Điện thoại gập là xu hướng
Thị phần của smartphone màn hình gập đang ngày một tăng trưởng thần tốc.
Theo báo cáo mới nhất từ Omida, smartphone gập đã tăng trưởng hơn 309% về lượng máy trên toàn cầu.
Con số được dự đoán sẽ tăng thêm 14 triệu sản phẩm trong năm 2022 trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà sản xuất nhảy vào cuộc đua màn gập này.
Ai trong chúng ta cũng đã biết điện thoại gập đã xuất hiện từ lâu.
Ngày trước điện thoại gập dùng để gấp gọn phần bàn phím với phần màn hình, hay còn gọi là điện thoại nắp gập.
Nổi bật nhất cũng như là biểu tượng của điện thoại nắp gập có lẽ là Motorola Razr V3i, một chiếc máy với vẻ ngoài cao cấp, liền lạc và sang chảnh.
Nhưng rồi nắp gập cũng như các feature phone ngày trước cũng đã lu mờ với smartphone.
Smartphone là một sự bùng nổ, là yếu tố thay đổi và định hình cho nhiều sự phát triển liên quan đến nội dung số hiện nay.
Mỗi dòng máy đều có một chất riêng, tạo nên sự đa dạng về sản phẩm trong từng tính năng mà các nhà sản xuất sáng tạo riêng dành cho máy của họ.
Nhưng rồi các hãng có lẽ cũng đã tìm được công thức chung để có thể bán smartphone, thị trường smartphone đã bão hoà.
Nhưng Samsung đã thổi một luồng gió mới vào thị trường đang rất “một màu” này, Samsung Galaxy Fold – chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên được ra đời.
Điều này như một luồng gió mới phá vỡ giới hạn của những chiếc smartphone dạng thanh truyền thống vốn không còn quá nhiều sự đột phá.
‘Thực tế ảo’ trong Metaverse tiếp tục là xu hướng
Metaverse là một vũ trụ kỹ thuật số hư cấu đa chiều bao gồm vũ trụ thực và nhiều tiểu vũ trụ ảo.
Trong các tiểu thuyết và phim khoa học viễn tưởng, chúng ta bắt gặp các vũ trụ kỹ thuật số ảo với tên gọi Metaverse và các tên gọi khác.
Mặc dù sự phổ biến của nó, nhưng không thể xác định rõ ràng Metaverse là gì và nó bao gồm những gì.
Hầu hết các kỳ vọng về Metaverse đều bao gồm các công nghệ mà chúng ta có thể trải nghiệm ngày nay, nhưng một số trong số chúng vẫn chưa được đại chúng hóa.
Việc các ứng dụng tạo ra nền kinh tế riêng trong thế giới ảo không phải là một tình huống mới.
Có thể xem một buổi hòa nhạc hoặc một trận đấu bóng đá khi đeo kính thực tế ảo (VR) và xem khu vực mà mắt bạn tập trung, không phải máy ảnh, trong vũ trụ ảo 360 độ – không giống như xem trên máy tính và truyền hình.
Một lần nữa, các cuộc họp hoặc đào tạo trực tuyến có thể được tổ chức trong vũ trụ thực tế ảo.
Với các ứng dụng thực tế tăng cường (AR), bạn cũng có thể mua những đôi giày bạn thích từ điện thoại của mình bằng cách giữ camera của điện thoại trên chân, thử chúng trên chân và xem chúng trông như thế nào.
Với tốc độ internet ngày càng cao, internet vạn vật (IoT) đang đi vào cuộc sống của chúng ta mỗi ngày một nhiều hơn.
Với nhà thông minh và ứng dụng thành phố thông minh, các đối tượng có thể giao tiếp với nhau và thực hiện các nhiệm vụ định trước mà không cần sự can thiệp của con người.
Công nghệ thiết bị đeo cũng đã tiến một bước dài trong những năm gần đây.
Chúng ta cần nghĩ về Metaverse không phải là một công nghệ hoàn toàn mới, mà là một nơi mà nhiều công nghệ hiện có cùng phát triển và diễn ra.
Loại hình điện toán chúng ta không thể thấy được - những thiết bị "ambient computing"
Trong vài năm trở lại đây, các công ty công nghệ đã đẩy mạnh tích hợp sâu hơn các nền tảng điện toán vào đời sống thường ngày của chúng ta.
Một trong những mục tiêu của họ là "đồng hóa" máy tính vào môi trường xung quanh chúng ta, đến mức chúng ta hoàn toàn không để ý thấy mình đang sử dụng chúng
Được gọi là "ambient computing", những công nghệ này thực hiện quá trình tính toán mà không cần một câu lệnh trực tiếp nào từ người dùng.
Theo đúng nghĩa của từ "Ambient" là "trong môi trường xung quanh bạn", những thiết bị "ambient computing" được tích hợp sâu vào môi trường xung quanh đến mức bạn không còn cảm nhận được chúng nữa.
Các loại loa thông minh và trợ lý giọng nói cá nhân mà hàng triệu người đang sử dụng trong nhà là ví dụ phổ biến nhất về các thiết bị ambient computing.
Để các thiết bị có thể hòa nhập một cách mượt mà, chúng phải giao tiếp với nhau, và IoT làm điều đó trở nên khả thi.
Chiếc smartphone của bạn sẽ kết nối đến hệ thống đèn, cảm biến ánh sáng kết nối đến chuông báo thức…
Với sự hỗ trợ của AI, các thiết bị này có thể định hình hành động của chúng dựa trên hành vi của bạn.
Nhiều nhà sản xuất phần cứng hiện đang tích hợp Ambient Computing với cả triết lý marketing lẫn thiết kế.
Samsung, công ty hàng đầu thế giới về công nghệ thông minh, gọi hệ điều hành smarthome của hãng là "Project Ambience".
Google cũng hào hứng bước vào cuộc chơi ambient computing.
Công ty nhiều khả năng sẽ mở rộng dòng sản phẩm phần cứng với nhiều thiết bị mới, nhằm bổ sung cho loạt dịch vụ tích hợp hiện nay.
Lời kết
Những xu hướng công nghệ trên không quá mới.
Tuy nhiên, khi bước sang năm 2023, đây sẽ là những xu hướng phát triển mạnh mẽ và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.