“Work - Life balance" là gì? 

“Work - Life balance" là khái niệm về cân bằng cuộc sống và công việc mà ai đang đi làm đều hướng tới, đặc biệt là người có gia đình.

Với mong muốn tách bạch khoảng thời gian giữa công việc và cá nhân.

Nhưng cần lưu ý một điều, là thời gian đi làm lại chiếm tới ⅓ một ngày. Nếu xem khoảng thời gian làm việc này là một sự chịu đựng, chẳng mấy chốc bạn sẽ bị hội chứng burn-out dày vò. 

null

Vì vậy, một lời khuyên khác cũng phổ biến không kém là hãy chọn công việc bạn thích, và bạn sẽ không phải làm việc mỗi ngày.

Lời khuyên cũng chỉ đúng một vế, Vì để thật sự tận hưởng công việc mỗi ngày, bạn còn cần phải chọn đúng môi trường phù hợp.

Một môi trường phù hợp sẽ bao gồm những gì?

Ngay từ những ngày đầu thành lập, phần lớn các thành viên đến từ nhiều vùng đất khác nhau, nhưng mọi người hãy luôn giữ chung 2 niềm tin: 

Tại sao không biến “làm việc" thành một niềm vui thay vì chỉ làm việc để kiếm tiền rồi dùng tiền đi tìm niềm vui.

Nếu công ty chọn làm điều gì đó, lựa chọn phải xuất phát từ sự kết nối tinh thần trong mỗi cá nhân, thì mối liên kết đó mới có thể sự chặt chẽ.

null

Để gắn bó bằng niềm tin thì có lẽ là chưa đủ. Chúng ta còn phải làm thế nào để xây dựng công ty trở thành một “nơi lui tới thân thuộc".

Những giá trị văn hoá và hoạt động cốt lõi luôn cần được đề cao và hướng tới là: Trách nhiệm, bình đẳng, an toàn, trân trọng.

Điều này cần được xây dựng qua 3 mục tiêu của công ty là: “Work together", “grow together" và “stay together".

Work together - Nơi mọi giá trị và sự đóng góp đều bình đẳng

Chúng ta chọn xây dựng cấu tạo tổ chức theo mô hình phẳng, nơi không có khái niệm “sếp" - người có nhiều quyền lực để đưa ra toàn bộ các quyết định, hay bắt người khác phải nghe theo một cách tuyệt đối.

Chỉ có trong một khía cạnh nào đó, sẽ có người này nhiều kinh nghiệm, kiến thức hơn người kia. Vì thế đây sẽ là người phù hợp nhất để tham khảo ý kiến, yêu cầu sự giúp đỡ khi phải đưa ra quyết định trong khía cạnh đó.

Chúng ta không thể cứ chỉ tay vào màn hình và nói người khác phải sửa theo thế này, hay xoá bớt cái kia như người “sếp" bình thường có thể làm. 

Cũng không thể cứ thế mà áp đặt quan điểm chỉ vì mình có số năm đi làm nhiều hơn người khác.

null

Tự bản thân phải liên tục học thêm các kỹ năng giao tiếp, quản lý cảm xúc, cập nhật các kiến thức chuyên môn và bắt tay vô làm thực sự để có thể nhận được lòng tin từ đồng đội. 

Nhờ vậy mới có thể từng bước phát triển bản thân mình.

Grow together - Nơi an toàn phát triển 

Công ty nên là nơi mỗi người tự khám phá giới hạn bản thân và tìm thấy những năng lực tiềm ẩn.

Để đánh dấu những đoạn trên hành trình này, chúng ta có thể tự đặt ra những cột mốc (hay còn gọi là pts), tương ứng với số giờ làm việc ở công ty, ví dụ như:

500 pts - Người khám phá ( The Explorer )

2000 pts - Hướng đạo sinh ( The Scount )

4000 pts - Người kiểm lâm ( The Ranger )

Khi ai đó đạt tới cột mốc, một thành viên khác sẽ chia sẻ những cảm nhận của họ về đồng nghiệp này. 

Đây sẽ là cơ hội để lắng nghe những dấu hiệu về sự thay đổi ở bản thân và nhìn lại chặng đường này đã vượt qua những gì.

Ngoài việc phát triển ở phần chuyên môn, đội ngũ còn có trách nhiệm tìm hiểu và phát triển các loại kỹ năng mềm quan trọng khác:

Kết nối, giao tiếp, quản lý công việc, kiểm soát cảm xúc, tư duy phản biện,... Để bất cứ khi nào cần phát triển bổ sung đều có thể tiếp cận nguồn kiến thức sẵn có. 

Stay together - Nơi biết cảm ơn và trân trọng 

Đứng thứ 4 trên tháp nhu cầu con người của Maslow là nhu cầu được công nhận.

Đây là một yếu tố thật sự quan trọng, để có thể duy trì được sự yêu thích với công việc, mà đôi khi chán chường mỗi ngày.

Nhưng sự công nhận lại khó diễn tả bằng lời nói, hay xuất hiện liên tục, thường chỉ vào những dịp cuối năm tổng kết ở mỗi công ty.

Mỗi năm dài đằng đẵng như vậy, mà chắc gì mình đã được trở thành cá nhân nổi bật để được ghi nhận.

null

Bên cạnh đó, sự ghi nhận này sẽ không chỉ dừng lại ở online, mà mỗi chiều thứ 6 hàng tuần. 

Toàn bộ thành viên sẽ sum vầy bên nhau trên sân thượng của văn phòng để tham dự Friday Meetup.

Một hoạt động để kết thúc một tuần làm việc, cũng là lúc để có thể trực tiếp cảm ơn những người đã hỗ trợ mình trước tất cả mọi người.

Những lần lên hạng ở công ty, là những lần đầy nụ cười và những giọt nước mắt hạnh phúc, hay những chiếc bánh kem sinh nhật tuổi mới cũng được thổi tắt nến tại sự kiện.

Cứ thế, mỗi tuần làm việc luôn khép lại bởi những kỷ niệm vui vẻ ngọt ngào để nghỉ ngơi và chuẩn bị năng lượng cho tuần tiếp theo.

Để “work” là một phần của “Life that we're happy to enjoy" 

Quay trở lại sau COVID-19, có thể chúng ta sẽ quay trở lại nhịp sống như trước đây. Nhưng chắc chắn cách nhìn nhận mọi việc không còn giống nữa.

Bệnh tật và những thứ khác làm chúng ta nhận ra, mình không có nhiều thời gian như vẫn tưởng.

Để “work” là một phần của “Life that we're happy to enjoy" thì quan trọng là môi trường làm việc phải thật sự thoải mái. 

Điều này vừa là sự lựa chọn của chúng ta, đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi công ty trong việc xây dựng và phát triển môi trường làm việc cho nhân viên. 

Theo Vietcetera