Đừng chỉ khởi nghiệp, hãy đổi mới sáng tạo
Khởi nghiệp là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh, đưa ra giải pháp chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn.
Việt Nam có hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện hỗ trợ startup.
Với các thành phần như các quỹ và nhà đầu tư, vườn ươm, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ.
Tất cả những tác nhân này tạo nên cơ hội cho startup hình thành và phát triển.
Đồng thời, Việt Nam là một trong những quốc gia khuyến khích phát triển khởi nghiệp mạnh mẽ.
Từ Chính phủ đến các Bộ, ban ngành đều phát động tinh thần khởi nghiệp.
Khi có sự huy động tổng hợp của tất cả thành phần trong nền kinh tế cùng tham gia, cùng tạo ra tác động và ảnh hưởng lớn sẽ hình thành nên hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Có thể nói đổi mới sáng tạo là một hình thức cao cấp hơn của phong trào khởi nghiệp.
Các tập đoàn lớn như Samsung, Wacom đều xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo để đồng hành trong chiến lược phát triển của họ.
Chưa kể COVID-19 chính là cú hích tạo ra sự thay đổi lớn về nhận thức và hành động của doanh nghiệp khi nhắc đến đến chuyển đổi số.
Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, các tập đoàn lớn có tâm lý ưa thích các giải pháp nước ngoài.
Đây là thiệt thòi của các startup Việt Nam.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh, CEO của Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP chia sẻ:
“Nếu các công ty mới cứ tiếp tục gọi mình là “khởi nghiệp”, thì đồng nghĩa với việc các bạn cho phép mình luôn luôn nhỏ bé, luôn luôn ở thế bắt đầu, có cái chưa hoàn thiện.
Các bạn phải định hình, tham gia vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, giải quyết các bài toán lớn hơn để tạo ra các thành quả đổi mới với tầm ảnh hưởng lớn hơn thì mới thực sự lớn được!”.
Đó là lý do doanh nghiệp nên mở rộng tư duy, định vị bản thân đem đến giải pháp đổi mới sáng tạo không hề kém cạnh so với thế giới thay vì khởi nghiệp như trước.
Thiếu hụt cầu nối giữa các bên có nhu cầu và cung cấp giải pháp đổi mới sáng tạo
Nếu như trước đây nguồn lực đổi mới sáng tạo thường đến từ các tập đoàn lớn với đủ tiềm năng tài chính, nhân lực.
Thì bây giờ, các công ty khởi nghiệp sẽ là thành phần chịu trách nhiệm đưa ra giải pháp mới đột phá trong hệ sinh thái.
Đây chính là các bên “cung” cho đổi mới sáng tạo.
Ở phía ngược lại, nguồn cầu xuất phát từ các doanh nghiệp, thông thường là doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính.
Họ sẵn sàng đầu tư, đưa ra thách thức mở để các startup thử thách.
Tại Việt Nam ít có những đơn vị kết nối đổi mới sáng tạo giải quyết vấn đề cung - cầu của thị trường.
Ngoài ra, ngôn ngữ của kinh doanh và ngôn ngữ công nghệ là khác nhau.
Ví dụ đơn cử nhất, là ngay từ cái định nghĩa thời gian ở các công ty lớn với startup đã là khác nhau.
Tại các doanh nghiệp tầm cỡ, thời gian được ghi nhận theo tháng, theo quý, theo năm, trong khi với startup là theo giờ, theo ngày, theo tuần.
Vậy nên cần có những chuyên gia trong hệ sinh thái, để tìm đến ngôn ngữ chung, điều phối sự hợp giữa hai bên tốt nhất.
Marketplace của làng đổi mới sáng tạo
Trước thực trạng thiếu hụt cầu nối giữa doanh nghiệp với các công ty khởi nghiệp, BambuUP được thành lập để tạo ra các giải pháp mới cho xã hội và người tiêu dùng.
BambuUP là nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo giữa bên phát triển giải pháp đổi mới sáng tạo và bên có nhu cầu.
Từ đó nuôi dưỡng một hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện cùng sáng tạo và phát triển.
Hiện nay chưa có một nền tảng nào trên thế giới mang tính chất nền tảng số như vậy về đổi mới sáng tạo.
Đã có rất nhiều bên làm về kết nối, nhưng với quy mô nhất định, bị hạn chế, không cá nhân hóa, điều chỉnh theo từng nhu cầu cụ thể.
Với đội ngũ tư vấn am hiểu thị trường và nhu cầu đổi mới sáng tạo, BambuUP hỗ trợ tối đa hoạt động kết nối với giải pháp đổi mới sáng tạo từ trực tuyến đến ngoại tuyến.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh nói:
BambuUP muốn trở thành Amazon - Marketplace của làng đổi mới sáng tạo, tạo cơ hội cho nhiều startup có cơ hội giới thiệu giải pháp của mình.
Nhờ nền tảng này, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư cho mình.
Còn doanh nghiệp cung cấp giải pháp thì dễ dàng cập nhật các xu hướng, những đột phá về đổi mới sáng tạo.
Đó là lý do ra đời cũng như mục tiêu mà BambuUP đang muốn hướng tới.
Đổi mới sáng tạo không còn chỉ là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn (Big Corps).
Các startup là nơi đề xuất các ý tưởng đột phá và tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Nền tảng BambuUP sẽ trở thành “Amazon của làng đổi mới sáng tạo”, kết nối những giải pháp ưu việt tới những doanh nghiệp có nhu cầu.