Có 7 bước để người dùng khai thác tối đa Google Trends, cụ thể là:
- Bước 1: So sánh từ khóa;
- Bước 2: Phân tích xu hướng dài hạn;
- Bước 3: Phân tích xu hướng ngắn hạn;
- Bước 4: Tìm hiểu Topic và Related Queries;
- Bước 5: Phân tích từ khóa theo danh mục;
- Bước 6: Xác định dữ liệu từ khóa theo địa lý;
- Bước 7: Tận dụng Search Types.
Bạn đã biết : Dịch vụ SEO tại Quảng Ninh: top bền vững, doanh thu vượt trội
1. So sánh từ khóa - Tiếp nhận dữ liệu chính xác hơn
Google Trends hiển thị hình ảnh tương đối về lưu lượng truy cập trên thang điểm từ 0 đến 100.
Vậy nên, người dùng thực sự không thể biết liệu xu hướng đang có cụ thể bao nhiêu lượt tìm kiếm vì biểu đồ có tỷ lệ tương đối từ 0 đến 100.
Tuy nhiên, các số tương đối có thể có nhiều ý nghĩa hơn khi chúng được so sánh với các từ khóa có mức lưu lượng truy cập đã biết.
Một cách để làm điều này là so sánh khối lượng tìm kiếm của từ khóa với một từ khóa có số lượng lưu lượng truy cập chính xác đã biết, thông qua các chiến dịch quảng cáo chẳng hạn.
Từ khóa so sánh không nhất thiết phải liên quan mà có thể ở một lĩnh vực hoàn toàn khác và thậm chí có thể là tên của một người nổi tiếng đang thịnh hành.
2. Phân tích xu hướng dài hạn - Tìm ra những xu hướng và định hướng mức độ tiêu thụ nội dung
Có hai cách để xem xét dữ liệu từ khóa: Trải dài trong khoảng thời gian dài hạn và khoảng thời gian ngắn hạn.
Ví dụ, người dùng có thể đặt Google Trends hiển thị các xu hướng có lưu lượng truy cập kéo dài từ năm 2004.
Điều này có giá trị để hiển thị cho người dùng cần những xu hướng về đối tượng.
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Xu hướng dài hạn tăng dần: Nếu một xu hướng liên tục tăng, điều này có nghĩa là người dùng cần tập trung năng lượng vào việc tạo nội dung cho xu hướng này.
- Xu hướng dài hạn giảm dần: Nếu đường xu hướng có lượng truy cập đều đặn đi xuống, thì đó có thể là tín hiệu cho thấy mức tiêu thụ nội dung của khán giả đang thay đổi.
Đồng thời, người dùng cũng có thể kiểm tra các xu hướng trong một khoảng thời gian nhất định, ngắn hạn, tùy theo nhu cầu về sáng tạo nội dung.
3. Xu hướng ngắn hạn - Có thể mang lại lượng truy cập lớn nhờ điều chỉnh thời gian xuất bản nội dung
Ngoài xu hướng dài hạn còn có xu hướng ngắn hạn.
Người dùng có thể xem xu hướng từ khóa trong chế độ xem ngắn hạn.
Chẳng hạn như chế độ xem 90 ngày hoặc thậm chí 30 ngày, có thể tiết lộ thông tin chi tiết có giá trị để tận dụng các xu hướng tìm kiếm đang thay đổi nhanh chóng.
Có rất nhiều lưu lượng truy cập trong Google Discover (Google Khám phá) cũng như trong Google News (Google Sáng kiến Tin tức).
- Google Discover được gắn với các chủ đề thịnh hành liên quan đến tìm kiếm.
- Google News là sự kiện ở thời điểm hiện tại.
Một lợi ích của việc xem các xu hướng ngắn hạn (30 ngày và 90 ngày) là tìm ra những xu hướng ở các ngày nhất định trong tuần.
Từ đó, người dùng sẽ biết được những chủ đề có mức độ quan tâm tăng đột biến và có thể giúp lập kế hoạch thời điểm xuất bản một số loại chủ đề nhất định.
Vì vậy, nội dung sẽ đạt được độ Real Time, tức người dùng tìm kiếm là sẽ đọc được ngay.
3. Topic và Related Queries - Mang lại ý tưởng sáng tạo và các khía cạnh liên quan đến chủ đề
Google Trends có hai tính năng quan trọng là: Topic và Related Queries (Chủ đề và những cụm từ tìm kiếm hàng đầu).
Topic là những từ khóa chia sẻ một khái niệm.
Việc xác định các chủ đề có liên quan đang có xu hướng tăng lên, rất hữu ích cho việc tìm hiểu xem khán giả hoặc nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi như thế nào.
Những thông tin này có thể cung cấp ý tưởng cho việc tạo nội dung hoặc lựa chọn sản phẩm mới.
Có 2 loại chủ đề:
- Top (Hàng đầu): Các chủ đề phổ biến nhất. Tính điểm theo thang điểm tương đối, trong đó, giá trị 100 là chủ đề được tìm kiếm phổ biến nhất, và giá trị 50 là chủ đề được tìm kiếm thường xuyên bằng một nửa so với cụm từ phổ biến nhất, v.v.
- Rising (Gia tăng): Các chủ đề liên quan có tần suất tìm kiếm tăng nhiều nhất kể so với khoảng thời gian trước đó.
*Các kết quả được đánh dấu là “Breakout” (“Đột phá”) là những chủ đề đột ngột tăng lên đáng kể, có thể là do những chủ đề này mới và có ít tìm kiếm trước đó.
Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo các Related Queries (Cụm từ tìm kiếm có liên quan) để tham khảo được các ý tưởng sáng tạo có thể phát triển hoặc những khía cạnh liên quan của chủ đề.
5. Từ khóa theo danh mục - Chọn lọc thông tin theo ngữ cảnh
Google Trends có chức năng tìm kiếm từ khóa theo danh mục (Category).
Điều này cung cấp dữ liệu từ khóa chính xác hơn.
Tab Category rất quan trọng vì nó tinh chỉnh nghiên cứu từ khóa của người dùng theo đúng ngữ cảnh.
Bằng cách thu hẹp dữ liệu Google Trends theo danh mục, người dùng sẽ có thể tìm thấy thông tin chính xác hơn liên quan đến các chủ đề và nghiên cứu cho nội dung trong một ngữ cảnh chính xác nhất có thể.
6. Xác định dữ liệu từ khóa theo địa lý - Tối ưu hóa hiệu quả quảng bá nội dung
Thông tin từ khóa Google Trends theo vị trí địa lý có thể được sử dụng để xác định khu vực nào là tốt nhất để tiếp cận và quảng bá trang Web hoặc điều chỉnh nội dung cho các khu vực cụ thể.
Từ đó, điều này có giá trị đối với việc xây dựng liên kết, tạo nội dung, quảng bá nội dung và tối ưu chi phí cho mỗi lần nhấp chuột.
Nói cách khác, bản địa hóa nội dung có thể mang nội dung đến đúng đối tượng đang quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Google xếp hạng các trang theo đối tượng phù hợp nhất, do đó, việc kết hợp sắc thái địa lý vào nội dung của người dùng có thể giúp tăng thứ hạng nhanh chóng.
7. Tận dụng Search Types - Chọn lọc thông tin có ý nghĩa hơn
Google Trends cung cấp cho người dùng khả năng điều chỉnh thêm dữ liệu từ khóa bằng cách phân loại dữ liệu đó theo loại tìm kiếm (Search Types).
Phân loại theo loại tìm kiếm cho phép người dùng tìm được thông tin chính xác và có ý nghĩa hơn.
Các dạng dữ liệu mà Google Trends có thể phân tích bao gồm:
- Web Search (có nguồn từ trang Web).
- Image Search (có nguồn từ hình ảnh).
- News Search (có nguồn từ tin tức.
- Google Shopping.
- YouTube Search (có nguồn từ Youtube).
Ví như, nếu cụm từ khóa của người dùng liên quan đến nội dung hướng dẫn sử dụng các từ như “cách thực hiện”, thì việc chỉnh sửa phân tích tìm kiếm với loại tìm kiếm trên YouTube có thể cung cấp thông tin chi tiết hữu ích nhất.
Hoặc khi tạo nội dung liên quan đến tin tức, việc xác định góc độ chính xác theo nguồn của các mục tin tức là rất quan trọng.
Lời kết
Vận dụng và cập nhật những xu hướng mới nhất là điều các doanh nghiệp, nhà tiếp thị, nhà sáng tạo nội dung cần nhất trong thời điểm hiện tại.
Và tìm hiểu các công cụ cũng như tận dụng tối đa công dụng của chúng là điều tối quan trọng để mang lại hiệu quả tối ưu và tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Lược dịch từ bài viết của Search Engine Journal.
Tìm hiểu và sử dụng Google Trends tại đây.