null                     

Ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc Nielsen Đông Nam Á cho biết:

“Người tiêu dùng đã quay lại cùng một cửa hàng nhiều lần. Chúng tôi nhận thấy hành vi này tại các thị trường trong hơn hai tháng và đến từ tâm lý lo sợ mua hàng của người tiêu dùng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người tiêu dùng đã chuyển từ “tiêu dùng mua mang đi” sang “tiêu dùng an toàn tại nhà” nhiều hơn.”

Kết quả từ nghiên cứu “COVID-19 - Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?” của Nielsen – Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới chỉ ra rằng, trong số 11 thị trường châu Á được khảo sát, Việt Nam nằm trong top 3 thị trường ưu tiên việc ăn tại nhà với 62% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ chọn ăn tại nhà, chỉ xếp sau thị trường Trung Quốc đại lục (86%) và Hồng Kông (77%).

null Số liệu của Nielsen về những thị trường ưu tiên việc ăn tại nhà.


Phù hợp với xu hướng tiêu dùng tại nhà, các ngành hàng có lượng tiêu thụ tăng trưởng mạnh là: Mì ăn liền, Sản phẩm chăm sóc nhà cửa, Thực phẩm bổ sung, Sản phẩm vệ sinh cá nhân, Thực phẩm thiết yếu, Rau quả tươi, Sữa và các chế phẩm từ sữa, và Thực phẩm đông lạnh.

null Mua hàng trực tuyến tăng trưởng ngoạn mục.


Khi dịch bệnh bùng phát, trước yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập nơi đông người để ngăn ngừa sự lây lan, ngay lập tức thị trường đã chứng kiến một “cuộc đổi ngôi” ngoạn mục của 2 hình thức: Kinh doanh truyền thống và kinh doanh online.

Khảo sát của Deloitte (Công ty hàng đầu về Kế toán, Kiểm Toán, Tài chính) đưa ra nhưng con số đáng kinh ngạc về thị trường bán lẻ trong nước.

Cụ thể, trong những năm trước đây, doanh số bán hàng tại các cửa hàng chiếm đến 97% tổng doanh số bán lẻ, còn bán hàng không qua cửa hàng (bao gồm cả thương mại điện tử) chỉ vào khoảng 3% thì đến năm 2020, cục diện đã thay đổi.

Hơn 50% người tiêu dùng Việt giảm tần suất ghé vào siêu thị, cửa hàng, tạp hóa, chợ. 25% trong số đó chuyển sang mua sắm trực tuyến.

Sau đó, dù không còn giãn cách xã hội nhưng nhu cầu mua sắm trực tuyến tại thị trường Việt Nam vẫn duy trì sự tăng trưởng kể từ đầu năm đến Quý 3. Trong đó, bách hóa và chăm sóc sức khỏe là hai ngành hàng có sự tăng trưởng tốt nhất trong 6 tháng đầu 2020.

null Lượt truy cập trung bình của các website trong ngành hàng.


Số liệu từ iPrice Group và SimilarWeb cho thấy sau 6 tháng đầu năm, lượng truy cập vào các website bách hóa tăng hơn 41%. Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành hàng mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe tăng 21%.

null


Không quá khó hiểu khi những sản phẩm được “săn đón” nhiều nhất trong năm 2020 điểm tên các sản phẩm liên quan đến bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, dinh dưỡng.

Điển hình nhất phải kể đến tình trạng “cháy” khẩu trang, nước rửa tay trong thời điểm tâm dịch. Hai loại mặt hàng này thậm chí còn bị đẩy giá lên tới mức chóng mặt.

Theo thống kê của Deloitte, các sản phẩm sức khỏe, dinh dưỡng, nước rửa tay, xà phòng, mức tiêu thụ đã tăng gấp đôi, thậm chí tăng trưởng ở mức ba chữ số do 87% người tiêu dùng Việt Nam hiện nay rửa tay thường xuyên.

Các loại sản phẩm vệ sinh cá nhân như: nước súc miệng cũng tăng 78%, sữa tắm tăng 45% và sữa rửa mặt tăng 35%. Điều này chứng minh thực tế người dân rất có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Ngoài ra, theo ghi nhận, các loại vitamin tăng đề kháng, thuốc dự trữ cũng được nhiều gia đình chú trọng, đặt mua để tự nâng cao sức khỏe, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

Xu hướng chuyển dịch sang dạy & học online, sinh hoạt, làm việc tại nhà kéo theo nhu cầu đối với những sản phẩm phục vụ các công việc trên tăng đột biến: các app học tập, họp trực tuyến, làm việc online (Zoom, Skype, Google Hangout Meet…) bàn phím máy tính, webcam, dụng cụ tập gym, iPad…


null Các mặt hàng kinh doanh online đang sốt mùa dịch.


null

Xu hướng mua hàng đa kênh (Omnichannel) được áp dụng trên nền tảng các thiết bị di động, mở ra rất nhiều cơ hội về tăng doanh số bán hàng cũng như thị phần cho các nhà sản xuất cũng như những người bán lẻ.

Thay vì chỉ phục vụ bán hàng tại chỗ hoặc chỉ bán online, nhiều cửa hàng đã chuyển qua đáp ứng yêu cầu trên cả hai hình thức. Nhiều nhà bán lẻ trong nước vừa bán online vừa offline.

Người tiêu dùng vẫn có thể tham khảo và thử trực tiếp tại các cửa hàng vật lý nhưng lại thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến để hưởng lợi từ ưu đãi.

Khách hàng tiềm năng đến từ nhiều nguồn khác nhau và đa dạng hơn. Giờ đây, rất nhiều người lựa chọn hình thức mua hàng online thay vì mua trực tiếp vì mua sắm online vừa tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển lại vừa nhận được nhiều hình thức khuyến mại.

Tuy nhiên, chính vì nguồn khách hàng đến từ nhiều nền tảng khác nhau, có sở thích, hành vi tiêu dùng khác nhau đòi hỏi người bán hàng phải nâng tầm đáp ứng nhu cầu hơn trước, thích nghi với mọi yêu cầu 4.0 của khách.

Sự linh hoạt của tiêu dùng đa kênh mang lại lợi ích cho khách hàng đồng thời giúp nhiều doanh nghiệp sống sót được qua mùa dịch.

null

Năm vừa qua, với đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu, nỗi lo virus gây Covid-19 bám lên bề mặt tăng cao hơn bao giờ hết. Thậm chí, không ít ngân hàng ở các quốc gia đã phải mua thiết bị khử khuẩn chuyên dụng để làm sạch tiền sau mỗi ngày giao dịch.

Giải pháp để khắc phục vấn đề nhiễm khuẩn, virus từ tiền đó là cách thanh toán online. Covid-19 gây nên thảm họa cho con người nhưng nó cũng mang lại sự phát triển cho hình thức thanh toán trực tuyến, mua hàng online.

Hình thức thanh toán trực tuyến không chỉ nhanh chóng, gọn nhẹ mà còn giảm tiếp xúc giữa con người với con người.

Không chỉ trên thế giới mà người Việt Nam cũng đang dần quen với công nghệ thanh toán không chạm, đặc biệt là các ứng dụng ví điện tử. Với ứng dụng cài đặt xong có thể mua vé xem phim, đặt hàng, mua sắm, thanh toán các hóa đơn... chỉ trong nháy mắt.

Ngân hàng Nhà nước đã khuyến khích khách hàng tăng cường giao dịch online thay vì giao dịch bằng tiền mặt. Hưởng ứng điều này, một số ngân hàng đã có chính sách không thu phí đăng ký, phí duy trì dịch vụ qua Mobile Banking, Internet Banking…

Ngoài ra người tiêu dùng còn thay đổi một số thói quen như học trực tuyến, xem phim online, học hát, học đàn, cho tới tập thể dục, yoga, tập gym… đều hình thành các lớp online.

Mỗi sáng, mỗi chiều thay vì di chuyển tới phòng tập, giờ đây, người dân chọn cách bật màn hình máy tính, kết nối với giáo viên và thực hiện mọi thao tác theo hướng dẫn tại nhà.

Theo Eva.vn