Tổ chức sự kiện là một trong những lĩnh vực hot của hoạt động tiếp thị vì thế việc ứng dựng chuyển đổi số là điều tất yếu.

Dưới đây là 6 ứng dụng công nghệ tương tác từ đơn giản đến phức tạp, mà bất kể nhà tổ chức sự kiện nào cũng không nên bỏ qua.

Nhóm nâng cao trải nghiệm - Nơi nhà tổ chức phát huy tối đa khả năng sáng tạo siêu tưởng 

 1. Thực tế ảo tăng cường (AR) - Vũ khí đắc lực cho dân sự kiện

Thực tế ảo tăng cường là một trong những công nghệ tương tác "gây sốt" với làng truyền thông Marketing.

Thực tế ảo tăng cường dùng mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, trong không gian đã được chèn thêm các chi tiết ảo bằng điện thoại thông minh, máy tính hay các thiết bị điện tử khác.
Gần đây, ông lớn trong ngành công nghệ Apple công bố dự án ra mắt mắt kính AR vào năm 2024 - hứa hẹn sức sống dài lâu của trào lưu này.

null
Xem toàn bộ nội dung sự kiện như một người tham dự chính thức bằng công nghệ AR.
Bên cạnh việc sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường cho việc chụp ảnh, các nhà tổ chức sự kiện còn vận dụng khéo léo vào các ấn phẩm và hoạt động tương tác.
Ví dụ về phương thức thiệp mời độc đáo, thay vì truyền tải thông điệp dạng tĩnh truyền thống, công nghệ AR đã biến chiếc thiệp mời vật lý trở nên sinh động hơn.
Bằng cách thêm một lớp nội dung chuyển động trên màn hình điện thoại, người dùng đã có một chiếc thiệp ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường.

null
Sự kiện ra mắt mạng xã hội Lotus đã áp dụng AR vào thiệp mời.
Một số nước trên thế giới còn áp dụng công nghệ AR vào các buồng ảnh check in của sự kiện.

 2. Touch Engagement mang đến những trải nghiệm mượt mà như thật

Touch Engagement là các giải pháp được xây dựng trên nền tảng phát triển và ứng dụng ngày càng phổ biến của các thiết bị màn hình cảm ứng.
Ứng dụng mang đến những trải nghiệm khác biệt, về cách người tiêu dùng tiếp nhận thông tin và tương tác với thương hiệu.

null
Touch Engagement được ứng dụng tại nhiều sự kiện trên thế giới.
Những “chiếc bàn tương tác” độc đáo, là sự kết hợp giữa màn hình cảm ứng cùng với công nghệ nhận diện vật thể đã được tạo ra thường xuyên tại thị trường quốc tế.
Viglacera – là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam, chuyên về lĩnh vực vật liệu xây dựng đã có một khu trưng bày sản phẩm nội thất thông minh đi kèm trải nghiệm tương tác.

Nhóm tăng cường tương tác - “Đạo cụ" giúp nhà tổ chức thu hút người tham dự sự kiện

 1. Game Kinect - Game hoá các hoạt động tương tác
Từ năm 2018, Kinect đã “làm mưa làm gió” không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn hoạt động rất sôi nổi tại Việt Nam.
Kinect là một loại cảm biến được phát triển bởi Microsoft với chức năng chính là bắt chuyển động cơ thể của con người bằng camera.

null
Kinect góp phần tạo ra các trò chơi tương tác giúp các chiến dịch kích hoạt thương hiệu thêm sự hiệu quả.
Sau COVID-19, thiết bị Kinect đã chứng minh sự phù hợp cho việc phát triển các trò chơi tương tác, trở thành các hoạt động giải trí được thu hút tại các sự kiện.

 2. Bức tường tương tác (Interactive Wall)

Được biết đến như một ứng dụng “kinh điển” của công nghệ tương tác trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo.
Interactive Wall hay Magic Wall là giải pháp kết hợp giữa năng lực thi công vách tường, bố trí máy chiếu và ứng dụng các thiết bị cảm ứng chạm.
null
Nissan Nhật Bản sử dụng bức tường tương tác mang đến trải nghiệm sống động.
Bức tường tương tác giúp thu hút đám đông cũng như kiến tạo một không gian sáng tạo, sống động, mang tính trải trí cao nhưng không kém phần lịch sự, sang trọng.
Đây sẽ là một bước tiến công nghệ được ưu tiên lựa chọn của các chiến dịch truyền thông, giải trí và quảng cáo trong tương lai.

 3. Biển quảng cáo tương tác

Biển quảng cáo tương tác là việc kết hợp công nghệ cùng sự tham gia của công chúng được sử dụng làm dữ liệu nhằm tạo ra những nội dung hồi đáp với những thông điệp, hình ảnh bất ngờ.
Mục đích của những bảng quảng cáo này là nhằm thu hút sự chú ý của người đi đường với các chiến dịch như:
Quảng bá một bộ phim mới, ra mắt sản phẩm mới, sự kiện nổi bật của một thương hiệu,...

null
Biển quảng cáo tương tác được sử dụng ở rất nhiều thành phố lớn.
Chính vì thế mà nhiều thương hiệu lớn mong muốn cái tên của mình, được xuất hiện ở những trung tâm hay phố đi bộ tấp nập của những quốc gia lớn.

 4. Hạng mục tương tác vật lý

Với mong muốn giúp mọi người được thỏa sức sáng tạo, nhiều sự kiện đã thực hiện hạng mục tương tác vật lý để thu hút nhiều người tham gia.
Ví dụ chiếc đàn dương cầm khổng lồ tại AEON trong mùa lễ giáng sinh, là một hàng mục tương tác vật lý với chủ đề âm nhạc.

null
Một hạng mục tương tác vật lý tại siêu thị AEON.
Những hạng mục tương tác vật lý không chỉ thu hút các em nhỏ mà còn làm nhiều bậc cha mẹ cũng muốn tham gia.

Lời kết

Dù việc ứng dụng công nghệ trong các chương trình, sự kiện còn là những giải pháp mới.
Nhưng với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghệ, việc mang đến những trải nghiệm khác lạ, sáng tạo hơn là một hướng đi vô cùng tiềm năng trong tương lai.