Ngành công nghiệp thời trang thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn

Tình trạng lạm phát đang đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu, và lĩnh vực thời trang cũng không tránh khỏi những tác động mà nó mang lại.

Theo các báo cáo kinh tế, áp lực lạm phát là do sự kết hợp của tình trạng thiếu nguyên liệu, tắc nghẽn vận chuyển và chi phí vận chuyển tăng.

null
Tắc nghẽn vận chuyển khiến ngành công nghiệp thời trang gặp nhiều khó khăn.

Vì sự tác động tổng hợp của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tại tất cả các cảng và sự chậm trễ trong việc vận chuyển.
Các nhà điều hành thời trang phải tăng giá hàng may mặc thêm 3% - 10% trong năm tới.

null
Dự kiến giá hàng may mặc sẽ tăng lên trong các năm tới.

Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng khiến ngành công nghệp thời trang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi con người chuyển sang quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn.
Tuy nhiên, các công ty thời trang đã dần thay đổi để thích nghi với nhu cầu của xã hội cũng như cho ra đời những xu hướng mới thu hút giới trẻ.

Thời trang nhanh - thời kỳ hoàng kim đã không còn như xưa

Trước đại dịch COVID-19, thời trang nhanh gần như trở thành một đế chế thống trị ngành công nghiệp thời trang.
Giá thành rẻ, thiết kế hợp mốt cũng như những sản phẩm mới liên tục được ra mắt là những yếu tố tạo nên sự phát triển của thời trang nhanh.

null
Zara là cái tên hàng đầu trong ngành công nghiệp thời trang nhanh.

Bên cạnh đó, các nhà thiết kế của các thương hiệu thời trang nhanh đã liên tục ra mắt những bộ sưu tập mới bắt kịp xu hướng của những tên tuổi lớn.
Tâm lý mua sắm của đa số giới trẻ là muốn có cho mình những mẫu thiết kế theo kịp xu hướng, nhưng với giá thành hợp lý.

null
Các mẫu thiết kế liên tục được ra mắt đáp ứng xu hướng thời trang của giới trẻ.

Thời trang nhanh đã đóng góp hàng tỷ USD vào tổng doanh thu của ngành công nghiệp thời trang.
Một số thương hiệu thời trang nhanh đã trở thành những tập đoàn danh tiếng như:
Zara, H&M, GAP, Forever 21, Topshop,....

null
Thời trang nhanh đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, tỉ lệ với sự phát triển nhanh chóng về doanh số là sự tác động lớn đến môi trường đã khiến nhiều khách hàng quay lưng với thời trang nhanh.
Theo số liệu thống kê, thời trang nhanh thải ra không khí khoảng 1,2 tỉ tấn CO2 mỗi năm.
Những con số trên chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta.
Bởi lẽ môi trường đang bị bào mòn bởi lối mua sắm không có điểm dừng mà các nhà mốt thời trang nhanh hướng đến.

Mua sắm đồ đã qua sử dụng - xu hướng thời trang mới của những người yêu môi trường

Qua rồi cái thời đồ cũ là đồ xấu và xứng đáng bị vứt đi, xu hướng mua sắm đồ đã qua sử dụng đang ngày càng phát triển với giới trẻ hiện nay.
Xu hướng mới này không chỉ giúp bạn tiết kiệm mà còn đáp ứng được gu ăn mặc độc lạ.

null
RealReal là trang thương mại điện tử chuyên kinh doanh hàng cao cấp second hand.

Một trong những thương hiệu lớn trong ngành thời trang thế giới là Gucci, đã có một bước chuyển mình lớn để thích nghi với thời cuộc.
Gucci đã cho ra mắt nền tảng bán đồ đã qua sử dụng, nhằm khuyến khích cộng đồng giảm thiểu tác động của ngành thời trang đến môi trường.
Một trong số những thương hiệu xa xỉ nhất thế giới đi bán đồ đã qua sử dụng, khiến rất nhiều thương hiệu khác nhận ra hướng đi tiềm năng của xu hướng này.

null
Giới trẻ là nhóm đối tượng khách hàng của thị trường bán lại.

Theo những nghiên cứu mới nhất, giới trẻ chính là động lực chính của thị trường bán lại trong những năm tiếp theo, khi doanh thu chủ yếu đến từ nhóm khách hàng này.
Theo công ty Global Data, doanh thu đồ đã qua xử dụng ở Mỹ sẽ tăng hơn gấp đôi lên con số 51 tỉ đô la và năm 2023 so với mức 24 tỉ đô la vào năm 2018.

null
Thời trang đã qua sự dụng đáp ứng được yêu cầu đa dạng của giới trẻ.

Bên cạnh đó, yếu tố độc lạ khi sở hữu những món đồ đã không còn sản xuất từ rất lâu cũng là một nguyên nhân khiến giới trẻ yêu thích xu hướng thời trang này.

Thời trang xanh đánh bật thời trang nhanh trở thành ông vua mới

Việc bảo vệ môi trường cũng như sự phát triển bền vững đang trở thành xu thế toàn cầu.
Ngành công nghiệp thời trang dần thay đổi để bắt kịp xu thế đó.
Theo kết quả nghiên cứu của McKinsey cho thấy:
“Hơn 16% người tiêu dùng sẽ tìm kiếm các sản phẩm có yếu tố bền vững hơn sau đại dịch COVID-19”.

null
Thời trang bền vững sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

Nhiều bạn trẻ đã ưu tiên lựa chọn những trang phục được sử dụng từ vật liệu thân thiện với môi trường, điều này có tác động rất lớn đến tư duy sản xuất của các thương hiệu.
Một số thương hiệu dẫn đầu trong cuộc cách mạng thời trang bền vững có thể kể đến như:
Uniqlo, People Tree, Eileen Fisher,....

null
Uniqlo - Thương hiệu đi đầu trong việc phát triển thời trang bền vững.

Bên cạnh đó, hàng loạt những cái tên lớn trong làng thời trang cũng cho ra mắt các sản phẩm thân thiện, an toàn với môi trường.
Đây được đánh giá là bước đi nắm bắt xu hướng thời trang của giới trẻ, cũng như góp phần tăng lợi nhuận cho các thương hiệu.

null
Giày thể thao làm từ vật liệu thân thiện với môi trường bắt kịp xu hướng thời trang của giới trẻ.

Lời kết

Dù đại dịch đã khiến cho ngành thời trang bị trì trệ, nhưng đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp thực hiện những thay đổi quan trọng trong tương lai.
Và đã đến lúc ngành thời trang thế giới "tái sinh" với diện mạo mới cho sự phát triển lâu dài và bền vững.