Trong Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra 5 nhóm định hướng chiến lược, bao gồm:

1. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến AI;
2. Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI;
3. Phát triển hệ sinh thái AI;
4. Thúc đẩy ứng dụng AI;
5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

null Thủ tướng có tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI vào năm 2030.


Đồng thời, chiến lược chủ trương tập trung nguồn lực để tạo ra và phát triển các sản phẩm AI, dịch vụ AI quan trọng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

Đầu tư có trọng điểm ứng dụng AI trong một số lĩnh vực liên quan đến quốc phòng an ninh, quản lý tài nguyên, môi trường và dịch vụ cho người dân; phát triển mạnh các doanh nghiệp ứng dụng AI, doanh nghiệp khởi nghiệp về AI.

Chiến lược hướng tới mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Đến năm 2025, Thủ tướng hi vọng AI được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. 

null Đến năm 2025, Thủ tướng hi vọng AI được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ trực tuyến.


Cũng đến năm 2025, hình thành được 2 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về AI và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực AI ở Việt Nam; nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về AI.

Các mục tiêu trên được áp mức cao hơn cho giai đoạn đến năm 2030 như: Việt Nam xây dựng được 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực; phát triển được 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng…

Theo Doanh Nhân Sài Gòn