Công nghệ blockchain - “chìa khoá" cho chuyển đổi số

Blockchain là công nghệ mã hóa tất cả dữ liệu thành các khối và kết nối chúng với nhau để tạo thành một chuỗi liên kết.

Mỗi khi một thông tin hoặc giao dịch mới xảy ra, thông tin cũ sẽ không bị mất đi mà thay vào đó, thông tin mới sẽ được lưu vào một khối mới và lần lượt được nối vào khối cũ để tạo thành một chuỗi mới.

Hơn nữa, thông tin của Blockchain không chỉ nằm trên một máy chủ duy nhất mà còn được tự động phân phối và sao lưu trên nhiều máy chủ khác nhau kết nối với hệ thống Blockchain để mọi người đều có thể xem và kiểm tra các giao dịch của mình.

Điều này có thể ngăn chặn việc sửa đổi hoặc gian lận và đảm bảo tính minh bạch và an toàn thông tin.

Blockchain không chỉ ứng dụng trong tiền mã hóa. Blockchain không chỉ ứng dụng trong tiền mã hóa mà khả năng ứng dụng của công nghệ còn trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính, công nghiệp sản xuất, dịch vụ,.... 

Khả năng ứng dụng của công nghệ này rất rộng mở cả ở Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính, công nghiệp sản xuất, dịch vụ công, chuỗi cung ứng, giáo dục hay năng lượng…

Blockchain đang được ứng dụng trong nhiều ngành và lĩnh vực trên toàn cầu. Công ty Dữ liệu Quốc tế IDC (Mỹ) dự đoán, mức chi tiêu dành cho công nghệ này sẽ tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2018 lên đến 11,7 tỷ USD năm 2022.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam sẽ trở thành nơi nuôi dưỡng cho các ứng dụng Blockchain tân tiến, được thí điểm hoặc sử dụng trong các tổ chức chính phủ, nhà máy điện, an toàn chuỗi cung ứng và các dự án môi trường.

Lĩnh vực đầu tư không dành cho tất cả mọi người

Mỗi công nghệ mới phát triển đều kéo theo những nguy cơ, rủi ro và công nghệ Blockchain cũng không ngoại lệ.

Do việc phát triển Blockchain đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nên chúng dần trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các hành vi phá hoại an toàn mạng.

Theo ông Huy Nguyễn sáng lập kiêm CTO tạo KardiaChain, nền tảng blockchain hàng đầu Việt Nam, cho biết: “Thực tế là gần đây  rất nhiều những công ty Blockchain họ có thể gọi được vốn hàng triệu đô la hàng chục triệu đô la, rất nhanh rất là ngắn nhưng thật ra điều đó sẽ tạo nên một cái nguy nhiều hơn một cái cơ: nó chẳng khác bao so với vay tiền nặng lãi- mượn vài triệu đô hôm nay và trả lại vài chục triệu đô ngày sau.”

Gọi vốn bằng công nghệ blockchain dành cho các startup. Gọi vốn bằng công nghệ blockchain dành cho các startup.

Rất nhiều con số đầu tư lớn từ ICO được thực hiện thông qua vòng gọi vốn cá nhân. Khi giám sát pháp lý tăng cường, nhiều startup thấy việc huy động vốn dễ dàng hơn khi thông qua các nhà đầu tư cá nhân, ở thời điểm những người quan tâm đến tài sản số cũng đang tăng trưởng.

Việc này biến xu hướng đầu tư tiền mã hoá không còn quá xa lạ mà gần gũi như những thương vụ đầu tư mạo hiểm truyền thống.

Mấu chốt nằm ở điểm người chủ doanh nghiệp cần biết rõ: số vốn cần thiết là bao nhiêu, vốn để làm gì, thời gian trả là bao nhiêu,.... hãy nghĩ đến nó trước khi bạn gọi vốn nếu bạn không muốn trở thành lừa đảo hay scam.

Tuy nhiên đây cũng là cơ hội rất tốt cho những startup, họ có thể dựa vào công nghệ Blockchain, dựa vào cộng đồng Crypto và startup cần nhận rõ họ muốn làm gì nếu không muốn đưa đến hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp trong tương lai.

Luật khóa - một trong những rào cản lớn nhất để blockchain du nhập tại Việt Nam

Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đang dần giải quyết các bài toán của thị trường. Từ đó cũng nảy sinh ra một câu hỏi luật có được điều chỉnh sao cho phù hợp với  thị trường hay không?

Trả lời cho câu hỏi, ông Huy Nguyễn chia sẻ: “Đôi khi luật phải chạy theo công nghệ."

Việt Nam khẳng định không chấp nhận tài sản mã hóa, tiền mã hóa là phương tiện thanh toán, song về cơ bản, Việt Nam đang đi theo xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới là chưa quản lý loại tài sản mới này. Việt Nam khẳng định không chấp nhận tài sản mã hóa, tiền mã hóa là phương tiện thanh toán, song về cơ bản, Việt Nam đang đi theo xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới là chưa quản lý loại tài sản mới này.

Việt Nam hiện đang đứng thứ 8 trên thế giới về các hoạt động giao dịch tiền điện tử. Vì vậy, việc sớm đưa ra được khung pháp lý về tiền điện tử nói riêng và về việc ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam nói chung là điều rất cần thiết.

Chính phủ không thừa nhận tiền mã hóa là tài sản. Vậy nên, nếu như mà mình không có hiểu biết và mình tham gia vào một dự án lừa đảo, mình bị lừa thì khi đó mình sẽ không được giải quyết. Đó là một trong những nguy cơ mà nhà đầu tư phải đối mặt.

“Hơn nữa, rất khó để xác định những dự án có dấu hiệu scam hoặc lừa đảo, cố tình lừa đảo ngay từ đầu hoặc chỉ bởi vì họ không hiểu được những cái nguy và cái cơ”, ông Huy cho biết.

Công nghệ blockchain có thể sẽ đi vào cuộc sống rất gần và cũng sẽ là một sân chơi đầy hấp dẫn và tiềm năng để trở thành tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Trong số rất nhiều các thách thức mà blockchain đang đối mặt, doanh nghiệp Việt cần trang bị cho mình bản lĩnh, sự hiểu biết đủ để sẵn sàng đối mặt với bước chuyển mình của nền kinh tế, tài chính và công nghệ toàn cầu trong một tương lai không xa.

 

Phương Trang, Trends Việt Nam