Cụ thể, chuyên gia này giải thích 7 trường hợp sử dụng ChatGPT để giúp các nhà tiếp thị số có một chiến lược Marketing hiệu quả, bao gồm:

- Sáng tạo nội dung;
- Tạo nội dung cá nhân hóa;
- Nghiên cứu đối tượng khách hàng;
- Tối ưu SEO;
- Viết mô tả sản phẩm;
- Chatbot hỗ trợ khách hàng;
- Tạo khảo sát khách hàng.

ChatGPT mang lại nhiều lợi ích trong Marketing (Ảnh: Unsplash).
ChatGPT mang lại nhiều lợi ích trong Marketing (Ảnh: Unsplash).

1. Sáng tạo nội dung - Tạo ý tưởng, văn bản và phục vụ đa kênh

Sử dụng ChatGPT có thể là một công cụ mạnh mẽ để tạo nội dung, cụ thể là tạo văn bản. 

Các văn bản do AI này tạo ra có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác ngoài việc tạo ý tưởng, chẳng hạn như:

- Tạo nội dung để tiếp thị nội dung dưới dạng Email, bài đăng trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, bài viết trên Blog…
- Viết kịch bản, kể chuyện về hàng hóa và các dịch vụ quảng cáo.

Đồng thời, nội dung do ChatGPT tạo ra có thể được tích hợp với các chiến lược và các kênh tiếp thị khác nhau, như:

- Tạo nội dung khác nhau cho các chiến dịch tiếp thị số;
- Chuẩn bị bài đăng cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội;
- Tạo Email được cá nhân hóa, hấp dẫn và thuyết phục để tiếp thị qua Email.

Các nhà tiếp thị có thể tận dụng khả năng sáng tạo của ChatGPT để hỗ trợ trong công việc (Ảnh: Unsplash).
Các nhà tiếp thị có thể tận dụng khả năng sáng tạo của ChatGPT để hỗ trợ trong công việc (Ảnh: Unsplash).

2. Tạo nội dung cá nhân hóa - Tăng trải nghiệm khách hàng 

Không những cá nhân hóa Email, ChatGPT với tính năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) có thể tạo nội dung được cá nhân hóa cho khách hàng dựa trên:

Sở thích, hành vi trong quá khứ và thông tin nhân khẩu học. 

Điều này có thể giúp thương hiệu tạo nội dung được nhắm mục tiêu phù hợp với đối tượng của mình.

Tất cả sẽ hướng đến tỷ lệ tương tác và chuyển đổi cao hơn.

ChatGPT có thể tạo được các nội dung cá nhân hóa phù hợp với các đối tượng khách hàng (Ảnh: Unsplash).
ChatGPT có thể tạo được các nội dung cá nhân hóa phù hợp với các đối tượng khách hàng (Ảnh: Unsplash).

3. Nghiên cứu đối tượng khách hàng - Tạo các chiến lược Marketing hiệu quả

Nói đến việc thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu thì ChatGPT còn có thể nghiên cứu đối tượng khách hàng thông qua việc hiểu rõ sở thích, hành vi và nhu cầu của họ. 

Cụ thể, ChatGPT có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu khách hàng như: 

- Truy vấn tìm kiếm;
- Tương tác truyền thông mạng xã hội;
- Hành vi mua hàng trong quá khứ để xác định các xu hướng trong hành vi của khách hàng. 

Bằng cách phân tích dữ liệu này, ChatGPT có thể giúp thương hiệu xác định sở thích, mối quan tâm và điểm yếu của đối tượng mục tiêu.

Từ đó, thương hiệu có thể tạo các chiến lược Marketing hiệu quả hơn, bao gồm:

Cung cấp thông điệp tiếp thị, tạo nội dung phù hợp, nhắm mục tiêu quảng cáo và phát triển sản phẩm.

Với khả năng phân tích dữ liệu tối ưu, ChatGPT có thể hỗ trợ các nhà tiếp thị trong việc nghiên cứu các đối tượng khách hàng hiệu quả (Ảnh: Unsplash).
Với khả năng phân tích dữ liệu tối ưu, ChatGPT có thể hỗ trợ các nhà tiếp thị trong việc nghiên cứu các đối tượng khách hàng hiệu quả (Ảnh: Unsplash).

4. Tối ưu SEO - Hỗ trợ hiệu quả với nhiều tác vụ cơ bản

ChatGPT có thể là một công cụ có giá trị cho SEO trong Marketing. 

SEO, hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, liên quan đến việc tối ưu hóa trang Web và nội dung để xếp hạng cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) cho các từ khóa và cụm từ có liên quan. 

Dưới đây là một số cách mà ChatGPT có thể trợ giúp thương hiệu trong việc SEO:

- Tạo ý tưởng chủ đề hấp dẫn cho Content Marketing;
- Thực hiện nghiên cứu từ khóa;
- Tìm tiêu đề phù hợp và hấp dẫn;
- Tạo cấu trúc nội dung;
- Tạo mô tả Meta.

ChatGPT còn có thể hỗ trợ tối ưu SEO cho thương hiệu (Ảnh: Unsplash).
ChatGPT còn có thể hỗ trợ tối ưu SEO cho thương hiệu (Ảnh: Unsplash).

5. Viết mô tả sản phẩm - Chú trọng đến tính năng viết của ChatGPT 

Mô tả sản phẩm là một phần quan trọng của Marketing, vì chúng cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin về các tính năng, lợi ích và giá trị của sản phẩm. 

ChatGPT có thể giúp tạo các mô tả sản phẩm hấp dẫn và giàu thông tin, phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Viết mô tả sản phẩm cũng là một điểm mạnh của ChatGPT cần được tận dụng (Ảnh: Unsplash).
Viết mô tả sản phẩm cũng là một điểm mạnh của ChatGPT cần được tận dụng (Ảnh: Unsplash).

6. Chatbot hỗ trợ khách hàng - Đảm bảo giải quyết vấn đề của khách hàng Real Time

ChatGPT có thể được tích hợp vào một Chatbot để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tức thì và được cá nhân hóa. Chatbot có thể giúp khách hàng giải đáp các câu hỏi thường gặp, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và thậm chí khắc phục sự cố, từ đó, hỗ trợ thương hiệu trong việc: 

- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng;
- Giảm thời gian phản hồi;
- Giảm khối lượng công việc của đại diện dịch vụ khách hàng.

ChatGPT có thể hỗ trợ các công việc như một Chatbot hỗ trợ khách hàng (Ảnh: Unsplash).
ChatGPT có thể hỗ trợ các công việc như một Chatbot hỗ trợ khách hàng (Ảnh: Unsplash).

7. Tạo khảo sát khách hàng - Cải thiện chất lượng dịch vụ 

Khảo sát là một cách hiệu quả để thu thập phản hồi và thông tin chi tiết từ khách hàng, có thể giúp các nhà tiếp thị cải thiện sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị của họ. 

Dưới đây là một số cách mà ChatGPT có thể giúp tạo khảo sát khách hàng:

- Tạo câu hỏi;
- Tổ chức cơ cấu khảo sát;
- Thực hiện khảo sát đa ngôn ngữ với khả năng dịch thuật chuyên nghiệp;
- Phân tích khảo sát.

ChatGPT có thể hỗ trợ tạo khảo sát cho khách hàng (Ảnh: Unsplash).
ChatGPT có thể hỗ trợ tạo khảo sát cho khách hàng (Ảnh: Unsplash).

Lời kết

Có thể thấy, ChatGPT sẽ hỗ trợ được rất nhiều công việc cho thương hiệu và các thương hiệu nên tận dụng công cụ này trong thời đại số hiện nay.

Tuy nhiên, sự giám sát của con người vẫn rất thiết và việc kết hợp cả hai sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho quy trình của doanh nghiệp.

Lược dịch từ bài viết của AI Multiple.