Probiotics là gì?

Theo định nghĩa của chức Y Tế Thế Giới (WHO), Probiotics (Hay lợi khuẩn) là những vi sinh vật còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

Cụ thể, nhiều chuyên gia dinh dưỡng tại các nước phát triển như Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha đã nghiên cứu và công nhận lợi ích về đường ruột và đề kháng những lợi khuẩn “bé xíu” này mang lại.

null                     
Theo thông tin của tập đoàn khảo sát và nghiên cứu thị trường Global Market Insight tại Mỹ, thị trường tiêu thụ thực phẩm bổ sung Probiotics ở Mỹ tăng trưởng mạnh từ năm 2012 đến năm 2019, dự kiến sẽ đạt giá trị lên đến 64 tỷ đô la vào năm 2023. Còn ở Việt Nam, xu hướng này phát triển như thế nào?

Khám phá sức mạnh của lợi khuẩn Probiotics
Vì sao cơ thể chúng ta rất cần lợi khuẩn (hay Probiotics)? Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa (chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Nhi Đồng 2), gần 70-80% các tế bào miễn dịch cư trú tại đường ruột.
Vì thế, cách tốt nhất để tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh chính là phát triển hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.

null                    

Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa khuyên mẹ: “Củng cố lượng lợi khuẩn trong cơ thể là việc làm cần thiết để nâng cao sức khỏe đường ruột, từ đó tăng cường sức đề kháng”.



Đường ruột chúng ta luôn tồn tại đồng thời lợi khuẩn và hại khuẩn. Các hại khuẩn thường xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống, khiến cơ thể suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm sức đề kháng.
Ngược lại, lợi khuẩn là các vi sinh vật có lợi giúp duy trì sức khỏe bằng cách đào thải các hại khuẩn, loại trừ bệnh tật, kích thích quá trình tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột.
Cụ thể, lợi khuẩn sẽ sinh ra các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, cạnh tranh vị trí và nguồn dinh dưỡng của các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, việc củng cố lượng lợi khuẩn trong cơ thể là việc làm cần thiết để nâng cao sức khỏe đường ruột, từ đó tăng cường sức đề kháng.

Cần làm gì để bổ sung lợi khuẩn cho cả gia đình một cách khoa học và đúng cách?
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Guy chia sẻ trên trang bodyandsoul (Úc): “Các bà mẹ có thể bổ sung cho gia đình những loại thực phẩm giàu Probiotics như sữa chua, phô mai, kefir, bắp cải chua và các loại rau lên men khác”. 
Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý không phải 100% lợi khuẩn đưa vào cơ thể đều có thể sống sót và đến được hệ vi sinh đường ruột để làm nhiệm vụ.
Cụ thể, khi đi qua dạ dày, môi trường axit khắc nghiệt tại đây sẽ khiến một lượng lớn lợi khuẩn bị tiêu diệt.

Nhóm nghiên cứu của trường University College London (UCL) tại Anh đã chứng minh chỉ có khoảng 12,5% sản phẩm có thành phần men sống phổ biến là có lợi khuẩn (hay Probiotics) đạt chuẩn và đủ khả năng sống sót trong dạ dày. Do đó, việc lựa chọn lợi khuẩn ưu việt với khả năng sống sót cao trong môi trường axit dạ dày là vô cùng quan trọng.


null Lựa chọn những thực phẩm chứa lợi khuẩn ưu Việt với khả năng sống sót cao trong môi trường axit dạ dày là cách bảo vệ gia đình của bạn



Kết quả nghiên cứu lâm sàng của tập đoàn men sống hiện đại Châu Âu CHR Hansen (Đan Mạch) đã chứng minh lợi khuẩn Chr.Hansen L.Casei 431® (thuộc nhóm Lactobacillus) có sức sống vượt trội trong môi trường axit cao của dạ dày, giúp tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc cúm và số ngày mắc cúm.
Từ năm 1995, L.Casei 431® đã được sử dụng rộng rãi toàn cầu mà không có tác dụng phụ.

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy: sử dụng Probi góp phần cải thiện các bệnh về tiêu hóa rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị táo bón của nhóm trẻ sử dụng Probi thấp hơn gấp 3 lần, tỷ lệ đi phân sống chỉ bằng một nửa và tình trạng tiêu chảy cũng được giảm đáng kể (3.1% so với 7.9%) so với nhóm trẻ không sử dụng Probi.

Rõ ràng, việc bổ sung Probiotics để tăng cường sức khỏe cho cả gia đình đã trở thành một xu hướng không chỉ ở những quốc gia phương Tây quan tâm mà cả các bà mẹ Việt Nam cũng nhanh nhạy nắm bắt và áp dụng. Không hề khó để chăm sóc, bảo vệ những người thương yêu khi mẹ đã hiểu rõ về lợi khuẩn Probiotics và có trong tay “bảo bối” chứa hàng tỷ lợi khuẩn này.

Theo báo Dân Trí