Thuyết “U" - Bí quyết phát triển cá nhân

"Thuyết U" được phát triển bởi học giả Otto Scharmer và được xuất bản vào năm 2009 trong cuốn sách cùng tên.

Chữ "U" trong Thuyết U đại diện cho "bạn" (You), cũng như cốt lõi của lý thuyết: rằng thay đổi thực sự bắt nguồn từ chính cá nhân. 

Đồng thời, chữ "U" cũng đại diện cho hình dạng của quá trình tạo thành sự thay đổi.

Cụ thể, có 5 bước cơ bản:

- Đồng khởi phát: Lắng nghe điều mà cuộc sống muốn gửi đến mỗi cá nhân, kết nối với những người và ngữ cảnh liên quan, và gặp gỡ họ và cùng nhau truyền cảm hứng vì một mục tiêu chung.
- Đồng cảm nhận: Đi đến những nơi có tiềm năng lớn nhất; quan sát thật tường tận; lắng nghe tâm trí và trái tim lên tiếng.
- Đồng hiện diện: Đi đến nơi có những cá nhân và tập thể tỉnh thức, mở ra nguồn tri thức sâu hơn, và kết nối với tương lai mà cá nhân mong muốn.
- Đồng sáng tạo: Xây dựng đường băng cụ thể bằng cách tạo ra các mô hình nhỏ để khám phá tương lai từ những hành động nhỏ nhất.
- Đồng phát triển: Phát triển cùng nhau một hệ sinh thái đổi mới lớn hơn và giữ không gian kết nối vượt qua mọi giới hạn thông qua việc nhìn nhận và hành động một cách toàn diện.

null

Từ đó, mỗi cá nhân có thể rút ra bài học cho mình với 3 bước:

- Quan sát cẩn thận để phát hiện tín hiệu thay đổi xung quanh và hành động theo chúng (đừng chỉ "quyết định" sự thay đổi phải là gì).
- Để trái tim, tâm trí và trí tuệ bên trong xác định cách tương lai nên diễn ra (đừng chỉ sử dụng lý trí).
- Làm việc cùng với những người khác nhận biết những tín hiệu tương tự để tạo ra sự thay đổi hợp tác (đừng cô lập bản thân hoặc nghĩ rằng có thể làm điều đó một mình).

Lược dịch từ bài viết của Jeroen Kraaijenbrink trên LinkedIn.

Xu hướng quảng cáo - Các xu hướng doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho năm 2024

Dưới đây là năm xu hướng mà Agency quốc tế M&C Saatchi Performance đang lưu ý cho năm 2024:

- Nội dung sáng tạo;
- Truyền hình kết nối (Connected TV - CTV);
- TikTok;
- Đo lường toàn diện;
- Cho phép sự ngoại lệ của tính xác thực.

1. Nội dung sáng tạo - Giữ vững vị thế trước AI 

Ngay cả khi AI đang phát triển, nội dung sáng tạo chất lượng cao vẫn được đánh giá cao.

Đây là lợi thế cạnh tranh và cũng là cách để tìm hiểu, đánh giá các thuật toán đang hoạt động như thế nào.

2. CTV - Tương lai của ngành quảng cáo

Truyền hình kết nối (Connected TV - CTV) đề cập đến các thiết bị được kết nối với Internet, cho phép người dùng xem Video, nghe nhạc phát trực tuyến cũng như duyệt Web. 

Ví như: Amazon Freevee và Prime Video.

Xu hướng này ngày càng được ưa thích, nhất là đối với thế hệ Z. 

Đặc biệt, xu hướng đa màn hình cũng ngày càng được quan tâm, khi người dùng có thể vừa xem ti vi, vừa lướt điện thoại hoặc máy tính bảng.

Vậy nên, việc tiếp cận người dùng trên CTV và nhắm mục tiêu lần nữa đến điện thoại bằng tin nhắn phản hồi trực tiếp sẽ có thể là tương lai của ngành quảng cáo.


3. TikTok - Tiếp thị người ảnh hưởng

Tiếp thị cho người ảnh hưởng đang được đánh giá cao trên mọi nền tảng, đặc biệt là TikTok.

Đặc biệt, các thương hiệu nên chú ý đến những Micro-Influencers để tạo ra một phân khúc cụ thể hơn và hướng đến mục tiêu thành công trong định vị thương hiệu cũng như tệp khách hàng.

4. Đo lường toàn diện - Giải pháp khi tiếp thị đa kênh

Các thương hiệu cần có cách tiếp cận đa dạng và dựa vào các giải pháp đo lường toàn diện hơn.

Chẳng hạn như: Mô hình kết hợp phương tiện truyền thông và thử nghiệm theo mức độ tăng dần.

Điều này có thể tối đa hóa khoản đầu tư đa kênh nhằm đạt được kết quả tốt hơn.


5. Cho phép sự ngoại lệ của tính xác thực - AI

Các chuyên gia tiếp thị luôn thúc đẩy tính xác thực như một cách tiếp cận Thế hệ Z và Thế hệ Alpha.

Tuy nhiên, AI thường không gắn liền với tính xác thực nhưng nó vẫn có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra các chiến dịch tiếp thị mang lại cảm giác chân thực. 

Vậy nên, hãy chấp nhận và thích ứng với những đổi mới sáng tạo mang lại giá trị hữu ích.

Lược dịch từ bài viết của Insider Intelligence.

Xu hướng ẩm thực - 3 dự đoán về xu hướng ẩm thực sẽ bứt phá trên mạng xã hội trong thời gian sắp tới

Mặc dù khó có thể dự đoán cơn sốt ẩm thực lớn tiếp theo trên mạng xã hội sẽ là gì, nhưng có một số xu hướng các doanh nghiệp có thể cần để lưu ý trong giai đoạn sắp tới:

- Nấm;
- Ngũ cốc cổ xưa;
- Món ăn truyền thống mang phong cách Retro.

1. Nấm - Nguyên liệu trong đồ uống

Xu hướng sử dụng nấm trong đồ uống đang trở thành một trào lưu. 

Với khả năng chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch, nấm xuất hiện trong cà phê, trà và các loại Mocktail. 

Có khả năng xu hướng này sẽ lan rộng với nhiều công thức khác nhau nhờ hương vị độc đáo và tính linh hoạt của chúng. 

Nấm có thể được sử dụng như một lựa chọn thay thế thịt hoặc một chất phụ gia hương vị, giúp tăng tính đa dạng cho nhiều món ăn mà không quá tốn kém.


2. Các loại ngũ cốc cổ xưa - Sản phẩm thay thế gạo và lúa mì

Các loại ngũ cốc cổ xưa đang được sự quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng và những người hoạt động vì biến đổi khí hậu, trở thành một phần của những nhà bếp thông thường. 

Bulgur, Farro, Millet và Tabbouleh là một số loại ngũ cốc cổ xưa phổ biến, giàu Protein, Axit béo Omega-3, Vitamin nhóm B, kẽm và chất xơ, là một sự thay thế tuyệt vời cho các sản phẩm gạo hoặc lúa mì.

3. Món ăn truyền thống mang phong cách Retro - Thời đại của sự hoài cổ

Giống như áo Crop top và các tập phim Friends, các món ăn phổ biến của thập kỷ 90 đang trở lại. 

Các thương hiệu có thể chuẩn bị cho sự trở lại này với những món ăn đậm chất hoài niệm trong các nhà hàng có những biến tấu hiện đại. 

Nếu được định giá và quảng bá một cách hiệu quả, việc thử nghiệm các món mới có thể giúp tăng doanh thu của nhà hàng, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, mang lại cơ hội tiếp thị và quảng bá tuyệt vời.

Lược dịch từ bài viết của Fast Casual.