Thống kê của Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO) cho biết, chiếm dụng tên miền hay còn gọi là “cybersquatting” đang tăng nhanh từ khi xảy ra đại dịch COVID-19.

null

Cybersquatting là gì?

Từ những năm 2000, hành vi Cybersquatting - là hành vi cố tình sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của người khác để đăng ký tên miền trước khi chủ nhãn hiệu kịp đăng ký, lợi dụng việc này để bán lại kiếm lời.

Chiếm dụng tên miền (cybersquatting) ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chiếm dụng tên miền (cybersquatting) ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Đi cùng với Cybersquatting là Typosquatting – đăng ký tên miền gần giống với nhãn hiệu của người khác, để trục lợi khi người tiêu dùng phạm lỗi đánh máy trong quá trình tìm kiếm tên nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ trên Internet.

Cybersquatting là hành vi cố tình sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của người khác để đăng ký tên miền. Typosquatting – đăng ký tên miền gần giống với nhãn hiệu của người khác, để trục lợi khi người tiêu dùng phạm lỗi đánh máy trong quá trình tìm kiếm tên nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ trên Internet.

Việc nhiều doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến tên miền và lợi ích của nó đã khiến cho những kẻ gian có cơ hội trục lợi từ việc này.

Việc đăng ký tên miền đơn giản là ai đăng ký trước người đó được cấp bằng sỡ hữu, nhưng nhiều doanh nghiệp còn lơ là.

Biến tướng của hành vi cybersquatting

Vì không sở hữu được tên miền của mình nên nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ ra số tiền khá lớn để thu mua lại tên miền thương hiệu nhằm tiếp tục duy trì khai thác nhãn hiệu.

Trong mùa Covid, hành vi cybersquatting đang có chiều hướng biến tướng với mục đích xấu hơn, mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Trong mùa Covid, hành vi cybersquatting đang có chiều hướng biến tướng với mục đích xấu hơn, mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

Các kẻ gian sử dụng cybersquatting lợi dụng các công cụ tìm kiếm để xuất hiện trước trước người tìm kiếm nhanh và nhiều hơn, làm loãng thông tin “đối thủ”, tăng khả năng cạnh tranh cách không lành mạnh.

Sở dĩ hành vi xấu này tăng nhanh trong mùa dịch là vì người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua bán ngày càng nhiều hơn, giúp cybersquatting và typosquatting càng được lợi nhiều hơn.

Tính đến cuối năm 2020, theo thống kê mà WIPO cho biết đã có đến 50.000 tranh chấp về hành vi cybersquatting và liên quan đến 91.000 tên miền đến từ 108 quốc gia khác nhau.

Những tranh chấp tên miền này thường nhờ đến Trung tâm trọng tài và hòa giải của WIPO. Những tranh chấp tên miền này thường nhờ đến Trung tâm trọng tài và hòa giải của WIPO.

Mới nhất hiện nay, WIPO cho biết con số này đã tăng đến 11% kể từ khi dịch Covid-19 toàn cầu gia tăng.

Cần có biện pháp đối với hành vi cybersquatting

Việc đưa ra các luật hoặc chế tài xử lý, ngăn chặn hành vi cybersquatting hay typosquatting cần được thực hiện mạnh mẽ. Việc này vừa để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng, tránh bị lừa đảo.

Hiện nay tại Việt Nam có hai cơ chế pháp lý cơ bản cho các hành vi cybersquatting và typosquatting, đó là luật cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Việc đưa ra các luật hoặc chế tài xử lý, ngăn chặn hành vi cybersquatting hay typosquatting cần được thực hiện mạnh mẽ. Việc đưa ra các luật hoặc chế tài xử lý, ngăn chặn hành vi cybersquatting hay typosquatting cần được thực hiện mạnh mẽ.

Cụ thể hành vi cybersquatting vi phạm vào điều 130d của Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó “Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng” bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Cybersquatting và typosquatting có thể bị kiện vào tội vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh.

Khoản 2 điều 16 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định những căn cứ để xác định hành vi cybersquatting vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hay cạnh tranh không lành mạnh mà doanh nghiệp bị vi phạm có thể khởi kiện tại tòa án.

Một số tổ chức quốc tế giải quyết tranh chấp về hành vi cybersquatting và typosquatting

Tại Việt Nam thì việc tranh chấp trước tòa được xem là khá phổ biến, tuy nhiên ở các nước khác thưởng dùng cách sử dụng như thương lượng, hòa giải hay thông qua trọng tài.

Quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN). Quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới (ICANN).

Một số tổ chức có các chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền như: Quản lý tên miền và số hiệu mạng thế giới như (ICANN), Trung tâm trọng tài và hòa giải của WIPO, Diễn đàn Trọng tài quốc gia (National Arbitration Forum), hay Trung tâm giải quyết tranh chấp tên miền châu Á (Asian Domain Name Dispute Resolution Centre).

Ngành thương mại điện tử sẽ ngày càng trở thành xu hướng của thế giới do đại dịch COVID-19 vậy nên các doanh nghiệp cần phải thận trong và quan tâm hơn đến việc đăng ký, sử dụng tên miền của mình.

Ngành thương mại điện tử ngày càng trở thành xu hướng của thế giới do đại dịch Covid. Ngành thương mại điện tử ngày càng trở thành xu hướng của thế giới do đại dịch Covid.

Ngoài ra thì các doanh nghiệp cần phải đưa ra các giải pháp nhanh để phản ứng trước các hành vi cybersquatting có thể gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.

Theo Kinh tế Sài Gòn