Cụ thể, đây là 12 xu hướng, từ việc hướng tới khách hàng, đến nhìn lại việc xây dựng và định vị thương hiệu, đến các bước cơ bản để xây dựng quy trình tạo nên sự khác biệt:

Hướng tới khách hàng
- Lấy khách hàng làm trọng tâm;
- Nhắm mục tiêu vào một phân khúc khách hàng cụ thể;
- Xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng;
- Tìm cách khiến khách hàng và nhân viên cảm thấy đặc biệt;
Xây dựng và định vị thương hiệu
- Xác định câu chuyện thương hiệu;
- Hiểu được điểm mạnh của thương hiệu;
- Khẳng định vị trí trong cộng đồng;
- Học cách cùng tồn tại với đối thủ cạnh tranh;
Xây dựng quy trình
- Học cách tiếp thị bản thân;
- Quan sát và học hỏi từ những gì đã có trên thị trường;
- Thiết lập quy trình linh hoạt;
- Tập trung vào những gì thực sự quan trọng.

null

Tạo sự khác biệt bằng cách hướng tới khách hàng - Định hướng mục tiêu và phát triển

Đầu tiên, việc hướng tới khách hàng là cách cơ bản và hiệu quả để các doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt:

- Lấy khách hàng làm trọng tâm;
- Nhắm mục tiêu vào một phân khúc khách hàng cụ thể;
- Xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng;
- Tìm cách khiến khách hàng và nhân viên cảm thấy đặc biệt.

1. Lấy khách hàng làm trọng tâm - Chú trọng vào trải nghiệm cá nhân hóa

Thay vì chỉ tập trung vào đối thủ cạnh tranh, hãy chuyển sự chú ý sang khách hàng và nhu cầu của họ. 

Bằng cách thực sự hiểu mong muốn, điểm yếu và sở thích của khách hàng, thương hiệu có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng những nhu cầu cụ thể đó. 

Cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm này sẽ tạo sự khác biệt với đối thủ nhờ vào việc cung cấp các giải pháp được cá nhân hóa thực sự phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình. 

2. Nhắm mục tiêu vào một phân khúc khách hàng cụ thể - Định hướng và phát triển

Tiếp theo, doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh là tập trung vào một phân khúc khách hàng rất cụ thể và phát triển từ đó. 

Ví dụ: Nếu điều hành một Spa, doanh nghiệp có thể tiếp thị mình là "Spa trị liệu cho các bà mẹ công sở", phát triển các dịch vụ xoay quanh nhu cầu của những phụ nữ đi làm và tiếp thị dịch vụ trên các tạp chí hoặc phương tiện truyền thông nơi những phụ nữ đi làm có con nhỏ có khả năng chú ý đến. 

Chiến lược này rất hiệu quả đối với các doanh nhân mới bắt đầu và nó cho phép họ cạnh tranh với các đối thủ lâu đời hơn và có được khách hàng mới. 


3. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng - Khi doanh nghiệp bước vào cuộc sống khách hàng

Không chỉ dịch vụ mà cách cung cấp sản phẩm cũng đóng một vai trò quan trọng.

Vậy nên, cần ưu tiên xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng, hiểu đầy đủ nhu cầu của họ và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. 

Cách tiếp cận ưu tiên mối quan hệ này khiến doanh nghiệp trở nên khác biệt vì khách hàng và cũng là cách phát triển doanh nghiệp bền vững.

4. Khiến khách hàng và nhân viên cảm thấy đặc biệt - Đổi mới sáng tạo

Nền văn hóa của chúng ta đang ngày càng thu mình lại. 

Dịch vụ khách hàng đang trở thành một nghệ thuật bị mai một và được thay thế bằng tự động hóa phi cá nhân. 

Nếu muốn nổi bật giữa đám đông, thì phải làm những gì không ai khác làm. 

Vậy nên, cần tìm những cách mới và sáng tạo mỗi ngày để làm cho khách hàng và nhân viên cảm thấy đặc biệt và quan trọng, bởi vì họ có thể không nhận được điều đó ở bất kỳ nơi nào khác. 


Tạo sự khác biệt bằng cách xây dựng và định vị thương hiệu

Phức tạp hơn một chút là việc thương hiệu nhìn nhận lại chính mình và tìm ra điểm khác biệt:

- Xác định câu chuyện thương hiệu;
- Hiểu được điểm mạnh của thương hiệu;
- Khẳng định vị trí trong cộng đồng;
- Học cách cùng tồn tại với đối thủ cạnh tranh.

5. Xác định câu chuyện thương hiệu - Định vị và liên kết

Khi kể câu chuyện đó càng nhiều, khách hàng mục tiêu sẽ càng bắt đầu hình thành sự liên kết với nó. 

Những câu chuyện định vị như “Máy tính xách tay Razer dành cho game thủ”, “ThinkPads dành cho doanh nhân chuyên nghiệp” hoặc “MacBook dành cho nhà thiết kế” khiến các thương hiệu này trở nên nổi bật so với đối thủ. 

Vậy nên, các doanh nhân nên tìm ra lý do tại sao thương hiệu được bắt đầu và liên kết câu chuyện đó với sản phẩm.

6. Hiểu được điểm mạnh của thương hiệu - Sản phẩm “đinh”

Đồng thời, sự khác biệt còn đến từ việc biết thông điệp muốn chia sẻ và khách hàng muốn nghe thông điệp đó. 

Nếu thông điệp đó phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế thành công sẽ theo sau. 

Theo đó, giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt thì thương hiệu cần hiểu điều mà thương hiệu mạnh nhất, và sau đó, nói rõ tầm quan trọng của điều đó với khán giả mong muốn tiêu thụ nó.


7. Khẳng định vị trí trong cộng đồng - Thương hiệu nên nhìn rộng hơn

Lùi lại một bước và suy nghĩ xem doanh nghiệp phù hợp với cộng đồng như thế nào là rất quan trọng. 

Sự tham gia của cộng đồng cung cấp cho các doanh nhân sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của khách hàng. 

Bằng cách tham gia vào các sự kiện địa phương, hỗ trợ các mục đích chính đáng và cộng tác với các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp có được kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc có thể truyền cảm hứng cho các ý tưởng sáng tạo để điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

8. Học cách cùng tồn tại với đối thủ cạnh tranh - Hợp tác cùng phát triển

Tìm hiểu cách cùng tồn tại với đối thủ cạnh tranh và nhớ rằng chìa khóa là “đủ khác biệt”. 

Doanh nghiệp có thể sửa đổi mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh bằng cách huy động vốn từ họ, bán hàng cho họ hoặc hợp tác với họ theo nhiều điều khoản khác nhau ở các giai đoạn sau.

Đôi khi việc hợp tác cũng tạo nên sự khác biệt trong thời đại cạnh tranh hiện nay.


Tạo sự khác biệt thông qua việc xây dựng quy trình doanh nghiệp - Học hỏi và phát triển

Việc sát sao hơn trong quy trình là bước tiến cần có của các doanh nghiệp khi đã xác định được đối tượng và mục tiêu của thương hiệu:

- Học cách tiếp thị bản thân;
- Quan sát và học hỏi từ những gì đã có trên thị trường;
- Thiết lập quy trình linh hoạt;
- Tập trung vào những gì thực sự quan trọng.

9. Học cách tiếp thị bản thân - Nắm bắt hành vi khách hàng

Một bộ kỹ năng có giá trị và học cách tiếp thị bản thân là điều cần thiết cho các doanh nhân mới bắt đầu.

Nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp cùng một sản phẩm, nhưng khách hàng sẽ làm việc với những sản phẩm mà họ cảm thấy thoải mái nhất và thậm chí sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm đó. 

Sau khi có được sự tin tưởng đó, điều quan trọng nhất cần làm để phát triển và duy trì cơ sở khách hàng là tuân thủ và hành động một cách chính trực. 

Tiếp theo là luôn sẵn sàng phát triển doanh nghiệp và giữ vững phong độ về chất lượng.

10. Quan sát và học hỏi từ những gì đã có trên thị trường - Học hỏi và phát triển

Học hỏi từ càng nhiều người càng tốt và tạo ra con đường riêng của doanh nghiệp. 

Lấy những phần tích cực, phù hợp với doanh nghiệp và vượt qua ranh giới để làm điều đó tốt hơn những phần khác. 

Ngày nay, với lượng thông tin có sẵn, việc bắt đầu lại từ đầu gần như là không cần thiết. 


11. Thiết lập quy trình linh hoạt - Lập kế hoạch chiến lược

Thiết lập các quy trình phù hợp là rất quan trọng đối với các doanh nhân mới. 

Lưu ý là luôn tập trung vào xây dựng có mục đích mà không trở nên cứng nhắc, càng nhiều sự rõ ràng càng tốt. 

Đồng thời, việc cam kết thực hiện các quy trình linh hoạt giúp doanh nghiệp có khả năng thích ứng để có thể đáp ứng với các tình huống thay đổi và lặp đi lặp lại với nhu cầu của thị trường. 

Những công ty thực sự nổi bật là những công ty biết mình là ai và vẫn có thể phát triển nhanh chóng. 

12. Tập trung vào những gì thực sự quan trọng - Thành công đến từ đâu?

Hãy nhớ rằng chiến thắng không đến từ việc đánh bại đối thủ mà đến từ việc giành được danh tiếng là giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của khách hàng. 

Khi bạn tập trung vào những gì thực sự quan trọng (trở thành phiên bản hoàn thiện của doanh nghiệp và phục vụ khách hàng hết khả năng của mình), thành công sẽ đến một cách tự nhiên.


Lời kết

Bên trên là 12 bước các doanh nghiệp có thể thực hiện để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, những lời khuyên này có thể sẽ trở thành nguồn cảm hứng và hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong hành trình kinh doanh của mình.

Lược dịch từ bài viết của Forbes.