Mô hình chiến lược - Bước đầu để định hướng cho một doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh chính là một bản kế hoạch dài hạn phối hợp điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu, kỳ vọng mà bạn đã đề ra trước đó. 

Theo Cố vấn chiến lược toàn cầu Jeroen Kraaijenbrink, giá trị của một chiến lược có thể được thể hiện bằng 10 yếu tố chính và có thể chia theo 3 nhóm nhất định: 

- Nhóm yếu tố nội bộ bao gồm: Môi trường tổ chức, mô hình doanh thu, nguồn lực và năng lực.
- Nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: Khách hàng và nhu cầu, Đối tác, Đối thủ cạnh tranh, Xu hướng và sự không chắc chắn, Rủi ro và chi phí.
- Nhóm mục tiêu dài hạn bao gồm: Giá trị và mục tiêu, Đề xuất giá trị.

Đọc thêm: Mô hình chiến lược kinh doanh của Jeroen Kraaijenbrink, bổ sung thêm Trends & Uncertainties.

Mô hình chiến lược kinh doanh của Jeroen Kraaijenbrink (Ảnh: LinkedIn Jeroen Kraaijenbrink).
Mô hình chiến lược kinh doanh của Jeroen Kraaijenbrink (Ảnh: LinkedIn Jeroen Kraaijenbrink).

Chỉ số quan trọng trong mô hình Chiến lược - Xu hướng và sự không chắc chắn

Xu hướng và sự không chắc chắn (hay Trends & Uncertainty) là những thứ xung quanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chúng ta phải đối mặt với những bất ổn nào. 

Đây là yếu tố gần như là tối quan trọng trong các chiến lược.

1. Vì sao Xu hướng và sự không chắc chắn quan trọng đối với mô hình chiến lược?

Doanh nghiệp nào cũng sẽ phải trải qua những thời điểm khó khăn, không chắc chắn. 

Đặc biệt hơn là trong thời đại hiện nay, khi các doanh nghiệp phải hoạt động trong thời đại VUCA, đối mặt với bối cảnh COVID-19 và chuyển đổi số, khi mà các xu hướng chuyển động không ngừng.

- Đầu tiên là về thời đại VUCA.

Khái niệm “VUCA” dùng để mô tả về thế giới “đa cực”, được xác lập khi thỏa 4 điều kiện: 

Biến động (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity).

Chữ U trong VUCA cũng là yếu tố không chắc chắn trong mô hình chiến lược.

Do sự biến động phức tạp, khả năng dự đoán, dự báo của doanh nghiệp sẽ trở nên thách thức, khi đó, nhiều hoạch định bị đảo lộn trong khi đối thủ cạnh tranh có thể đột ngột xuất hiện.

VUCA là viết tắt của 4 từ mô tả thế giới ngày nay (Ảnh: YBOX).
VUCA là viết tắt của 4 từ mô tả thế giới ngày nay (Ảnh: YBOX).

Theo Harvard Business Review:

Sự không chắc chắn có thể gây giảm động lực, sự tập trung, nhanh nhẹn, hành vi hợp tác, khả năng tự kiểm soát, ý thức về mục đích và ý nghĩa và sức khỏe tổng thể, chưa kể nó có thể làm giảm trí nhớ làm việc của cá nhân, tổ chức.

Ví như:

Theo báo cáo Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới – Xu hướng năm 2022 của ILO (Xu hướng WESO), mặc dù số liệu dự báo mới nhất này cho thấy tình hình có cải thiện hơn so với năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn số giờ làm việc toàn cầu trước đại dịch 2%.

Và ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO, nhận định rằng:

“Đã hai năm kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, triển vọng phục hồi vẫn còn mong manh và con đường phục hồi thì chậm và không chắc chắn”.

Vấn đề ngày nay không phải là cần thay đổi hay không thay đổi mà là không biết ngày mai sẽ như thế nào (Ảnh: Internet).
Vấn đề ngày nay không phải là cần thay đổi hay không thay đổi mà là không biết ngày mai sẽ như thế nào (Ảnh: Internet).

Có thể thấy, số liệu cụ thể đã phản ánh sự không chắc chắn trong tình hình phục hồi về việc làm và xã hội trên toàn thế giới.

Điều này khiến cho các doanh nghiệp hoang mang và khó có thể đưa ra giải pháp cụ thể để đối mặt với sự không chắc chắn này.

- Thứ hai là bối cảnh COVID-19.

Sau khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, những ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã một lần nữa đặt thế giới vào tình trạng “VUCA” nghiêm trọng hơn.

Nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào thời kỳ suy thoái thời bình tồi tệ nhất trong một thế kỷ.

OECD cũng cảnh báo rằng nếu có thêm một làn sóng nhiễm COVID-19 nữa sẽ dẫn đến sự gián đoạn khôi phục kinh tế và gây ra nhiều vết thương kinh tế hơn. 

Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính cá nhân: 

Giảm thu nhập, mất việc, nguy cơ phá sản hàng loạt… 

Suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến mỗi chúng ta (Ảnh: Unsplash).
Suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến mỗi chúng ta (Ảnh: Unsplash).

Nhờ những nỗ lực chung, chúng ta đang an toàn trước COVID-19 và nền kinh tế của chúng ta không phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề như một số quốc gia khác. 

Nhưng điều đó không có nghĩa là sự suy thoái chung không ảnh hưởng đến chúng ta, nhất là trong bối cảnh “thế giới phẳng” như hiện nay. 

Và sự không chắc chắn trở thành sự biến động, bấn loạn… và không ai dám chắc chắn về tương lai của mình, huống gì là bắt đầu hay tiếp tục phát triển một doanh nghiệp.

Hậu COVID-19, nhiều cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không biết được chính xác sẽ đi bước tiếp theo như thế nào (Ảnh: Unsplash).
Hậu COVID-19, nhiều cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không biết được chính xác sẽ đi bước tiếp theo như thế nào (Ảnh: Unsplash).

Là con người, chúng ta khao khát khả năng dự đoán ở một mức độ nhất định – địa điểm cà phê sẽ mở; chuyến tàu sẽ đến đúng giờ; chương trình yêu thích của chúng ta sẽ có trên Netflix. 

Tuy nhiên, trong vài năm qua, chúng ta phải chứng kiến mức độ khó đoán chưa từng có của cuộc sống. 

Từ góc độ tiến hóa, một số chuyên gia cho rằng các cá nhân, tổ chức sẽ không kịp chuẩn bị cho sự không chắc chắn và có thể gặp khó khăn.

- Thứ ba là bàn về xu hướng, những thứ đang chuyển động không ngừng trong bối cảnh chuyển đổi số.

Trong thời đại chuyển đổi số, hàng loạt phát minh mới ra đời và phát triển theo từng giờ.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt các xu hướng mới ra đời và phát triển.

Tuy nhiên, không phải tất cả các xu hướng đều có "tuổi thọ" lâu dài. 

Trào lưu “ Âm thầm nghỉ việc” đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây.
Trào lưu “ Âm thầm nghỉ việc” đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Không có gì lạ khi nhiều doanh nghiệp chấp nhận đầu tư những khoản chi phí lớn cho xu hướng mới nhất vừa xuất hiện. 

Vì lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường cũng như cơ sở khách hàng hoàn toàn mới. 

Đối với chủ doanh nghiệp, việc biết được xu hướng nào có khả năng tiếp tục phát triển và xu hướng nào sẽ sớm biến mất có thể chính là điểm khác biệt dẫn đến thành công hay thất bại, hoặc nói cách khác là giúp tổ chức trở nên tầm vóc hay suy thoái.

Ví như, các nhà sản xuất Trung Quốc bắt kịp trào lưu đi dạo với Robot của giới trẻ, không ngừng cải tiến các tính năng của sản phẩm và xây dựng các chiến lược lâu dài.

Đọc thêm: Trào lưu độc lạ của giới trẻ Trung Quốc - Nhà sản xuất nên làm gì?

Giới trẻ đi dạo với chú chó Robot tại một công viên ở Thượng Hải.
Giới trẻ đi dạo với chú chó Robot tại một công viên ở Thượng Hải.

Vậy làm thế nào để có thể nhìn nhận đúng đắn về xu hướng?

Chúng ta có thể tham khảo góc nhìn của Chị Tracy Vũ - Founder của Genius và Trends Việt Nam.

2. Góc nhìn khác về Xu hướng - Giải pháp để đối mặt với các Xu hướng và sự không chắc chắn

Theo Chị Tracy Vũ, cần nhìn Xu hướng theo nhiều góc độ, tương tự như tư duy 6 mũ của Trends Việt Nam:

- Trắng: Cần đủ dữ kiện, dữ liệu để đảm bảo đây có thực sự là xu hướng hay chỉ là trào lưu.
- Đỏ: Phải có đủ cảm xúc, đam mê, tâm thức để theo đuổi xu hướng đó. 
Ví dụ Yoga, lối sống tối giản có thể là xu hướng thật nhưng không phải phù hợp với tất cả các đối tượng.
- Vàng: Cần chỉ ra rõ các cơ hội, giá trị tiềm năng của các xu hướng này mang lại cho chính cá nhân hay tổ chức.
- Đen: Uncertainty, đừng nhìn xu hướng như một sự không chắc chắn mà cần chỉ ra các thách thức, khó khăn để chúng ta có thể vượt qua.
- Lam: Cần xác định các hành động cụ thể để đón sóng xu hướng.
- Lục: Phải thực sự đề cao và thực hiện Đổi mới sáng tạo trong việc đón sóng xu hướng vì không phải xu hướng nào cũng thành công cho tất cả mọi người, trong những điều kiện và môi trường cụ thể.

Đọc thêm: Giới thiệu về 6 chiếc mũ tư duy - Trends Việt Nam là trang tin tức tiên phong ứng dụng ở Việt Nam và trên thế giới.

Thế giới được biết đến phương pháp 6 chiếc mũ tư duy thông qua cuốn sách “6 Thinking Hats” được phát hành năm 1985.
Thế giới được biết đến phương pháp 6 chiếc mũ tư duy thông qua cuốn sách “6 Thinking Hats” được phát hành năm 1985.

Theo Giáo sư Sarasvathy từng nói: 

“Tôi không cần phải dự đoán tương lai. Thay vào đó, tôi sẽ tác động và định hình nó. Trong một số trường hợp, tôi sẽ thực sự tạo ra nó. Nhưng tôi sẽ cùng tạo ra nó với các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan tự chọn khác. Tôi sẽ làm việc với bất kỳ ai sẵn sàng làm việc với tôi.”

Theo đó, chúng ta cần có khả năng thích nghi với những xu hướng mới, nhìn xu hướng theo những góc nhìn đa diện hơn, như chị Tracy Vũ đã đề cập.

Sau đó, chúng ta có thể đặt ra các mục tiêu sơ bộ, sử dụng các nguồn lực chúng ta có, tập trung vào những gì chúng ta có thể kiểm soát ngày hôm nay và tin tưởng rằng các mục tiêu mới sẽ xuất hiện khi chúng ta tiến bộ. 

Cuối cùng, chúng ta phải nắm bắt được sự không chắc chắn và tập trung vào những gì nằm trong tầm kiểm soát của mình.

Đây cũng là một bí quyết để phác thảo nên một kế hoạch chiến lược hiệu quả cho cá nhân, tổ chức.

Đồng thời, đây cũng là bài học thách thức tính linh hoạt của doanh nghiệp.

HSBC là một trong số những doanh nghiệp đã rất nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trước đại dịch.
HSBC là một trong số những doanh nghiệp đã rất nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trước đại dịch.

Đọc thêm: 

- “Phép thử” đặc biệt của COVID-19 và những bài học quản trị đắt giá.

- Nhìn lại hành trình Agility từ báo cáo 3 năm liên tiếp của Deloitte.

Lời kết

Xu hướng và sự không chắc chắn là những gì các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay.

Dù là cơ hội hay thách thức thì các doanh nghiệp cũng sẽ phải vượt qua giai đoạn khó khăn này.