Đau bụng phía trên ở giữa
Đây là một trong số những dấu hiệu đau dạ dày thường gặp nhất.
Người bệnh cảm thấy đau âm ỉ và tức bụng vùng phía trên ở giữa, không có các cơn đau dữ dội, đôi khi đau lan cả ra vùng ngực và sau lưng.
Cơn đau xuất hiện ở một đến hai tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và thường lặp đi lặp lại.
Đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, các cơn đau vùng vùng bụng phía trên thường có liên quan đến bữa ăn và có tính chất chu kỳ.
Trong khi đó, các cơn đau do ung thư dạ dày lại xảy ra thường xuyên, liên tục kéo dài hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý nhận biết sớm dấu hiệu đau dạ dày, để sớm có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Ăn uống kém cũng là một trong các dấu hiệu đau dạ dày cần lưu ý.
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chủ chốt, khi đau dạ dày, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, đau tức bụng khi ăn, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon, bụng thường xuyên có cảm giác đầy trướng, khó tiêu.
Tuy nhiên không phải lúc nào tình trạng chán ăn và suy nhược cơ thể cũng là triệu chứng đau dạ dày, mà có thể dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: gan, thận, tâm thần không ổn định, do đó người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám cụ thể và chưa chị kịp thời.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thậm chí buồn nôn và nôn
Triệu chứng đau dạ dày này xảy ra do dạ dày tiết quá nhiều dịch vị và có hiện tượng trào ngược lên thực quản.
Nguyên nhân gây bệnh là do van đóng giữa thực quản và dạ dày không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, khiến axit trong dạ dày bị đẩy lên.
Đây được xem là một trong những triệu chứng quan trọng của đau dạ dày, biểu hiện ở việc người bệnh thường có cảm giác ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng cổ sau khi ăn, gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt và làm việc.
Tình trạng này xảy ra do chức năng dạ dày hoạt động kém hiệu quả, thức ăn tồn đọng lại nhiều, lên men và người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, cảm thấy cả vị đắng, vị chua của thức ăn khi ợ lên miệng.
Trong một số trường hợp, khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bên cạnh các dấu hiệu đau dạ dày đã kể trên bạn còn cảm thấy buồn nôn và nôn.
Ban đầu bạn sẽ thấy hơi khó chịu và nhộn nhạo, về sau sẽ cảm thấy dạ dày và thực quản co thắt. Tùy trường hợp mà bạn chỉ nôn khan hoặc tất cả thức ăn, dịch vị sẽ bị tống hết ra ngoài.
Chảy máu đường tiêu hóa
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu chảy từ thành mạch vào ống tiêu hóa. Chảy máu tại dạ dày chủ yếu là do loét dạ dày.
Loét dạ dày thường ở bờ cong nhỏ, vùng tâm vị, mặt sau dạ dày. Tỷ lệ xuất huyết trong loét dạ dày là từ 15-16%.
Tuy nhiên, khi bạn đã bị chảy máu đường tiêu hóa tức là bệnh của bạn đang xấu đi rất nhiều.
Khi lượng máu chảy nhiều, có thể gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh, biểu hiện qua các triệu chứng như nôn ra máu (máu tươi hoặc máu đen), máu có trong phân, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp do mất máu.
Chảy máu tiêu hóa cũng có thể là dấu hiệu dạ dày của bạn có vấn đề.
Dạ dày bị viêm loét lâu ngày không được phát hiện và điều trị, ổ loét ăn sâu gây viêm trợt lớp niêm mạc chảy máu.
Đây là cấp cứu ngoại khoa, nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể chết do mất máu hoặc nguy hiểm hơn là thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
Từ đó cho thấy việc nắm rõ các dấu hiệu đau dạ dày và phát hiện sớm bệnh quan trọng tới mức nào.
Vì vậy, ngay khi thấy bản thân có biểu hiện chảy máu tiêu hóa, người bệnh nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Đau dạ dày vốn là bệnh thường gặp, nhất là các quý ông, xuất phát từ chế độ ăn uống, rượu bia và nhịp sinh hoạt hiện đại.
Tuy nhiên, nếu nắm rõ các dấu hiệu đau dạ dày điển hình và sớm kịp thời điều trị ngay khi bệnh còn ở giai đoạn sớm thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa khỏi các biến chứng nguy hiểm.
Tổng hợp