Định nghĩa về tính hiệu quả - Hiệu quả khác gì với hiệu suất, năng suất?

Hiệu quả (Effectiveness) là khái niệm để chỉ việc hoàn thành đúng việc và tạo ra nhiều giá trị nhất so với mục tiêu đề ra.

Hiệu quả khác hẳn với Hiệu suất (Efficiency), khái niệm để chỉ sự hoàn thành mục tiêu công việc đặt ra với chi phí là thấp nhất có thể.

Hiệu quả giúp đo lường sự thích hợp của các mục tiêu công việc được chọn để xem chúng có phải là những mục tiêu đúng không và mức độ thực hiện của công việc xét trên những mục tiêu đặt ra.

Yếu tố quan trọng nhất của tính hiệu quả là làm đúng việc, khi mục tiêu của công việc được xác định đúng và hoàn thành một cách chính xác sẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển đúng hướng.

Hiệu quả nói chính xác là đạt được mục tiêu đã đặt ra (Ảnh: LinkedIn).
Hiệu quả nói chính xác là đạt được mục tiêu đã đặt ra (Ảnh: LinkedIn).

Năng suất chính là hàm số của Hiệu suất và Hiệu quả.

Thuật ngữ Năng suất thường được tranh cãi khi nói về Năng suất lao động của người Việt Nam. 

Ví dụ theo Cục thống kê, năm 2018 năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/30 lần Singapore, 29% năng suất lao động của Thái Lan, 13% năng suất lao động của Malaysia, 44% năng suất lao động của Philippines. 

Nhiều người lập luận rằng lao động Việt Nam chuyên cần hơn, làm nhiều giờ hơn, khối lượng làm ra sản phẩm trên đầu người cao hơn thì không thể có chuyện năng suất người lao động Việt Nam thấp hơn.

Năng suất lao động của người Việt từng là câu chuyện gây tranh cãi (Ảnh: Internet).
Năng suất lao động của người Việt từng là câu chuyện gây tranh cãi (Ảnh: Internet).
Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động). 

Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.

Như vậy năng suất người Việt Nam thấp là do yếu tố Hiệu quả thấp (có thể là do sản phẩm đầu ra bị bán thấp, do mua nguyên vật liệu cao, do sự phối hợp kém, do sự kết hợp các yếu tố trong chuỗi cung ứng yếu kém…) dù có thể Hiệu suất cao (người Việt Nam chuyên cần…). 

Hiệu quả nói nhiều hơn về câu chuyện của doanh nghiệp và các quy tắc sau là những bí mật giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và hiệu suất.

ROI - Mô hình phổ biến về tính hiệu suất cho doanh nghiệp

ROI - Return on Investment là mô hình khá phổ biến và hầu như tất cả mọi người đều đang áp dụng công thức này.

ROI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Return On Investment”, dịch nghĩa tiếng Việt là tỷ suất hoàn vốn (thường dùng trong ngành tài chính), tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay ngắn gọn hơn là tỷ lệ lợi nhuận. 

Đây là chỉ số đo lường hiệu suất hay lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư bỏ ra ban đầu. 

Công thức tính ROI (Ảnh: Internet).
Công thức tính ROI (Ảnh: Internet).

Hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng chỉ số ROI như một thước đo không thể thiếu để phân tích hiệu quả của khoản đầu tư theo thời gian và giải mã liệu chiến lược đầu tư đó có hiệu quả hay không. 

Từ phân tích này, các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định xem có nên tiếp tục chiến lược đầu tư trong tương lai hay không. 

Và bởi vì chỉ số này được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm, doanh nghiệp có thể so sánh các phương án đầu tư khác nhau để xác định phương án tốt nhất.

Vai trò của ROI Return on Investment dùng để đánh giá quyết định đầu tư khác nhau so với chi phí đầu tư ban đầu (Ảnh: Internet).
Vai trò của ROI Return on Investment dùng để đánh giá quyết định đầu tư khác nhau so với chi phí đầu tư ban đầu (Ảnh: Internet).

Các cá nhân hay doanh nghiệp có thể dùng ROI để đánh giá được khoản đầu tư của mình hoặc so sánh khoản đầu tư khác.

Ưu điểm

- Giúp doanh nghiệp có thể nhận ra tầm quan trọng của các khoản đầu tư cụ thể;
- Mang tính rõ ràng và thể hiện tác dụng của việc đầu tư cụ thể;
- Hiệu quả tích cực trong đầu tư ngắn hạn;
- Mang đến cái nhìn tổng quan cho nhà đầu tư;
- Dễ dàng cho việc so sánh các chỉ số;
- Cách tính ROI rất đơn giản.

ROI là một mô hình phổ biến trong kinh doanh (Ảnh: Internet).
ROI là một mô hình phổ biến trong kinh doanh (Ảnh: Internet).

Nhược điểm

- ROI không thể hiện tầm nhìn dài hạn;
- Đôi khi, việc so sánh các chỉ số ROI chỉ mang tính tương đối;
- Không thể hiện được nguyên nhân chỉ số ROI cao/thấp;
- Cần các công cụ phụ trợ để hiệu quả hơn;
- Không thể dựa vào ROI để đưa ra quyết định đầu tư.

Bài học về quy tắc 80/20 của Brian Tracy - Không phải là làm việc thật nhiều

Quy tắc này mang tính đỉnh cao của Productivity nhưng trên thế giới rất ít người hiểu được nguyên lý này.

- Return on Time (20%) là chú trọng vào hiệu suất, độ ưu tiên, chi phí cơ hội;
- Return on Energy (80%) chú trọng vào tinh thần, sự minh mẫn, sự đam mê, niềm hứng khởi, trạng thái làm việc….

Đồng thời, trên thực tế, những rắc rối đã giảm hiệu suất của nhân viên và doanh nghiệp rất nhiều.

Hay nói cách khác, 20% thời gian lên kế hoạch tạo nên 80% hiệu suất (Ảnh: Internet).
Hay nói cách khác, 20% thời gian lên kế hoạch tạo nên 80% hiệu suất (Ảnh: Internet).

Brian Tracy nói rằng: 

“Khi bắt đầu bán hàng, ông đã bắt đầu nghe về nguyên tắc của Pareto hay còn gọi là 80/20: 

‘20% người bán hàng đứng đầu tạo ra 80% còn lại chỉ làm ra 20% doanh thu’. 

Và đấy là bước ngoặt mở ra thời kỳ cho ông tiến đến 20% người bán hàng đứng đầu tạo ra 80% doanh thu.”

Brian Tracy nổi tiếng vì những chia sẻ về nguyên tắc 80/20 của ông (Ảnh: Youtube).
Brian Tracy nổi tiếng vì những chia sẻ về nguyên tắc 80/20 của ông (Ảnh: Youtube).

Hay ví như:

Người trẻ hiện nay thường quá bận rộn, bị cuốn vào nhịp sống vội vã, đối mặt với deadline và lịch họp dày đặc. 

Chúng ta thậm chí phải “tiết kiệm” thời gian nghỉ ngơi, ăn uống để có thể làm việc nhiều hơn.

Làm việc như thế nào là hiệu quả? (Ảnh: Unsplash).
Làm việc như thế nào là hiệu quả? (Ảnh: Unsplash).
Nguyên tắc 80/20 chỉ ra rằng việc dành toàn bộ thời gian để làm việc nhưng không có kế hoạch sẽ không mang đến hiệu suất cao, khiến người trẻ lẩn quẩn trong những mối bận tâm và mệt mỏi. 

Thay vào đó, chúng ta nên dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để lên kế hoạch làm việc. 

Nhờ vậy, chúng ta sẽ dễ dàng đạt được 80% mục tiêu công việc trong ngày hôm đó.

Làm thế nào để làm việc hiệu quả?

Chúng ta nên dành thời gian trả lời một số câu hỏi quan trọng giúp cải thiện cuộc sống theo nguyên tắc 80/20 như:

- 20% thời gian mình nên làm gì để khiến bản thân hạnh phúc?
- 20% nhiệm vụ nào sẽ mang lại thành công?
- 20% sản phẩm nào sẽ mang đến cho mình thu nhập?
- 20% số tiền kiếm được mình nên chi tiêu thế nào cho hiệu quả và ý nghĩa?
- 20% những người nào khiến mình hạnh phúc khi dành thời gian?

Viết ra và lập kế hoạch trước những điều quan trọng (Ảnh: Unsplash).
Viết ra và lập kế hoạch trước những điều quan trọng (Ảnh: Unsplash).

Điều quan trọng là tìm ra những việc nhỏ bé (có tính thiểu số) nhưng mang lại nhiều giá trị nhất. 

Ngoài ra, phát hiện 80% những điều có thể loại bỏ, suy nghĩ lại hoặc chuyển giao cho người khác sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn. 

Chúng ta cần sắp xếp và tìm cách giảm tải những công việc lặt vặt (Ảnh: Internet).
Chúng ta cần sắp xếp và tìm cách giảm tải những công việc lặt vặt (Ảnh: Internet).

Nói cách khác, chúng ta nên tập trung xây dựng những mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa trong đời mình, thay vì dành thời gian với những người không khiến cho mình hạnh phúc. 

Để áp dụng nguyên tắc 80/20 vào công việc:

- Tạo danh sách 10 việc chúng ta dành nhiều thời gian nhất trong ngày;
- Khoanh tròn hai việc thực sự mang lại kết quả. Tập trung nhiều hơn nữa vào những điều này;
- Kiểm tra những lựa chọn khác. Tự động hóa hoặc giao phó cho người khác nếu có thể. Nếu không, hãy loại bỏ chúng ra khỏi danh sách;
- Lặp lại quá trình trên.

Làm việc có hiệu quả giúp nhân viên vui vẻ và doanh nghiệp tăng trưởng tốt (Ảnh: Internet).
Làm việc có hiệu quả giúp nhân viên vui vẻ và doanh nghiệp tăng trưởng tốt (Ảnh: Internet).

Lời kết

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình ROI để tăng hiệu suất trong ngắn hạn.

Từ tầm nhìn ngắn hạn, doanh nghiệp có thể xem xét nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên và tìm ra những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết theo quy tắc 80/20.

Người lao động cũng nên vận dụng nguyên tắc 80/20 để tăng hiệu quả làm việc và nâng cao năng lực cá nhân.