Với việc tập trung vào tiêu dùng hóa và công nghệ số, những xu hướng mới được tạo ra góp phần quan trọng trong việc định hình quản trị nhân sự trong thập kỷ mới.

2022 chắc chắn là năm mà đội ngũ Quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp sẽ phải mạnh mẽ chuyển đổi hơn nữa.

1. Linh hoạt để thích ứng - chìa khóa đáp ứng sự thay đổi lao động

Những biến chuyển phức tạp của đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta buộc phải làm quen với cụm từ "Làm việc tại nhà" hay "Làm việc từ xa"

Theo đó, khi cuộc sống trở lại “bình thường mới”, doanh nghiệp không thể kỳ vọng rằng nhân viên của họ đã sẵn sàng quay lại ngay lập tức.

Nhân viên đã quen với cách thức làm việc tại nhà trong khoảng thời gian dài. Nhân viên đã quen với cách thức làm việc tại nhà trong khoảng thời gian dài.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần thiết lập mô hình làm việc mới, phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại.

Nhà quản trị phải có tư duy “hybrid”, tức là chấp nhận sự uyển chuyển và linh hoạt để thích ứng, tạo cảm giác thân thuộc cho nhân viên giúp họ giảm áp lực khi làm việc.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, nhân viên thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề đều mong muốn áp dụng chế độ làm việc linh hoạt.

Nhân viên dần thích ứng với cách làm việc kết hợp giữa hình thức làm ở nhà và ở công ty. Nhân viên dần thích ứng với cách làm việc kết hợp giữa hình thức làm ở nhà và ở công ty.

Lãnh đạo doanh nghiệp cần có khả năng, kỹ năng trong việc tìm hiểu, thăm dò, đặt câu hỏi, điều chỉnh, khai thác, đánh giá sự khác biệt nơi nhân viên để đưa ra những phương hướng chuyển đổi chính xác, hiệu quả.

2. Công nghệ trong quản lý và tuyển dụng nhân sự

Số hóa ngành nhân sự hiện đang là một chủ đề nóng với những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nhân sự.

Đó là bởi tầm nhìn của những chuyên gia này nhận thấy công nghệ kỹ thuật số có tiềm năng làm thay đổi đế chế quản trị nhân sự như thế nào và họ thực sự muốn nắm bắt điều đó.

Công nghệ giúp tự động hóa nhiều quy trình, trong đó có quy trình tuyển dụng; tổng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc được giảm đi đáng kể. Công nghệ giúp tự động hóa nhiều quy trình, trong đó có quy trình tuyển dụng; tổng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc được giảm đi đáng kể.

Nếu như trước đây khi chưa có nền công nghệ kỹ thuật số phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp vẫn phải gồng mình quản trị nhân sự theo phương pháp truyền thống.

Thì nay, với sự nỗ lực phát triển không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu ứng dụng phần mềm thì việc đưa tới một giải pháp công nghệ hỗ trợ toàn diện cho công tác vận hành doanh nghiệp là điều thực sự đáng mừng.

Nâng cao năng suất, hiệu quả của mọi công việc trong doanh nghiệp đều đồng nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế.

Đây cũng là lúc đầu tư nhiều hơn vào công nghệ khi doanh nghiệp chuyển mình theo thời đại số. Đây cũng là lúc đầu tư nhiều hơn vào công nghệ khi doanh nghiệp chuyển mình theo thời đại số.

Áp dụng công nghệ quản lý và tuyển dụng nhân sự trong thời đại COVID-19 là bước tiến quan trọng đối với các nhà lãnh đạo nhân sự trong quá trình lập kế hoạch đầu tư vào nguồn nhân lực, quản lí nhân viên.

3. Đào tạo và nâng cao kỹ năng

Sự thay đổi của COVID-19 thúc đẩy quá trình tự động hóa, 2022 đòi hỏi hai sự thay đổi lớn của doanh nghiệp là đào tạo và nâng cao kỹ năng.

Đào tạo giúp nhân viên có đủ chuyên môn, đảm bảo hiệu suất nhằm khôi phục và phát triển các hoạt động của doanh nghiệp.

Các kỹ năng ngày càng mở rộng, là lý do tại sao việc tích cực đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên là điều cần thiết cho cả sự phát triển của doanh nghiệp và lực lượng lao động thúc đẩy nó. Các kỹ năng ngày càng mở rộng, là lý do tại sao việc tích cực đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên là điều cần thiết cho cả sự phát triển của doanh nghiệp và lực lượng lao động thúc đẩy nó.

Ngoài ra, COVID-19 đã làm tăng nhu cầu về lao động lành nghề (do làn sóng nghỉ việc cao), hơn nữa, người lao động cũng phải nâng cao năng lực trong các lĩnh vực mới.

Những thay đổi này có thể là một thách thức, nhưng chúng mang lại cơ hội thử nghiệm các phương pháp đào tạo mới. Những thay đổi này có thể là một thách thức, nhưng chúng mang lại cơ hội thử nghiệm các phương pháp đào tạo mới.

Nhà quản lý doanh nghiệp cần cân nhắc lại về phương pháp đào tạo để đáp ứng những nhu cầu này và bảo vệ nguồn lực trước những bất ổn trong tương lai.

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp dần chuyển sang những cách mới và sáng tạo để cung cấp đào tạo chính xác, kịp thời và thiết thực.

4. Tập trung vào trải nghiệm của nhân viên

Trong nhiều năm, các công ty đã tập trung vào trải nghiệm khách hàng như là động lực chính dẫn đến thành công trong kinh doanh.

Nhưng trong thời gian gần đây, nhận định này đã được thay đổi.

Càng ngày doanh nghiệp càng nhận ra rằng trải nghiệm của nhân viên cần được chú trọng.

Trải nghiệm nhân viên (EX) là những tương tác, góc nhìn của nhân sự với tất cả khoảnh khắc xuyên suốt quá trình làm việc của họ. Trải nghiệm nhân viên là những tương tác, góc nhìn của nhân sự với tất cả khoảnh khắc xuyên suốt quá trình làm việc của họ.

Theo một nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit, 81% các công ty toàn cầu mà họ phỏng vấn đã báo cáo rằng trải nghiệm của nhân viên là chủ đề thảo luận nổi bật của các cấp lãnh đạo.

Trải nghiệm của nhân viên là điểm mấu chốt, nhân viên cảm thấy tích cực bắt đầu từ sự hài lòng trong công việc. Trải nghiệm của nhân viên là điểm mấu chốt, nhân viên cảm thấy tích cực bắt đầu từ sự hài lòng trong công việc.

Điều thực tế là lực lượng lao động bị sa thải có thể gây thiệt hại lớn cho công ty về lợi nhuận, doanh thu.

Việc giữ chân nhân viên hiện tại của bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc giải quyết các vấn đề nội bộ.

Bằng cách thực hiện các biện pháp để nâng cao trải nghiệm của nhân viên và nuôi dưỡng một nền văn hóa tích cực, các tổ chức có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc, sự hài lòng và mức độ gắn kết của đội ngũ.

5. Tiến về phía trước

Xem xét tốc độ và số lượng áp dụng tiếp cận công nghệ, kết hợp với các chiến lược dựa trên nguồn nhân lực của chính tổ chức sẽ là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp hướng đến mục tiêu trong tương lai.

Công nghệ đã mang đến cho các chuyên gia nhân sự những công cụ giúp giảm thời gian họ phải dành cho các công việc hành chính, cho phép họ tập trung vào các vấn đề thực tiễn của đội ngũ nhiều hơn.

Ngày nay, công nghệ nhân sự sáng tạo có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty đang phát triển và đầy tham vọng. Ngày nay, công nghệ nhân sự sáng tạo có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty đang phát triển và đầy tham vọng.

Theo kết quả khảo sát, có 68% doanh nghiệp trả lời rất cần thiết, 32% trả lời cần thiết khi được hỏi về nhu cầu áp dụng công nghệ cho quản trị nhân sự.

null

Điều đó cho thấy, các nhà tuyển dụng ở Việt Nam đã bắt đầu đánh giá cao tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự thông qua việc đầu tư vào các giải pháp công nghệ, đặc biệt trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay.

Bằng cách đơn giản hóa các công việc như tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ và tính lương, công nghệ nhân sự đã cải thiện đáng kể hiệu quả, độ chính xác và thậm chí cả tinh thần của nhân viên.

Các xu hướng công nghệ nhân sự sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp tích hợp để giải quyết các vấn đề mới một cách kịp thời và bền vững.

Lời kết

Cuộc chiến giành trái tim và khối óc của nhân viên càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý và nhân viên trong một số trường hợp rất khác so với trước đây.

Cùng với đó năm 2022 cũng sẽ là năm nhiều biến động thay đổi bởi những thách thức mới luôn được mở ra.

Dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống và công việc của chúng ta trong tất cả các lĩnh vực, nhưng trong “nguy” luôn có “cơ”.

Việc thay đổi và tái thiết lập lại cơ cấu nhân sự trong thời đại số là điều cần thiết để giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững giữa thời đại số như hiện nay.

Theo Le & Associates