1. Giai đoạn đánh giá Product - Market fit: Sự phù hợp của sản phẩm của doanh nghiệp với thị trường

Liệu sản phẩm của doanh nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề nhức nhối để khách hàng chấp nhận giải pháp của doanh nghiệp.

Cụ thể, với startup ở giai đoạn pre-seed tới seed, là giai đoạn kiểm chứng sản phẩm và thị trường, nhà đầu tư muốn đánh giá xem thị trường có thực sự có vấn đề hoặc nhu cầu mà startup đang giải quyết hay không, và sản phẩm đó là một thứ mà thị trường “rất cần” (must have) hay chỉ là “có thì tốt, không có cũng không sao” (nice to have).

Điều này có thể được đánh giá phần nào thông qua một số chỉ số như tốc độ tăng trưởng người dùng (user growth), feedback của người dùng, hay mức độ tương tác của người dùng.

Với các startup ở giai đoạn từ seed trở đi, nhà đầu tư quan tâm liệu startup đó đã đạt product-market fit hay chưa.

Nghĩa là startup ấy đã thực sự kiểm chứng được rằng thị trường có vấn đề thực sự cần giải quyết và sản phẩm thực sự giải quyết được vấn đề đó.

null

Để đánh giá điều này, nhà đầu tư một lần nữa nhìn vào các số liệu thống kê (traction) như tốc độ tăng trưởng người dùng, feedback, mức độ tương tác, và nhu cầu chi trả cho sản phẩm của họ.

2. Đánh giá tiềm năng thị trường

null

Thị trường có đủ lớn hoặc doanh thu doanh nghiệp có thể đạt được khi chiếm phần lớn thị trường có đủ sức đưa doanh nghiệp thành unicorn hay không là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư.

Bằng việc nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư đánh giá liệu đây có phải một thị trường đủ lớn và tiềm năng mà startup có thể đạt mức tăng trưởng theo cấp số mũ được hay không.

Ngoài ra các nhà đầu tư còn phải cân nhắc liệu các điều kiện trong thị trường có cho phép công ty đạt mức doanh thu vượt trội trong tương lai so với chi phí đầu tư ban đầu.

3. Chiến lược gia nhập thị trường của startup

Startup sẽ gia nhập thị trường như thế nào?

null

Đó là câu hỏi tiếp theo mà nhà đầu tư quan tâm.

Nhà đầu tư sẽ phân tích kế hoạch thâm nhập thị trường của startup và đánh giá xem liệu startup có thể thu hút lượng lớn khách hàng với một mức chi phí chấp nhận được hay không.

Startup sẽ cần đưa ra các chiến lược cụ thể về kế hoạch thâm nhập thị trường như:

Dự kiến tiếp cận khách hàng qua những kênh nào, làm sales & marketing thế nào qua các kênh đó, dự kiến thu về bao nhiêu khách hàng,...

null
Cách tính chi phí thu hút khách hàng CAC.

Từ đây, nhà đầu tư có thể so sánh được lượng doanh thu kỳ vọng mà doanh nghiệp dự kiến thu về so với chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng (CAC - Customer Acquisition Cost).

Điều này sẽ đánh giá phần nào khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

4. Sự phù hợp của founder với sản phẩm.

null
Doanh nghiệp cần chứng minh sự phù hợp, tính ưu việt với ngành họ chọn và lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.

Nhà đầu tư sẽ so sánh sản phẩm của startup với những sản phẩm tương tự trên thị trường để tìm điểm nổi bật, cụ thể hơn là những giá trị khác biệt khiến khách hàng sẽ mua sản phẩm của startup đó thay vì những sản phẩm khác.

Một sản phẩm có thể đột phá trên thị trường là một sản phẩm được đánh giá là tốt hơn gấp nhiều lần, rẻ hơn gấp nhiều lần, hoặc hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm hiện có.

Nếu không, startup sẽ luôn phải đối mặt với bài toán cạnh để thu hút khách hàng.

5. Sự phù hợp của founder với quỹ

Theo Bà Trần Hoài Phương - Phó chủ tịch và Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners, các nhà đầu tư sẽ đánh giá giá yếu tố này dựa trên sự đánh giá cá nhân với con người của nhà sáng lập.

null

Để đưa ra đánh giá, nhà đầu tư sẽ cần trả lời các câu hỏi:

  • Liệu founder có dễ làm việc cùng, ngay thẳng, thật thà?
  • Dưới sức ép, founder sẽ phản ứng ra sao?
  • Founder có phù hợp với cách làm việc của quỹ không?

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể đưa thêm một số câu hỏi để đánh giá liệu một đội ngũ có phù hợp để xây dựng và phát triển một doanh nghiệp thành công hay không.

  • Thành viên trong đội ngũ có những năng lực và kinh nghiệm như thế nào?
  • Điểm mạnh, điểm yếu của từng người?
  • Các thành viên có thể bổ trợ lẫn nhau ra sao?
  • Có mảng kỹ năng nào còn thiếu trong đội ngũ?
  • Tại sao các founders lại lựa chọn mô hình kinh doanh này?
  • Tầm nhìn của họ?
  • Cam kết của các thành viên với doanh nghiệp lớn bao nhiêu?

6. Đánh giá công nghệ

Với các sản phẩm công nghệ hoạt động dựa trên nền tảng là quá trình tương tác liên tục của người dùng (như mạng xã hội, nền tảng kết nối, trang tin tức,...), nhà đầu tư cũng quan tâm xem liệu hạ tầng công nghệ có đủ sức đáp ứng khi lượng người dùng tăng cao đột xuất hay không.

null

Trong trường hợp lượng người dùng bị quá tải, dẫn đến việc ứng dụng hay website không thể kết nối được, thì trải nghiệm khách hàng sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng, và doanh nghiệp cũng mất uy tín.

Hoặc nếu trong trường hợp lượng người dùng tăng cao, công ty có thể giải quyết vấn đề hạ tầng công nghệ thì liệu phương án ấy sẽ không tiêu tốn thêm nhiều nguồn lực, hay đó là một bài toán lớn mà công ty chưa thể giải quyết?

Đáp án cho câu hỏi này sẽ góp phần đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Đặc biệt với các startup công nghệ, một đội ngũ Product Management là rất cần thiết.

Thị hiếu và nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm công nghệ thay đổi liên tục, chính vì vậy sản phẩm cũng cần được thay đổi để có thể thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường.

Một yếu tố nữa cần cân nhắc, đó là startup đó có một in-house team phụ trách mảng công nghệ, hay là outsource.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển sản phẩm và tốc độ giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng khi nhu cầu thị trường thay đổi.