Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ đang tập trung đầu tư vào công nghệ lõi và các công nghệ nền tảng tập trung phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số.
Các công ty có thể duy trì vị trí dẫn đầu thị trường vào năm 2023 với việc nắm bắt các xu hướng ngành công nghệ thông tin - viễn thông.
Dưới đây là những xu hướng sẽ định hình tương lai của ngành viễn thông năm 2023.
1. Tiết kiệm thời gian kết nối không dây với việc ứng dụng mạng 5G và 6G
Hệ sinh thái di động không ngừng phát triển.
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, các công ty đang tìm kiếm các phương pháp để giao tiếp không dây nhanh hơn với dung lượng, tần số cao hơn và độ trễ thấp hơn.
Mặc dù 5G vẫn đang là xu hướng nhưng nhiều tổ chức đã dần dần giới thiệu 6G.
Mạng này sẽ cung cấp thông lượng tốt hơn, tốc độ dữ liệu và độ tin cậy cao hơn cũng như trải nghiệm nhập vai tốt khi dùng AR/ VR.
Nếu 5G cung cấp tốc độ 1 GB mỗi giây (hoặc với tốc độ dữ liệu cao nhất là 20GB), 6G sẽ đạt một TB, nhanh hơn 8,000 lần so với 5G.
2. Dữ liệu đám mây và hệ sinh thái kỹ thuật số
Hiện nay, rất nhiều ứng dụng đã được các nhà sản xuất cho hoạt động dưới dạng điện toán đám mây.
Tất nhiên, doanh nghiệp nhận ra rằng đối tượng mục tiêu của họ muốn truy cập phần mềm từ bất cứ đâu.
Vì vậy, các công ty viễn thông cũng đang tìm cách cung cấp các giải pháp linh hoạt và có thể mở rộng với sức mạnh tính toán cao trên dữ liệu đám mây.
Điều này là do sự phát triển của các thiết bị như IoT, AI và ML (Machine Learning) đã thúc đẩy nhu cầu về khả năng tính toán mạnh mẽ hơn.
Tại đây, điện toán đám mây hỗ trợ cải thiện khả năng phục hồi và hiệu quả của chương trình.
Hệ thống cũng đẩy nhanh quá trình số hóa và dễ dàng chuyển đổi tất cả các quy trình lưu chuyển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Mạng dưới dạng dịch vụ (NaaS) hoặc có cơ sở hạ tầng mạng mà không cần xây dựng từ đầu
NaaS là viết tắt của Network-as-a-Service, là 1 mô hình cung cấp dịch vụ Cloud, cho phép khách hàng thuê các dịch vụ mạng từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Với NaaS, khách hàng có thể quản trị và vận hành hệ thống mạng riêng mà không cần đầu tư các thiết bị phần cứng.
Vì việc xây dựng, triển khai và bảo trì bộ định tuyến, trình tối ưu hóa WAN - Wide Area Network hay còn gọi là mạng diện rộng và các yếu tố mạng khác là một quá trình rườm rà, nên các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào NaaS.
NaaS loại bỏ nhu cầu đầu tư vào phần cứng và cơ sở hạ tầng mạng, giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vượt quá ngân sách.
Vì lưu lượng người dùng thường thay đổi và có thể vượt quá giới hạn dự kiến, NaaS đảm bảo rằng mạng của doanh nghiệp chạy trơn tru ngay cả khi tải cao và ngăn chặn sự gián đoạn hệ thống.
4. Ứng dụng điện toán biên giúp rút ngắn thời gian phản hồi
Theo Statista, thị trường điện toán biên sẽ đạt 250,6 tỷ USD vào năm 2024.
Bằng cách lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu cục bộ, điện toán biên cho phép cắt giảm chi phí khai thác bằng cách giảm khối lượng lớn dữ liệu được lưu giữ trước đó trên đám mây.
Điện toán biên cho phép làm rõ phạm vi và tài nguyên tại biên để tối ưu hoá việc phân tích, xử lý, làm giảm các chi phí vận hành, từ đó làm tăng biên lợi nhuận.
Bên cạnh đó, điện toán biên giúp các thiết bị IoT có thể hoạt động mà không cần đến kết nối internet, một cụm tại biên có thể coi như một nút mạng trong mạng lưới.
Dưới đây là 5 lợi ích quan trọng chính của điện toán biên:
- Phản hồi nhanh
- Cho phép xử lý dữ liệu gần nguồn
- Tối ưu chi phí, thời gian và chất lượng
- Giảm thiểu hiện tượng “nút thắt cổ chai”
- Khả năng mở rộng không giới hạn và bảo mật
Lời kết
Các doanh nghiệp công nghệ tập trung vào việc nâng cấp chuỗi cung ứng để đạt tính minh bạch và khả năng phục hồi cao hơn.
Họ đồng thời nắm lấy điện toán đám mây để tăng cường nỗ lực chuyển đổi của mình.
Bước sang năm 2023, doanh nghiệp định hướng và đào tạo lại đội ngũ nhân sự của mình để tối ưu hóa khả năng làm việc và tận dụng tối đa các công nghệ tiên tiến.