Hội nghị Inbound 22 được HubSpot tổ chức đã quy tụ các chuyên gia sáng giá nhất thế giới tiêu biểu như:

Barack Obama, Viola Davis, Jimmy O Yang, TJ Adeshola, Emma Grede, Glennon Doyle, Jason Brown, Kudzi Chikumbu và Sam Parr.
Hội nghị Inbound 22 được tổ chức bởi HubSpot.
Hội nghị Inbound 22 được tổ chức bởi HubSpot.

Trong thời đại làm việc từ xa, thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp là việc xây dựng kết nối với người thật khá khó khăn.

Điều này dẫn đến sự cô lập và các chuyên gia phải giao tiếp từ xa để sắp xếp nhiệm vụ hợp lý.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã cùng nhau giải bài toán chống lại khủng hoảng mất kết nối (Crisis of Disconnection).

Sự kết nối đa dạng bao gồm với khách hàng, đồng nghiệp, cộng đồng, dữ liệu và nền tảng hệ thống.

Khách hàng được kết nối là cách hiệu quả để phát triển doanh nghiệp. 
Hội nghị Inbound 22 với chủ đề “The Age of the Connected Customer”.
Hội nghị Inbound 22 với chủ đề “The Age of the Connected Customer”.

Trên thực tế, nghiên cứu từ Gartner cho thấy rằng, khi cân nhắc mua hàng, người mua B2B chỉ dành 17% thời gian đó để thực sự gặp gỡ các nhà cung cấp tiềm năng. 

Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất kết nối là sự gia tăng của phần mềm và công nghệ mới, khiến các công ty khó kết nối dữ liệu và hệ thống của họ với nhau.

Nếu không có các kết nối thích hợp, các tổ chức không thể giao tiếp và phát triển. 

Yamini Rangan - Giám đốc điều hành tại HubSpot cho biết. 

“Chúng tôi tin rằng những doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong tương lai là những người tập trung vào kết nối khách hàng chứ không phải quản lý khách hàng.”

Điều cần làm là nỗ lực để lắng nghe và hiểu quan điểm đa dạng của khách hàng về đội ngũ tiếp thị và bán hàng của bạn.

Nó sẽ giúp thu hẹp khoảng cách và cải thiện các chiến dịch tiếp thị trong hành trình định vị thương hiệu.

Cần có sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại và tạo điều kiện cho trải nghiệm cá nhân hóa, đi kèm sự linh hoạt và tính chân thật.

Dưới đây là 5 xu hướng ảnh hưởng đến tương lai của marketing.

Chúng bao gồm tiếp thị đàm thoại (conversational marketing), tối ưu hóa kênh mạng xã hội, kết nối cảm xúc, trải nghiệm kết hợp (hybrid experience) và Web3.

1. Tiếp thị đàm thoại giúp cảm nhận mối quan hệ chân thật hơn

Trong bài báo cáo “Tiếp thị đàm thoại: Có phải sự kết thúc của ứng dụng điện thoại?", diễn giả đề xuất nên ưu tiên các cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng.

Tiếp thị đàm thoại là tổ chức các cuộc trò chuyện có ý nghĩa với khách hàng.

Điều này giúp cá nhân hóa trong quá trình tương tác với khách hàng.

Các hình thức tiếp thị đàm thoại như trò chuyện trực tiếp, chatbot thông minh, trợ lý giọng nói, email và mạng xã hội.

Trò chuyện trực tiếp là hình thức đa số người tiêu dùng yêu thích nhất. 

Nó có tính tức thời và hoàn thành khả năng đa nhiệm của cuộc hội thoại.

Chatbot có khả năng hoạt động và hồi đáp tin nhắn 24/7.

Hiện nay, có hai loại chatbot chính: chatbot dựa trên AI và chatbot dựa trên nguyên tắc.

Chatbot có các công nghệ xử lý khiếu nại, các giao dịch tài chính, các dịch vụ cung cấp, tìm kiếm sản phẩm, bán kèm và bán thêm, phân tích dữ liệu, khuyến mại và quảng cáo.

Trợ lý giọng nói giúp 62% người tiêu dùng Hoa Kỳ đưa ra quyết định mua sắm.

Đây là chatbot thông minh dựa vào lời nói thay vì giao diện trực quan. 

Trợ lý giọng nói phổ biến nhất hiện nay là Siri và Google.

Starbucks và Domino's đã bắt đầu sử dụng trợ lý giọng nói.

Các chiến dịch email nhỏ được cá nhân hóa cũng được xem như một cuộc trò chuyện.

Bạn có thể liên kết email với bot hoặc trò chuyện trực tiếp qua email với khách hàng.

Mạng xã hội là kênh có nhiều cách để đối thoại như tin nhắn cá nhân, livestream, các khảo sát và bình luận.

Các thương hiệu cần lưu ý sự nhất quán và chân thật giữa trải nghiệm kết nối trực tiếp và kỹ thuật số.
Kênh tiếp thị đàm thoại nên là cuộc trò chuyện trực tiếp.
Kênh tiếp thị đàm thoại nên là cuộc trò chuyện trực tiếp.

Griffin LaFleur - giám đốc tiếp thị tại Swing Education cho biết kênh tiếp thị đàm thoại mà ông lựa chọn là trò chuyện trực tiếp.

Nó dễ dàng tạo sự trao đổi hai chiều, giúp cảm nhận được mối liên hệ giữa người và người.

Khi ấy, các cá nhân sẽ nhận được trải nghiệm phù hợp và được phục vụ tốt hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng chương trình khách hàng thân thiết hoặc bản tin để kịp thời nắm bắt các phản hồi của khách hàng.

2. Tối ưu hóa kênh mạng xã hội giúp thương hiệu kết nối cộng đồng

Mạng xã hội là nơi cộng đồng người dùng luôn cung cấp thông tin cập nhật và tức thời.

Doanh nghiệp xây dựng cộng đồng của mình trên mạng xã hội sẽ có nhiều kết nối với khán giả hơn.

Điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu mục đích của từng nhóm trước khi tham gia.

Tương tác trong các nhóm này là một cách hiệu quả để xây dựng uy tín, đồng thời kết nối và cộng tác với các chủ doanh nghiệp. 

Mang lại điều gì đó có giá trị cho cộng đồng là điều cần thiết.

Vì nó có thể giúp thu hút khách hàng chất lượng. 

Đây là cách duy nhất để mọi người biết đến bạn và tin tưởng thương hiệu của bạn.

“Bạn nên thể hiện văn hóa công ty và sử dụng mạng xã hội để kết nối với mọi người.” - Lauren Wiggins.

Mạng xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng cộng đồng gắn kết hơn với thương hiệu.
Mạng xã hội giúp doanh nghiệp xây dựng cộng đồng gắn kết hơn với thương hiệu.

Kudzi Chikumbu, người đứng đầu bộ phận tiếp thị sáng tạo toàn cầu của TikTok chia sẻ:

“SEO có thể giúp nhà tiếp thị tạo nội dung dễ tìm kiếm nhưng nó không thể xây dựng cộng đồng.

Chính sự kết nối cảm xúc mới xây dựng nên cộng đồng.
Những cộng đồng này là nền tảng của văn hóa trực tuyến.”

Vì vậy, các nhà tiếp thị cần đầu tư nhiều thời gian hơn trên các nền tảng mạng xã hội.

Cách để giúp nhóm cộng đồng của bạn phát triển bền vững là tính nhất quán, kiên nhẫn và bền bỉ, chia sẻ quyền hạn với các thành viên có đóng góp nổi bật và thiết lập được văn hóa cộng đồng. 

Điều này, giúp bạn có nhiều khả năng kết nối với các cộng đồng và bắt kịp xu hướng trực tuyến.

3. Kết nối cảm xúc với khách hàng bằng sự đồng cảm

Trong phiên "Khơi dậy thương hiệu của bạn bằng sự trao quyền bỏ qua những gián đoạn", diễn giả nhấn mạnh sự kết nối cảm xúc.

Các thương hiệu nên kết nối với khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội bằng sự đồng cảm.

Dù chúng ta luôn nghĩ mình hành động theo logic nhưng trên thực tế, hầu hết các quyết định của chúng ta đều dựa vào cảm xúc. 

Bộ não con người thích liên hệ và hình thành kết nối với những người khác.

Điều đó thường được thực hiện bằng cách gợi lên một số loại phản ứng cảm xúc ở những người xung quanh chúng ta.

Trên thực tế, những người theo dõi bạn sẽ không nhớ nhiều chi tiết, cụ thể về những gì bạn nói. 

Nhưng họ sẽ nhớ nội dung của bạn khiến họ cảm thấy như thế nào. 

Khi bạn có thể khiến họ cảm nhận được một cảm xúc mạnh mẽ, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ trở nên đáng nhớ hơn.

Hãy sáng tạo nội dung trên mạng xã hội bằng sự hài hước, hạnh phúc hoặc sự đồng cảm.

Đặc biệt với khách hàng không hài lòng về thương hiệu, chúng ta cần xin lỗi và hướng đến giải pháp giải quyết vấn đề.

Điều này sẽ làm hài lòng và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.

 Thương hiệu nên kết nối với khách hàng bằng sự đồng cảm.
Thương hiệu nên kết nối với khách hàng bằng sự đồng cảm.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho sự kết nối cảm xúc, nhà tiếp thị cần xây dựng lòng tin với khách hàng.

Lòng tin được xây dựng trên cuộc đối thoại cởi mở, minh bạch về những thách thức và sự gắn bó với các giá trị của thương hiệu.

Tất cả các nội dung và chiến dịch cần nhất quán giữa các kênh và theo thời gian.

Chúng phải phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu.

4. Trải nghiệm kết hợp sự giao thoa giữa hai yếu tố vật lý và kỹ thuật số

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến mọi trải nghiệm cần được hỗ trợ hai yếu tố: vật lý và kỹ thuật số.

Vấn đề được đặt ra là làm sao thu thập dữ liệu kỹ thuật số của đối tượng gặp gỡ trực tiếp.

Và ở chiều ngược lại, làm cách nào đảm bảo khách hàng gặp gỡ trực tiếp lại tiếp cận được thông tin kỹ thuật số?

Các thương hiệu không chỉ cạnh tranh với đối thủ mà còn cạnh tranh với chính họ.

Khách hàng cần được trải nghiệm cả 2 yếu tố vật lý và kỹ thuật số.
Khách hàng cần được trải nghiệm cả 2 yếu tố vật lý và kỹ thuật số.

Trong trường hợp khách hàng thích trải nghiệm trực tuyến hơn là gặp gỡ trực tiếp. Sự không nhất quán này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu.

Với trường hợp lý tưởng nhất, khách hàng dễ dàng tìm kiếm 1 sản phẩm trên website, sau đó tìm kiếm địa chỉ cửa hàng và trực tiếp mua nó.

Khi có được sự trải nghiệm kết hợp online và offline, khách hàng cảm thấy kết nối nhiều hơn với thương hiệu và hoàn toàn hài lòng.

5. Web3 là mạng internet tự chủ và cởi mở

Web3 là hệ thống được tạo ra với mục đích trở thành một mạng Internet tự chủ, thông minh và cởi mở hơn.

Web3 được kỳ vọng có thể mở rộng thành một hệ thống, nơi dữ liệu được kết nối với nhau theo cách phi tập trung, không bị ràng buộc bởi các nền tảng lớn.

Điểm khác biệt của Web3 so với các thế hệ trước là cách các thương hiệu có thể kết nối với khách hàng trong kỷ nguyên web mới này.

Web3 là mạng internet tự chủ và cởi mở.
Web3 là mạng internet tự chủ và cởi mở.

Thị trường NFT chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên thế giới ảo đã mở cánh cổng cho công chúng tiến hành xây dựng cộng đồng trên Web3.

Nếu các nhà tiếp thị giúp xây dựng và hỗ trợ cộng đồng này, họ sẽ có được lòng trung thành của khách hàng đang sử dụng Web3.

Tuy nhiên, các xu hướng Web3 và metaverse còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Làm thế nào để xây dựng cộng đồng?

Làm thế nào bạn có thể đến được đó?

Làm thế nào để trao đổi tiền?

Những câu hỏi đó vẫn đang đi tìm lời giải.

Với 5 xu hướng marketing tương lai bên trên, doanh nghiệp bạn sẽ chọn chiến lược nào cho hướng đi trong tương lai?

Các bài liên quan:

Top 10 xu hướng truyền thông mạng xã hội sẽ “bùng nổ” trong năm nay.

“Tất tần tật” kiến thức về Web3 bạn cần biết.