VECA kết nối người bán và người mua tạo nên câu chuyện tái chế hiệu quả

Điều đặc biệt và là điểm khác so với những ứng dụng gọi xe và giao hàng công nghệ hiện nay.

Đó là mô hình của VECA không thu phí sử dụng nền tảng của bất cứ bên nào, cũng không thu chiết khấu.

Giá thu mua hiển thị trên app cũng do thị trường quy định, không do VECA đặt ra.

Để phát triển bền vững, VECA hoạch định doanh thu sẽ có ở giai đoạn 2, khi dòng khối lượng phế liệu đủ lớn.

Cũng là lúc VECA tiến hành thu mua lại từ các vựa và bán đến các nhà máy lớn.

VECA là ứng dụng công nghệ giúp kết nối người có nhu cầu bán ve chai, phế liệu và người thu mua phế liệu dễ dàng. VECA là ứng dụng công nghệ giúp kết nối người có nhu cầu bán ve chai, phế liệu và người thu mua phế liệu dễ dàng.

Ngay khi VECA, ứng dụng kết nối người mua và bán phế liệu đầu tiên của Việt Nam, thông báo hoạt động lại tại Sài Gòn vào giữa tháng 12/2021.

Rất nhiều người đã nóng lòng muốn trải nghiệm dịch vụ công nghệ mới này sau khoảng thời gian chờ đợi khá lâu.

Trước đó, trong giai đoạn thử nghiệm tại quận Phú Nhuận bắt đầu từ tháng 4/2021, tương tác của VECA chỉ vỏn vẹn là đặt đơn bán trên app, nhận được thông báo và hủy đơn.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch. Vì chuỗi ngày giãn cách xã hội căng thẳng, startup công nghệ này đã phải ngủ đông suốt khoảng 5 tháng.

Điều bất ngờ là ngay khi trở lại, ứng dụng đưa ra thông báo đang dần mở rộng hoạt động trên 10 quận nội thành của thành phố, đến thời điểm hiện tại đã phủ sóng 12 quận.

Trước một ứng dụng made in Việt Nam, không phải phiên bản Việt hóa của một sản phẩm công nghệ nước ngoài.

Đặc biệt đây là một ứng dụng có khả năng giải quyết một số vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực tái chế trong nước.

Với ứng dụng VECA, bạn chỉ cần ngồi tại nhà hoặc bất cứ đâu có kết nối internet là đã có thể tạo đơn hàng và đặt lịch hẹn trước với những cô, chú thu mua ve chai rất dễ dàng và tiện lợi. Với ứng dụng VECA, bạn chỉ cần ngồi tại nhà hoặc bất cứ đâu có kết nối internet là đã có thể tạo đơn hàng và đặt lịch hẹn trước với những cô, chú thu mua ve chai rất dễ dàng và tiện lợi.

Giao diện đúng trọng tâm, thao tác đơn giản

Hiện VECA đang có mặt trên cả App Store và Google Play Store.

Với ứng dụng VECA, bạn không cần phải chờ đợi những người thu mua ve chai đi qua để bán ve chai. Với ứng dụng VECA, bạn không cần phải chờ đợi những người thu mua ve chai đi qua để bán ve chai.

So với các app trung gian phổ biến khác, UX/UI của VECA khá đơn giản, gọn mắt với hai tông màu chủ đạo là trắng và xanh dương.

Các thao tác cũng dễ dàng thực hiện như nhập địa chỉ, số điện thoại, hẹn thời gian,…

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chị Minh Trang, đồng sáng lập ứng dụng, cho biết trong suốt một năm đầu phát triển.

Đội phát triển app đã liên tục thay đổi thiết kế và quy trình sao cho tinh giản nhất, vì phiên bản đầu tích hợp nhiều bước phức tạp và gây trở ngại cho người sử dụng.

Màn hình chính của ứng dụng VECA. Màn hình chính của ứng dụng VECA.

Ở phiên bản hiện tại dành cho người bán, tính năng quan trọng nhất là đặt đơn bán.

Các tính năng phụ có thể kể đến là tích điểm, đổi quà, nhận thanh toán qua ví Momo, nhưng app không có tính năng nhắn tin hoặc gọi điện với người mua.

Trang chủ của VECA được thiết kế như một bảng giá phế liệu có tính tương tác, mang chức năng chủ yếu là thông báo.

Theo đó, các loại phế liệu được thu mua bao gồm: giấy báo, giấy hồ sơ, giấy thùng, sắt đặc, sắt vụn, sắt tôn, mũ bình, mũ nhựa, nhôm, lon nhôm, vỏ hộp giấy.

VECA được đánh giá cao nhờ tính minh bạch trong hoạt động thu gom khi niêm yết công khai giá thu gom theo mặt bằng chung của các khu vực. VECA được đánh giá cao nhờ tính minh bạch trong hoạt động thu gom khi niêm yết công khai giá thu gom theo mặt bằng chung của các khu vực.

Khi nhấn vào mỗi biểu tượng phế liệu, người dùng sẽ được dẫn đến màn hình liệt kê một số phân loại nhỏ hơn và ví dụ của loại phế liệu đó.

Tại các hạng mục phế liệu, các trang mô tả chi tiết hoặc các màn hình phụ như “Mẹo Hay” và “Sống Xanh”.

Hiện vẫn chưa có bất kỳ lưu ý nào dành cho người bán về rác thải điện tử, một mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường.

Trong mô hình này, VECA không phải là đơn vị trực tiếp thu mua, nên họ khó có thể quản lý các loại vật liệu được mua bán trên thực tế.

Vậy nên, một hướng dẫn cụ thể đi kèm thông tin liên hệ của các đơn vị triển khai thu gom phế liệu nguy hại là một điều cần thiết.

Nhược điểm về mặt thời gian

Quay lại với tính năng chính của ứng dụng là đặt đơn tại nút “Tôi Bán”. Ở màn hình này, người bán chỉ cần nhập hai thông tin là địa chỉ và thời gian.

Tính năng khiến người dùng hụt hẫng vì các lựa chọn khá chung, chỉ được chọn ngày trong tuần hoặc cuối tuần, ngoài ra không được chọn khung giờ cụ thể.

Tính năng đặt đơn "Tôi Bán" đơn giản với hai yêu cầu thông tin: địa chỉ và thời gian. Tính năng đặt đơn "Tôi Bán" đơn giản với hai yêu cầu thông tin: địa chỉ và thời gian.

Đây chắc chắn là một điểm cần được cải thiện, vì hai tính năng lớn nhất mà đội ngũ app đặt ra là chủ động thời gian và tính minh bạch.

Đa số cá nhân và hộ gia đình sẽ quan tâm tới tiêu chí đầu tiên hơn.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, thời gian thu mua có thể được sắp xếp linh hoạt sau khi người người thu mua trực tiếp liên lạc với người bán.

Tùy theo địa điểm, thời gian và số lượng người thu mua, thời gian xác nhận đơn sẽ có sự khác biệt.

Ve chai công nghệ: một lựa chọn nghề mới?

Trong toàn bộ hành trình trải nghiệm này, VECA là đơn vị kết nối trung gian và không thu bất kỳ phí nào từ phía người mua lẫn người bán.

Điều đó cũng có nghĩa là, người thu mua sẽ tự sắm các dụng cụ cần thiết và lo đầu ra cho phế liệu.

Khi bắt đầu làm việc, nhu cầu đầu ra không phải là mối lo ở thời điểm hiện tại, vì người hợp tác đã biết một số vựa thu mua từ trước, cộng với một số đầu mối được VECA hỗ trợ.

VECA cũng có các khoản hỗ trợ từ đơn vị này cho những ngày không có đủ đơn do ảnh hưởng của thời tiết.

Ngoài ra, những người mới không có kinh nghiệm hay kiến thức về phế liệu cũng được tham gia quá trình đào tạo ngắn, nhằm giúp phân biệt các loại vật liệu từ đó định giá đúng.

Thông qua thực tế cho thấy, đội ngũ VECA đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Thông qua thực tế cho thấy, đội ngũ VECA đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

VECA là một trong số ít những ứng dụng mà người dùng trẻ có thể dễ dàng “phổ cập” cho phụ huynh mình.

Tất cả những điều đó được hiện thực hóa trong năm đầu ra mắt, cùng với nỗ lực mở rộng quy mô lên 12 quận.

Hoạt động với nguồn vốn cá nhân của hai nhà sáng lập đó có thể coi là một thành công đáng ngưỡng mộ trong bối cảnh đại dịch khó khăn vừa qua.

Tuy nhiên so với các ứng dụng công nghệ khác, để phủ sóng rộng rãi tới nhiều đối tượng người dùng hơn, đội ngũ phát triển VECA sẽ phải vượt qua thử thách chuyển đổi thói quen kép.

Chuyển đổi thói quen cho ve chai và bán ve chai truyền thống sang sử dụng nền tảng công nghệ mới.

Chuyển đổi thói quen “lãng phí” ve chai của đại đa số cư dân thành thị trong lối sống tiêu dùng nhanh.

Tạo thói quen phân loại rác tại hộ gia đình và công sở, biến 60% khối lượng giấy và 73% khối lượng nhựa đang được tiêu thụ và vứt bỏ hàng ngày tại Sài Gòn thành nguồn tài nguyên tái chế, đây là mục tiêu lâu dài và cũng khó khăn hơn cả.

Qua thời gian, khối lượng thu gom tăng sẽ giúp cải thiện thu nhập so với cách truyền thống. Với vựa cũng vậy, VECA mang lại khối lượng gia tăng và giải pháp quản lý thu mua. Qua thời gian, khối lượng thu gom tăng sẽ giúp cải thiện thu nhập so với cách truyền thống. Với vựa cũng vậy, VECA mang lại khối lượng gia tăng và giải pháp quản lý thu mua.

Gần đây, đội ngũ sáng lập VECA đã trở thành 1 trong 6 nhà thắng giải chung cuộc của cuộc thi Thành phố không rác do Circular Economy Network và WasteAid đồng tổ chức.

Giải thưởng không chỉ mang về cho sáng kiến giải thưởng trị giá 10.000EUR.

Mà còn mang đến sự đồng hành, tư vấn của các chuyên gia đầu ngành, cùng cơ hội kết nối với các đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp tái chế.

Trước những bước tiến đáng kể trong năm đầu giới thiệu ứng dụng.

Chúng ta cùng hy vọng những cái bắt tay mới này sẽ tạo đà, lực và vốn để VECA sớm có thể hoàn thiện các tính năng và vươn tới nhiều người dùng hơn.

Tổng hợp, nguồn: Urbanist VietNam, VnEconomy