Khách hàng trẻ đang trở thành khách hàng chính trong thị trường xa xỉ
Theo LuneVN, báo cáo về thị trường xa xỉ toàn cầu vừa công bố cho thấy đổi tượng khách hàng Millennials đang đóng vai trò quyết định trong sự khởi sắc trở lại của thị trường này sau giai đoạn ảm đạm mà đỉnh điểm là năm 2016.
Theo thống kê của Lotte Department Store, tỷ lệ người ở độ tuổi 20 và 30 chiếm trong doanh thu hàng hiệu đã tăng từ 38,2% năm 2018 lên 41,4% năm 2019 và 44,9% năm 2020.
Tại trung tâm thương mại Shinsegae, doanh thu hàng hiệu ở đối tượng có độ tuổi 30 cũng chiếm 39,8% vào năm ngoái, đây là nhóm đối tượng tích cực mua hàng hiệu nhất.
Theo đó, hai nhóm khách hàng rất quan trọng đang đóng vai trò quyết định với thị trường xa xỉ toàn cầu là khách hàng Millennials và khách hàng Trung Quốc. Họ đang thúc đẩy tăng trưởng cho nền công nghiệp tiêu dùng đặc biệt này và kéo nó ra khỏi giai đoạn trì trệ của năm 2016 để bắt đầu khởi sắc từ năm 2017 cũng như tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trở lại sau 6 tháng đầu năm 2018.
Khách hàng thế hệ Gen MZ đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường cao cấp toàn cầu.
Thực tế rằng hiện tại, giới trẻ là đối tượng chính tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ dường như rõ ràng đến mức không thể phủ nhận. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ từ 15~29 tuổi ở quốc gia này năm 2020 là 9% - gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp trung bình (4%).
Văn hóa "flex" trong bối cảnh đam mê hàng hiệu
Từ nhu cầu mua những đồ dùng có giá vừa phải, người trẻ dần hướng đến những thứ có giá trị cao hơn.
Một nhà quản lý trong ngành công nghiệp hàng hiệu nói rằng: "Đối tượng tiêu dùng hàng hiệu đã được mở rộng, cả những người ở độ tuổi 20 đến người ở độ tuổi 10 đều muốn sở hữu những mặt hàng này. Nếu trước đây, hàng hiệu là sản phẩm tiêu dùng của những người có tiền thì bây giờ, cả người có tiền lẫn người không có tiền đều muốn sở hữu chúng".
Các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tiêu thụ hàng hiệu của giới trẻ. Trên YouTube, những người có tầm ảnh hưởng ở người ở độ tuổi thanh thiếu niên và đầu độ tuổi 20 đang đăng tải những nội dung như "luxury bag haul" (mua cùng lúc rất nhiều túi hàng hiệu rồi đánh giá chúng) và "unboxing hàng hiệu" (video "đập hộp" các sản phẩm đã mua).
Giới trẻ muốn được bạn bè công nhận và ảnh hưởng từ influencer, YouTuber.
Và những bộ phim "thanh xuân vườn trường" với đối tượng người xem chủ yếu là những bạn trẻ ở độ tuổi 10,20, các nhân vật chính cũng mặc và mang đồ hiệu "như cơm bữa".
Chẳng hạn như nhân vật nam chính mà diễn viên Cha Eun Woo đảm nhận trong bộ phim "True Beauty" gây sốt trong thời gian vừa qua. Anh chàng này nổi bật với phong cách kết hợp trang phục của nhiều hãng thời trang nổi tiếng như Balmain, Thom Browne, Saint Laurent.
Cha Eun Woo cùng vai diễn sử dụng nhiều đồ hiệu trong phim '"True Beauty”.
Các chuyên gia nói rằng để giải thích trào lưu hàng hiệu của Gen MZ thì trọng tâm là phải hiểu được văn hóa "flex". "Flex" là một kiểu văn hóa hiphop, có nghĩa là "phô trương sự giàu có hoặc đồ quý giá".
Lối sống này của người trẻ Hàn bị ảnh hưởng rất nhiều từ các chương trình liên quan đến hiphop như "High School Rapper".
Những người này thể hiện sự tự hào và tự tin về việc "chăm chỉ tiết kiệm tiền rồi mua đồ hiệu". Dạo này các thương hiệu nổi tiếng cho ra mắt rất nhiều thiết kế để lộ logo trong khi ngày trước họ lại có xu hướng "giấu đi". Điều này có nghĩa là nhu cầu muốn được người khác công nhận bằng cách mua hàng hiệu cũng đã tăng lên.
Đối với thế hệ trẻ, hàng hiệu không chỉ đơn thuần là hàng hóa mà còn là đầu tư và tài sản có thể thanh khoản
Thực tế, nhiều người thấy việc giới trẻ tiêu hàng hiệu trông có vẻ nguy hiểm là đều có lý do. Tuy nhiên, đối với thế hệ trẻ, hàng hiệu không chỉ đơn thuần là hàng hóa mà còn là đầu tư và tài sản có thể thanh khoản.
Mua đồ hiệu là tiêu dùng hợp lý đối với giới trẻ.
Một nhà quản lý trong ngành công nghiệp đồng hồ chia sẻ lý do tại sao một số mẫu hàng của một bộ phận thương hiệu nổi tiếng như Rolex lại trở thành hàng hiếm:
“Từ khoảng 4-5 năm trước, những người ở độ tuổi 20 và 30 đã bắt đầu tiêu thụ đồng hồ hàng hiệu. Vì đã quen với việc mua đồ 'secondhand', tâm lý của họ là không muốn bị thiệt nên chỉ mua những sản phẩm bán chạy hoặc hàng hiệu thôi. Bạn có thể sử dụng chúng 'chớp nhoáng' rồi lại bán đi với số tiền ngang với giá bạn mua hay thậm chí là với giá đắt hơn".
Với giới trẻ, hàng hiệu không phải là "vật sở hữu mãi mãi" mà là "đồ mượn dùng tạm thời". Vì vậy, đôi khi hàng hiệu cũng là một lựa chọn "giá cả phải chăng".
Nhà nghiên cứu Jeon Mi Young tại Trung tâm phân tích xu hướng tiêu dùng của Đại học Quốc gia Seoul, cho biết:
"Việc 'tiêu dùng tập trung' không tiếc tiền mua một đồ vật có giá trị thông minh như bất động sản cũng là một nguyên nhân khác thúc đẩy thị trường hàng hiệu phát triển. Hiện tượng ưa chuộng hàng hiệu có tính thanh khoản tốt tập trung vào thế hệ trẻ tận dụng tốt nền tảng đồ cũ sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai".
Gen Z lớn lên với cuộc sống số. Cột mốc trong đời sẽ không phải là chiếc xe đầu tiên mà đó sẽ là điện thoại thông minh. Cuộc sống của họ hoàn toàn là kỹ thuật số và nhiều Gen Zers đã bắt đầu thấy mệt mỏi khi chia sẻ cuộc sống của họ trên Snapchat hoặc Instagram.
Không có thế hệ nào từng cảm thấy quá nhiều áp lực để chia sẻ những khoảnh khắc, nói về chúng trên mạng xã hội. Đôi khi mọi người gọi họ là thế hệ sáng tạo nội dung, thế hệ đầu tiên trải nghiệm lối sống về tiền tệ xã hội, điểm số xã hội và sự công nhận xã hội. Điều này tạo ra áp lực và mong muốn một “lối thoát”, và vai trò của sự xa xỉ là cung cấp điều này.
Tổng hợp: Quang Vinh - Trends Việt Nam