ngồi đều đảm bảo chất lượng. 

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Giám đốc Ga Đà Nẵng, thông tin thêm từ cuối tháng 5 đến nay, trung bình mỗi ngày có trên 2.000 lượt khách đi tàu hỏa đến Đà Nẵng. 

8. Đi du lịch để trải nghiệm cảm giác tự do - Du lịch một mình

Đại dịch toàn cầu cũng đã tạo ra mối quan tâm mạnh mẽ hơn trong việc giúp mọi người nắm bắt các cơ hội để đi du lịch và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất. 

Những người chọn đi du lịch một mình cho biết các chuyến đi này không chỉ mang lại cho họ niềm vui mà còn là cách giúp họ tìm thấy ý nghĩa và mục đích sống. 

Thông thường, chúng ta hay đi du lịch khi có thời gian rảnh rỗi, lúc được nghỉ hưu, nhưng vẫn có không ít người đi du lịch để giải tỏa căng thẳng, khám phá thế giới bên ngoài. 

Đi du lịch một mình để tận hưởng cảm giác tự do (Ảnh: Unsplash).
Đi du lịch một mình để tận hưởng cảm giác tự do (Ảnh: Unsplash).

Cô Krysti Jaims (New Zealand), người đã đi du lịch một mình nhiều lần, cho biết: 

“Tôi nghĩ phụ nữ hiện tại thích đi du lịch một mình vì nó mang lại cảm giác tự do. 

Những lúc ấy, chúng ta không phải trông chờ hay dựa dẫm vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình”

Đọc thêm: Du lịch một mình có xu hướng tăng.

Lời kết

Có muôn vàn lý do cho những chuyến du lịch trong thời điểm hiện tại.

Đây cũng là gợi ý cho các doanh nghiệp về dịch vụ lữ hành và nhà hàng khách sạn để ngày càng phát triển đa dạng nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Dù bất cứ lý do gì, du lịch nên được xem là việc tận hưởng, mang lại khoảng thời gian ý nghĩa cho cuộc sống, không nên chạy theo trào lưu hay đi vì số lượng.

Để đặt các chương trình Tour, Du lịch của Vietravel tại Việt Nam và nước ngoài, đăng ký TẠI ĐÂY.