Ngành F&B nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Theo dự báo, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, ngành FMCG có tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6%.

Tuy nhiên với sự ảnh hưởng của đại dịch trong năm 2021 dẫn đến ngành F&B gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng bắt đầu thay đổi hành vi tiêu dùng của mình.

Từ những chuyển biến trong nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng đã dẫn đến những xu hướng mới trong ngành thực phẩm và đồ uống.

   1. Sử dụng thực phẩm từ thực vật - Nguyên liệu xanh và thân thiện cho cơ thể

Trong đại dịch COVID-19, con người dần chuyển sang phong cách sống tối giản, sống xanh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sử dụng sản phẩm từ thực vật không phải là xu hướng nhất thời trong đại dịch.

Xu hướng này đã bắt đầu từ trước đó và vẫn còn kéo dài ngay cả khi đại dịch kết thúc.

Ăn thực phẩm xanh đã trở thành xu hướng phổ biến trong ngành thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu.

Sự gia tăng tỷ lệ mắc các chứng rối loạn sức khỏe khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những thực phẩm có lợi cho cơ thể.

Từ đó thúc đẩy nhu cầu thực phẩm chay trên khắp Thế Giới, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật được dùng để thay thế sữa động vật và thịt.

Người dân ở các khu vực có thu nhập cao, chẳng hạn như Bắc Mỹ và Tây Âu.

Tỷ lệ người mắc các chứng rối loạn liên quan đến béo phì, bệnh tiểu đường, tim mạch và một số bệnh khác đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.

Do thói quen ăn uống và lối sống của họ.

Theo OECD, tỷ lệ người béo phì dự kiến sẽ đặc biệt cao ở Mỹ, Mexico và Anh, đạt lần lượt 47%, 39% và 35% dân số vào năm 2030.

Nắm bắt xu thế đó, rất nhiều thương hiệu đã tập trung nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm xanh, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của thị trường.

Số lượng người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển hướng sang các sản phẩm hữu cơ và có nguồn gốc từ thực vật ngày càng nhiều.

Theo Kantar Worldpanel, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật đang chiếm lĩnh thị trường F&B của Việt Nam.

Các sản phẩm làm từ đậu tương chiếm 83% thị trường, trong khi các loại hạt và gạo lần lượt chiếm 11% và 6%.

Yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này trong các sản phẩm hữu cơ và thực vật là niềm tin của người tiêu dùng rằng sử dụng các sản phẩm nói trên sẽ tốt cho sức khỏe hơn các sản phẩm động vật.

Xu hướng này được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Theo các nghiên cứu gần đây, 30% người Mỹ không chỉ từ bỏ ăn thịt mà còn chuyển sang sử dụng các thực phẩm chay làm từ thực vật.

null
Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật đang chiếm lĩnh thị trường F&B của Việt Nam.

Là một trong những thương hiệu tiên phong trong việc thay thế sữa bò bằng sữa thực vật.

Starbucks đã cho ra dòng nước uống với sự kết hợp của ba loại sữa: sữa dừa, yến mạch và hạnh nhân trong công thức sản phẩm và được xem là một nước đi đúng đắn của thương hiệu.

null
Bộ ba thức uống sử dụng sữa thực vật của Starbucks

   2. Sức khỏe đường ruột & Probiotics - Mang đến 1 cơ thể “sạch”

Ruột được các nhà khoa học gọi là “bộ não thứ hai” của con người vì ngoài chức năng tiêu hóa thức ăn.

Đường ruột khỏe còn giúp chúng ta có nhân sinh quan lạc quan và hành vi tích cực.

Trong ruột chúng ta có chứa khoảng 100 triệu tế bào thần kinh, nhiều hơn trong cột sống hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên.

Hàng nghìn tỷ vi khuẩn, sinh vật đơn bào được gọi là vi khuẩn cổ và động vật nguyên sinh, virus, nấm và nấm men chủ yếu cư trú trong ruột già của chúng ta.

Một số có lợi cho cơ thể, nhưng đường ruột của chúng ta cũng chứa các vi sinh vật "xấu" hoặc "không thân thiện" có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chẳng hạn như chứng ợ chua, hội chứng ruột kích thích và táo bón, đến các bệnh có thể trở nên đe dọa tính mạng, như ung thư đại trực tràng và bệnh Crohn.

Những gì chúng ta ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta và giúp vi khuẩn đường ruột tốt của chúng ta phát triển mạnh.

Các chất bổ sung Probiotic thường được cho là có lợi cho sức khỏe của chúng ta vì chúng được cho là bổ sung nhiều vi khuẩn tốt cho đường ruột của chúng ta.

Những người có chế độ ăn nhiều chất xơ, thực vật có xu hướng có hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh và ít nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn.

Prebiotics, còn được gọi là thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men như dưa cải bắp, kim chi, natto, sữa lên men và bánh mì chua.

Không khó để thấy các món đồ lên men như sữa chua, kim chi, dưa chuột muối ngày càng xuất hiện nhiều trong các bữa ăn.

Nó chứa các loại men vi sinh tốt cho sức khỏe được ruột.

Đồng thời giúp trao đổi chất và tăng sức đề khác hiệu quả.

Đặc biệt các món lên men tự làm tại nhà đang cực kì “hot” và được nhiều bạn trẻ ưa thích.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những thực phẩm như món ăn phụ, chúng ta không nên ăn quá nhiều.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng cường rau xanh, trái cây vào các bữa ăn hằng ngày.

null
Đậu nành lên mem là một trong những mốn ăn yêu thích của người Nhật Bản.

   3. Sự phát triển của thực phẩm chức năng - Hỗ trợ sức khỏe miễn dịch

Nhiều nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng, có tới hơn 50% người tiêu dùng cho biết họ dùng nhiều thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe miễn dịch trong năm 2020.

Theo đó, thay vì tập trung vào điều trị bệnh, nhiều người tiêu dùng đang chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tăng cường miễn dịch.

Các thành phần hướng tới mục đích sức khỏe rõ ràng cũng là xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Để đáp ứng với nhu cầu này, ngành công nghiệp thực phẩm, thực phẩm chức năng đã chú trọng hơn vào các sản phẩm bổ sung dưỡng chất.

Bao gồm kẽm, selen, vitamin, vitamin D,... giúp hỗ trợ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Chẳng hạn dầu olive giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, trà kombucha giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh,...

Đi cùng với xu hướng này là một thực trạng ngày càng nhiều các thương hiệu sản phẩm chức năng “dởm” được bán tràn lan trên thị trường.

Người tiêu dùng cần cẩn thận hơn với nguồn gốc và bao bì sản phẩm.

Với mục tiêu sức khỏe cộng đồng, các nhà cung cấp và nhà sản xuất luôn nỗ lực cho người tiêu dùng thấy chất lượng của sản phẩm thông qua các chứng nhận sản phẩm và thể hiện sự minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

null
Những viên uống thực phẩm được ưa chuộng bởi vừa giàu dinh dưỡng và vừa tiện lợi.

   4. Xu hướng nhãn sạch - Minh bạch trong thông tin

“Nhãn sạch” hay “Clean Label” là khái niệm đã ra đời và phát triển hơn mười năm.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng:

Các sản phẩm được coi là “nhãn sạch” nếu có thông tin sản phẩm minh bạch, được làm từ thành phần tự nhiên, dễ nhận diện, nguồn gốc bền vững, không chứa các chất phụ gia tổng hợp hay các chất không tốt cho sức khỏe.

Nhiều bà mẹ ở Châu Âu đã tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm “nhãn sạch” nhiều hơn khi xu hướng này trở nên phổ biến tại nhiều nước phương Tây từ năm 2017.

Với việc kiểm tra chặt chẽ các chất có trong bảng thành phần trên bao bì sản phẩm, các bà mẹ sẽ biết được đâu là sản phẩm “nhãn sạch” và quyết định bỏ vào giỏ hàng của mình.

Kể từ sau đại dịch COVID-19, sản phẩm có thành phần tự nhiên, quen thuộc đang chuyển mình trở thành tương lai của ngành thực phẩm.

Điều này có thể thấy qua sự gia tăng trong nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo được sự tự nhiên, nguyên bản.

Sản phẩm còn hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng nếu các thành phần dễ nhận ra và dễ dàng được tìm thấy trong nhà bếp của họ.

null
Sữa tươi nguyên bản theo chuẩn nhãn sạch của DALATTE.

   5. Nguồn protein mới - Từ các loại hạt đến côn trùng

Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh của người Bắc u được lấy cảm hứng từ thói quen ăn uống lành mạnh của người Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland.

Người Bắc Âu thường ăn các loại hạt, lúa mạch và lúa mạch đen chứa nhiều chất xơ và protein.

Gần đây, các sản phẩm hạt hay được chế biến từ hạt dần được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là phái đẹp.

Ngoài ra, mẹ bầu ăn các loại hạt trong quá trình mang thai có thể cung cấp những dưỡng chất tốt cho em bé.

null
Các loại hạt, lúa mạch và lúa mạch đen chứa nhiều chất xơ và protein.

Côn trùng cũng được xem là thực phẩm tương lai

Tổ chức Lương – Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng côn trùng sẽ trở thành món ăn hàng ngày của con người trong tương lai.

Với tình trạng thiếu lương thực trong vài năm tới thì chúng ta rất cần các nguồn protein mới và hiệu quả và côn trùng chính là nguồn protein chúng ta đang tìm kiếm.

Các loại côn trùng có khả năng sinh sản rất cao, chúng thích nghi nhanh với sự thay đổi về môi trường.

Vì vậy, trải qua các cuộc biến động trong hệ sinh thái, côn trùng vẫn sống sót trong khi hàng loạt giống loài khác rơi vào tuyệt chủng.

Đặc biệt, côn trùng cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng và protein cao hơn so với thịt, cá.

Một số loài giàu các vi chất như đồng, mangan, kẽm, sắt…

Như món dế rang có tỷ lệ protein đến 65%, tỷ lệ chất béo có lợi là 60%.

Trong khi một miếng thịt bò chứa 28% protein và lượng vitamin B12 chỉ bằng một nửa món dế.

Ngoài ra, côn trùng tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong việc sản xuất ra thịt.

Để tạo ra một lượng protein như nhau, một con bò sẽ cần một khoảng thời gian gấp 12 lần so với con dế, một con bò sẽ gấp bốn lần, lợn và gà gấp hai lần.

Phần lớn côn trùng thải ra ít khí thải nhà kính hơn so với gia súc, gia cầm.

Hiện nay, hơn 2 tỷ người trên thế giới đang bổ sung dưỡng chất bằng cách ăn côn trùng trong bữa ăn hằng ngày, theo thống kê từ FAO.

null
Món ăn từ côn trùng có thể được dùng để thay thế các sản phẩm từ gia cầm, gia súc.

Tại Việt Nam, các loại côn trùng như bọ xít, châu chấu, trứng kiến, đuông dừa, nhộng ong… cũng đã được chế biến thành các món ăn hấp dẫn và lạ miệng.

Có thể trong vài năm tới, những món ăn từ côn trùng sẽ trở nên quen thuộc với con người và giải quyết bài toán lương thực cho toàn thế giới.

   6. Ứng dụng công nghệ - Chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại

Do ảnh hưởng của các quy định về giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc nên các hoạt động kinh doanh truyền thống bị cản trở.

Điều này đã tạo bước tiến cho công cuộc chuyển đổi số, tạo nên những xu hướng như ứng dụng công nghệ, hoạt động thương mại điện tử, sử dụng hình thức phân phối đa kênh, dịch vụ giao hàng tận nơi,…

Không chỉ do tác động của đại dịch COVID-19 mà chính nhịp sống hiện đại hối hả cũng là lý do khiến ẩm thực trực tuyến phát triển.

Vì vậy, thay vì tất bật với những bữa cơm, nhiều người lựa chọn xu hướng đặt đồ ăn làm sẵn Online.

Chỉ với các bước đơn giản trên ứng dụng giao hàng, chúng ta sẽ nhận được những món ăn ngon gửi đến tận nhà.

Không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức, ẩm thực trực tuyến còn đảm bảo bảo hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Đây cũng là lý khiến cho xu hướng ẩm thực trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Và là cơ hội để các thương hiệu F&B tạo bước “chuyển mình” mới, từ kinh doanh truyền thống sang hiện đại.

Theo kết quả báo cáo mới nhất của Q&Me về thói quen và hành vi khách hàng.

Có đến 75% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi.

null
Dịch vụ giao hàng phát triển ngày càng mạnh mẽ trong ngành F&B tại thị trường Việt Nam.

   7. Thế hệ trẻ - Người dẫn đầu xu hướng

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, hiện tại gần 25% dân số Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 16-30.

Đây được coi là nguồn tài nguyên quý giá, hứa hẹn mang lại sự độc đáo và sáng tạo cho ngành F&B.

Thế hệ trẻ được xem là những người đặt ra những trào lưu mới trong ngành công nghiệp thực phẩm, cũng như là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngành F&B nhiều nhất.

Đáng chú ý, trong một nghiên cứu của Decision Lab, thế hệ gen Z (sinh năm 1997 – 2012) là nhân tố mà ngành F&B cần chú ý.

Mặc dù thu nhập của họ không quá cao nhưng gen Z vẫn sẵn sàng chi một số tiền lớn để ăn ngoài.

Luôn sẵn sàng chào đón và thưởng thức những trào lưu mới lạ, gen Z được coi là mục tiêu hàng đầu cho các địa điểm ẩm thực.

null
Giới trẻ là những thế hệ luôn muốn dẫn đầu xu hướng mới, vì thế đây cũng là cơ hội các các ông lớn ngành F&B phát triển.

Kết luận

Xu hướng tiêu dùng trong ngành F&B được dự đoán sẽ thiên về các sản phẩm tốt cho sức khỏe và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức song thị trường này vẫn có tiềm năng tăng trưởng cao.

* Bài viết được trích từ nguồn của ông Mathijs Aliet - CEO Square44 trên Linkedin tại đây