Năm 2022, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống theo nhiều cách khác nhau. 

Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến tốc độ số hóa, ảo hóa doanh nghiệp (DN) và xã hội ngày càng nhanh.

Theo đó, nhu cầu về tính bền vững, sự gia tăng khối lượng dữ liệu, tốc độ máy tính và mạng ngày càng nhanh sẽ là những động lực quan trọng nhất thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS).

Tuy nhiên, không chỉ có các xu hướng công nghệ và các công nghệ mới nổi đang phát triển, nhiều thứ đã thay đổi trong năm nay do sự bùng nổ của COVID-19, tạo nên một “thế giới không tiếp xúc”. 

Sau đây là dự đoán về sự phát triển của 4 xu hướng công nghệ mới nổi hàng đầu năm 2022 bao gồm: Blockchain, Fintech, Trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ AR/VR.

4 xu hướng định hình tương lai doanh nghiệp

1. Blockchain - cuộc cách mạng hoá của giới công nghệ

Hiện tại, nền kinh tế thế giới đang dần chuyển từ mô hình truyền thống của các tổ chức tập trung sang một mô hình mới ngày càng phân quyền và tự chủ hơn. 

Sự thay đổi này đánh dấu sự ra đời của một thế hệ mới các tổ chức, doanh nghiệp "phi vật chất hóa", các tổ chức không yêu cầu các tài sản vật lý như văn phòng hay tài sản vật lý khác, thậm chí ngay cả nhân viên.

Với tiến trình đó, công nghệ blockchain ra đời đang là cơn sốt thu hút nhiều tập đoàn lớn trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng. Với tiến trình đó, công nghệ blockchain ra đời đang là cơn sốt thu hút nhiều tập đoàn lớn trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng.

Blockchain được biết đến là các khối thông tin có khả năng hoạt động được độc lập theo thời gian nhất định. 

Ông lớn của làng công nghệ thế giới - Microsoft đã bày tỏ sự quan tâm của mình tới công nghệ blockchain khi hợp tác với ConsenSys - một công ty hoạt động trong lĩnh vực này. 

null

Cụ thể, vào tháng 12/2015, Microsoft và ConsenSys đã công bố phần mềm EBaas (Ethereum blockchain as a Service) trên nền tảng điện toán đám mây Azure nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay các doanh nghiệp có thể kiểm tra hay triển khai các ứng dụng blockchain để phát triển SmartContract và BlockApps. 

Các khả năng của công nghệ blockchain thực sự là vô tận và những phát triển trong những năm gần đây đã đưa chúng ta tiến gần hơn một bước tới mạng internet phi tập trung có độ đáng tin cậy, minh bạch cao. 

Ngoài ra, blockchain có tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta trao đổi giá trị, chuyển quyền sở hữu và xác minh các giao dịch.

Công nghệ blockchain hiện đang được ứng dụng trong nhiều ngành, từ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đến sản xuất, bán lẻ, y tế, dịch vụ... 

Về lâu dài, blockchain có thể cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động giữa các ngành với nhau. Về lâu dài, blockchain có thể cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động giữa các ngành với nhau.

Dữ liệu được blockchain xác minh có độ bảo mật cao và đáng tin cậy, có nghĩa là các giao dịch có thể được xử lý nhanh hơn nhiều so với thế giới ngày nay mà không ảnh hưởng đến bảo mật. 

Trong tương lai, khi ngành ngân hàng - tài chính tối đa hóa trong việc ứng dụng blockchain sẽ giúp cho giao dịch được xử lý 24/7 và không bị gián đoạn bởi khoảng cách hay thời gian làm việc.

Nhờ ứng dụng công nghệ blockchain để số hóa tài sản, nhà đầu tư có thể giao dịch các loại tài sản có giá trị lớn hoặc vô hình như bất động sản, chứng khoán, vàng, dịch vụ,... trên nền tảng kỹ thuật số an toàn, trong khi vẫn giữ được các đặc tính của tài sản.

2. Fintech - cánh cửa mới cho ngành tài chính

Sự xuất hiện ngày càng nhiều những doanh nghiệp với mô hình kinh doanh ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến cùng những đổi mới trong dịch vụ thanh toán, cho vay, đầu tư, hay huy động vốn đã và đang mở ra một xu hướng phát triển hiện đại trong lĩnh vực tài chính - Fintech. 

null

Sự sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc thử nghiệm các dịch vụ tài chính số mới đã tăng theo cấp số nhân do tác động của đại dịch COVID-19, điều này thúc đẩy tốc độ đổi mới trong ngành ngân hàng. 

Để có thể truy cập vào các chi nhánh bị đóng cửa, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống và phi truyền thống đều cần thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu về các giải pháp nhanh chóng, liền mạch giúp hoạt động ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. 

Với tốc độ thay đổi nhanh chóng, điều quan trọng là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phải nhận thức được một số lĩnh vực chính đang tác động đến ngành ngân hàng. 

Bằng cách hiểu mức độ hoạt động lớn nhất trong thị trường fintech, các ngân hàng và hiệp hội tín dụng có thể đặt ra các ưu tiên trong ngắn hạn và trung hạn. 

Tốc độ đổi mới là cốt lõi của chuyển đổi ngân hàng số. Tốc độ đổi mới là cốt lõi của chuyển đổi ngân hàng số.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN), tính đến đầu năm 2021, Việt Nam có 41 tổ chức phi ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, với 5 ví điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, Zalo Pay và Viettel Pay. 

null

Đồng thời, theo Báo cáo toàn cảnh công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của TopDev (một nền tảng tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin), số lượng người dùng dịch vụ thanh toán điện tử (giao dịch qua mạng Internet và điện thoại di động) là khoảng 36,2 triệu người, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Số liệu này cho thấy những chuyển biến tích cực trong hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt của người dân.

Sự bùng nổ của Fintech đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các định chế tài chính cũng như chính phủ các nước trên thế giới, Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. 

Thị trường Fintech Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất cao và sẽ tiếp tục thu hút nguồn tài trợ từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Theo đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gia tăng, nhất là trong mảng thanh toán. 

Hiện nay, thanh toán là phân khúc phát triển mạnh nhất, tiếp đến là cho vay ngang hàng. 

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và giảm thiểu chi phí trong việc phát triển công nghệ mới, các ngân hàng xu hướng thực hiện sáp nhập và mua lại các công ty Fintech. 

Vì vậy, xu hướng sáp nhập và mua lại trên thị trường Fintech có thể gia tăng trong tương lai.

3. Trí tuệ nhân tạo AI - công nghệ “thay thế” trí não con người

Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

null

Mặc dù được John McCarthy – nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ chạy đua phát triển.

AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. 

Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao. 

Xu hướng đầu tư trí tuệ nhân tạo lan rộng từ các quốc gia, tập đoàn lớn, cho đến các quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu. Xu hướng đầu tư trí tuệ nhân tạo lan rộng từ các quốc gia, tập đoàn lớn, cho đến các quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu.

Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.

Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data). 

Dự báo cho rằng từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao.

Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. 

Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới một ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. 

Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.

4. AR/VR - định hình lại ngành thương mại điện tử

Công nghệ thực tế ảo (VR), Thực tế ảo tăng cường (AR) là xu hướng mới thời đại thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng, gia tăng doanh số.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử là thị trường tiềm năng, với số lượng người dùng tăng đột biến. 

Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ, thương mại điện tử ngày càng thay đổi, có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

null

Công nghệ thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) là xu hướng mới trong thời đại thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng và gia tăng doanh số.

Xã hội ngày càng phát triển, với những yêu cầu cao hơn, những công nghệ dẫn đầu xu hướng nhanh chóng làm thương mại điện tử có những dấu ấn, niềm tin trong lòng khách hàng.

Mặc dù hình thức mua sắm trên mạng internet trở nên phổ biến, nhưng trong nhiều trường hợp, khách hàng muốn trực tiếp thử sản phẩm, VR và AR đã và đang được khai thác mạnh mẽ. Mặc dù hình thức mua sắm trên mạng internet trở nên phổ biến, nhưng trong nhiều trường hợp, khách hàng muốn trực tiếp thử sản phẩm, VR và AR đã và đang được khai thác mạnh mẽ.

Chính nhờ sự kết nối thế giới thật với không gian ảo, để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, VR và AR đã tạo nên sự thuận tiện trong mua sắm online, nhờ việc thử sản phẩm tại nhiều cửa hàng khác nhau. 

Bằng cách tận dụng công nghệ mới này, các thương hiệu có thể đem lại nhiều trải nghiệm cho mọi người trên khắp thế giới, ngay cả khi họ không thể ở đó.

Đặc biệt, trong lĩnh vực thời trang, AR và VR được đặc biệt chú ý, đầu tư rất nhiều. 

Nhờ có VR và AR, việc mua sắm thời trang được dễ dàng hơn. Nhờ có VR và AR, việc mua sắm thời trang được dễ dàng hơn.

VR cho phép khách hàng có những trải nghiệm tương tự như khi đi đến một cửa hàng, nhưng lại diễn ra tại nhà một cách rất thoải mái.

Trong thiết kế nội thất, ứng dụng sử dụng công nghệ AR cho phép khách hàng chụp ảnh phòng của mình, đặt thử mẫu nội thất có kích thước và màu sắc khác nhau, để trải nghiệm thử trước thay vì phải khiêng đồ thật về, lắp và ướm thử.

AR là những ứng dụng làm chồng thành phần ảo lên môi trường thực tế người dùng, VR lại đưa họ đến với những trải nghiệm hoàn toàn chân thực nhờ những thiết bị hỗ trợ. 

Nhìn chung, VR và AR đều giúp cải thiện khả năng nhận biết, thu hút khách hàng online đến với cửa hàng để lựa chọn, trải nghiệm sản phẩm.

Dung lượng thị trường công nghệ tăng mạnh mẽ trên thế giới

Tính đến năm 2026, dung lượng thị trường ngành công nghệ được dự đoán sẽ tăng đáng kể, đặc biệt ở lĩnh vực fintech và blockchain.

Sau một đợt sụt giảm ngắn khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, các quốc gia trên thế giới đang chứng kiến một dòng vốn lớn đổ vào các dự án công nghệ tài chính (fintech), với cả tổng vốn đầu tư và số lượng giao dịch đều tăng lên nhanh chóng.

Dung lượng thị trường ngành fintech được dự đoán tăng đến gần 32.000 tỷ USD vào năm 2026. (nguồn: Research and Markets). Dung lượng thị trường ngành fintech được dự đoán tăng đến gần 32.000 tỷ USD vào năm 2026. (nguồn: Research and Markets).

Danh sách 50 công ty fintech lần thứ 6 do tạp chí Forbes công bố tháng 6/2021 cho hay, tất cả các công ty khởi nghiệp có trong danh sách đều ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong đại dịch COVID-19, khi người Mỹ chuyển sang mua hàng online và thanh toán trực tuyến; mua bán cổ phiếu và tiền điện tử.

Ở lĩnh vực blockchain, theo CB Insights, nguồn vốn cho lĩnh vực này tăng gấp 4 lần chỉ trong một năm, từ 3,1 tỷ USD cho cả năm 2020 lên 15 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021.

Thị trường này cũng được dự kiến sẽ đạt giá trị gần 67.4 tỷ USD vào năm 2026.

Nguồn: Research and Markets.

Việt Nam là một điểm sáng trong thế giới blockchain toàn cầu trong năm 2021. 

Trước đây, các công ty Việt Nam rất khó cạnh tranh với các công ty công nghệ nước ngoài. 

Khoảng cách này dường như đã được thu hẹp trong thế giới blockchain, nơi mà điểm xuất phát của các quốc gia không khác nhau nhiều.

Mặc dù AR/VR là một công nghệ tương đối non trẻ, sự phát triển của AR và VR đã rất đáng kinh ngạc, được thể hiện bằng một loạt các số liệu thống kê đáng ngạc nhiên. 

null

Theo báo cáo, con số đổ vào thị trường AR/VR sẽ tăng 38.7% (hơn 5 triệu USD) vào năm 2026. 

Bên cạnh đó, lĩnh vực AI cũng sẽ tăng 10 lần trong giai đoạn từ 2017-2027. 

Lĩnh vực này tuy mới nhưng sẽ có giá trị rất lớn trong tương lai.

null

Công nghệ và số hoá - bước định vị chính xác cho tương lai doanh nghiệp

Tuy đại dịch COVID-19 gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng đồng thời là thời điểm khiến con người nhìn nhận và xem xét về sự phát triển công nghệ trong tương lai. 

Nhất là cụm từ như “chuyển đổi kỹ thuật số (digital transformation)”, “tự động hóa quy trình bằng robot (RPA: robotic process automation)” gần đây trở thành khẩu hiệu của các doanh nghiệp lớn. 

Khi đại dịch bùng phát càng khiến cho mỗi doanh nghiệp gấp rút trong việc cải cách, giúp họ có cái nhìn rõ hơn đối với xu hướng công nghệ, phương hướng phát triển trong tương lai. 

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong tương lai sẽ đưa con người phát triển lên một tầm cao mới, con người sẽ sống một cuộc sống nhàn hạ hơn, hiện đại hơn. 

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ đem đến thì nó cũng còn tồn đọng rất nhiều mặt tiêu cực. 

Chính vì vậy, con người cần phải biết cân đối và kìm hãm công nghệ để mọi thứ được cân bằng.

Anh Thư - Trends Việt Nam