Giữa sự hỗn loạn và bất ổn do đại dịch Covid-19, thị trường đầu tư tư nhân Việt Nam tiếp tục đạt được đỉnh cao mới về số lượng giao dịch trong năm 2020.

Năm 2021, thị trường cũng kỳ vọng tiếp tục đạt được những thành công như năm trước. Dưới đây là những nhóm ngành có triển vọng thu hút đầu tư trong năm 2021:

Giao vận:

Quy mô thị trường giao vận dự kiến đạt 113 tỷ USD vào năm 2022, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) là 16,6%.

Tăng trưởng này được hậu thuẫn bởi các hiệp định thương mại tự do, thương mại điện tử và việc các nhà sản xuất lớn như Apple, LG và Panasonic coi Việt Nam là một mắt xích mới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối của họ, giúp giảm tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19.

null Ngành giao vận được dự đoán sẽ tăng trưởng nhờ các hiệp định thương mại tự do, thương mại điện tử,...


Giáo dục:

Ngành giáo dục được dự báo tiếp tục thu hút đầu tư nhờ sự tăng trưởng đến từ tầng lớp trung lưu, cùng việc chi tiêu cho giáo dục dự kiến tăng lên. Tăng trưởng đầu tư ngành giáo dục cũng được thúc đẩy bởi các chính sách khuyến khích đối với dự án 100% sở hữu tư nhân và nước ngoài.

Y tế:

Ngành y tế thu hút đầu tư nhờ các yếu tố như tốc độ già hóa nhanh của dân số Việt Nam với số lượng người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 8% (2019) lên 16% (2040); chi tiêu chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người được dự báo tăng từ 194 USD (2019) lên 309 USD (2024); sự thiếu hụt nhân lực có trình độ và hạ tầng y tế không đầy đủ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung lớn.

Công nghệ:

Những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ luôn thu hút sự chú ý từ giới đầu tư mạo hiểm và đầu tư tư nhân, với mức tăng trưởng CAGR tới 26,1% trong giai đoạn 2015-2019.

Lĩnh vực công nghệ hưởng lợi từ nhiều động lực thúc đẩy đầu tư như chính sách thuế hấp dẫn, hỗ trợ tín dụng của Chính phủ và nguồn cung lao động chi phí thấp, chất lượng cao.

Công nghệ là xu thế không thể tránh khỏi, đặc biệt Covid-19 và các chính sách giãn cách xã hội đã tạo ra cú hích để ngành này phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa.

null Lĩnh vực công nghệ gần đây thu hút sự chú ý từ giới đầu tư mạo hiểm và đầu tư tư nhân.


Năng lượng tái tạo:

Việt Nam trở thành đất nước có công suất lắp đặt hệ thống điện lớn thứ hai ở ASEAN với 54.880 MW vào năm 2019. Là ngành được ưu tiên, Chính phủ đặt ra tỷ trọng mục tiêu của năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện lần lượt là 6,5%, 6,9% và 10,7% vào các năm 2020, 2025 và 2030.

Để đạt được mục tiêu này, lĩnh vực năng lượng tái tạo cần 10,8 tỷ USD đầu tư hàng năm từ nay đến năm 2030.

Các dự án năng lượng tái tạo nhận được nhiều ưu đãi, như chính sách thuế ưu đãi, biểu giá feed-in tariffs (FiT) và chấp thuận cho 100% sở hữu bởi nước ngoài tại các công ty năng lượng.

Tuy nhiên, việc mở rộng nhanh của các dự án năng lượng tái tạo cũng kéo theo thách thức, như việc phải cắt giảm sản lượng điện do cung vượt cầu, hạ tầng của EVN chưa đáp ứng kịp việc tiếp nhận toàn bộ điện sản xuất từ các dự án mới.

Theo Báo Đầu Tư