Văn hóa doanh nghiệp - “Cách chúng ta làm mọi việc ở đây”
Định nghĩa đơn giản nhất về văn hóa doanh nghiệp là "cách chúng ta làm mọi việc ở đây".
Theo McLean & Company:
Văn hóa doanh nghiệp là một khuôn mẫu hành vi và cách thức thực hiện công việc, chứ không chỉ đơn giản là đặc quyền, môi trường làm việc và chính sách.
Khía cạnh đơn giản này của văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện chiến lược, thúc đẩy sự tham gia và tạo động lực để đảm bảo các tổ chức có thể làm việc cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung.
Theo một số khảo sát của McLean & Company năm 2022:
- Sự phù hợp với văn hóa tổ chức là động lực hàng đầu của sự gắn kết ở cấp độ cá nhân, xếp thứ nhất trong số 14 yếu tố thúc đẩy về mối tương quan với mức độ gắn kết.
- 32% nhân viên rời tổ chức cho rằng văn hóa đã ảnh hưởng đến quyết định của họ.
Vậy nên, xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp không chỉ ở hình thức bên ngoài mà còn quan tâm đến từng chi tiết ở bên dưới “tảng băng chìm".
Đồng thời, sự tham gia tích cực của các nhà lãnh đạo vào việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp là điều tối quan trọng.
Nếu các nhà lãnh đạo không sẵn sàng thay đổi cách hành xử, nỗ lực thay đổi văn hóa sẽ thất bại.
Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp - Những lời khuyên hữu ích
Để nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp một cách tích cực, các nhà lãnh đạo cần làm rõ những mong muốn và cách triển khai về văn hóa doanh nghiệp.
Từ đó, đề ra chiến lược và các giá trị trọng tâm để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Đồng thời, bộ phận Nhân sự cần xem xét tình hình hiện tại và đưa ra những số liệu cụ thể về lượng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tận dụng tối đa các yếu tố hiện có và thay đổi những yếu tố không mong muốn.
Nói chung, cần có sự kết hợp giữa nhà lãnh đạo và các bộ phận Nhân sự về mặt chiến lược.
Thêm vào đó là sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận liên quan và các nhân viên.
Theo đó, các công cụ & nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Xác định văn hóa hiện tại và các giá trị trọng tâm;
- Cung cấp cho nhà lãnh đạo các công cụ để thúc đẩy sự thay đổi;
- Cho phép các nhà lãnh đạo thu thập phản hồi về nhận thức hành vi và hỗ trợ thay đổi hành vi;
- Điều chỉnh các chương trình nhân sự phù hợp với văn hóa;
- Lan tỏa và quản lý văn hóa.
Lời kết
Có thể thấy, nuôi dưỡng và phát triển văn hóa doanh nghiệp không thể là một câu chuyện “một sớm một chiều”.
Chiến lược này đòi hỏi sự định hướng của nhà lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng với nhân viên và các bộ phận liên quan.
Lược dịch từ bài đăng của David Lipton và bài viết của McLean & Company.