Xu hướng Marketing - 13 xu hướng Content Marketing B2B cần theo dõi năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong việc sản xuất nội dung và định hình dòng chảy của truyền thông xã hội, ngành tiếp thị nội dung đang chứng kiến những biến động mạnh mẽ. 

Để giúp các doanh nghiệp nắm bắt và ứng phó linh hoạt với những thay đổi này, dưới đây là tổng hợp 13 xu hướng tiếp thị nội dung, cung cấp công cụ và chiến lược cần thiết cho phần còn lại của năm 2024. 

Nhóm nội dung sáng tạo
1. Interactive Content (Nội dung tương tác): Tạo ra trải nghiệm người dùng tương tác, thúc đẩy sự tham gia và tương tác từ phía người tiêu dùng.
2. Thought Leadership (Lãnh đạo tư duy): Chứng minh chuyên môn và vai trò tiên phong trong ngành thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
3. Brand Storytelling (Kể chuyện thương hiệu): Kể các câu chuyện thương hiệu một cách sáng tạo để truyền đạt giá trị và tạo dấu ấn với khán giả.
4. Consistency (Tính nhất quán): Duy trì sự nhất quán trong sản xuất và phân phối nội dung, tạo lập thói quen và kỳ vọng cho khán giả.
5. User-Generated Content (Nội dung do người dùng tạo): Khuyến khích người tiêu dùng tham gia và chia sẻ nội dung, tạo sự gắn kết với thương hiệu.
Nhóm nội dung theo định dạng và nền tảng phát sóng
1. Video Content (Nội dung Video): Sử dụng Video để thu hút và giữ chân khán giả, tăng cường truyền thông và hiệu quả tiếp thị.
2. Social Media Content (Nội dung mạng xã hội): Tạo và chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội để tăng cường nhận thức về thương hiệu.
3. Events (Sự kiện): Tổ chức các sự kiện trực tiếp hoặc trực tuyến để tăng cường mối quan hệ và tương tác với khán giả.
4. Podcasts: Sản xuất và phát sóng các chương trình âm thanh chuyên sâu về chủ đề cụ thể, thu hút người nghe qua các nền tảng phát sóng.
Nhóm nội dung cá nhân hóa 
1. AI-Assisted Content (Nội dung hỗ trợ bởi AI): Sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo vào quá trình sáng tạo và cá nhân hóa nội dung, cải thiện hiệu quả tiếp thị.
2. Conversational Content (Nội dung hội thoại): Phát triển nội dung nhằm mô phỏng cuộc trò chuyện tự nhiên, tạo sự gần gũi với khán giả.
3. Personalized & Segmented Content (Nội dung cá nhân hóa và phân khúc): Điều chỉnh nội dung dựa trên đặc điểm cụ thể của từng phân khúc khán giả để tăng tính liên quan.
4. Influencer Content (Nội dung của người ảnh hưởng): Hợp tác với những người có ảnh hưởng để tạo nội dung quảng cáo, mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu.

null

Brand Storytelling - Chiến lược quảng bá thương hiệu đắc lực trong thời đại mới

Trong bối cảnh tiếp thị đương đại, Brand Storytelling đang dần khẳng định vị thế là một trong những chiến lược quảng bá thương hiệu đắc lực. 

Đây là phương pháp sử dụng câu chuyện như một cách thức để truyền tải những giá trị cốt lõi, sứ mệnh và bản sắc của thương hiệu một cách sống động, qua đó tạo nên sự đồng cảm và kết nối chặt chẽ với khán giả.

- Cảm Xúc: Kỹ thuật kể chuyện của thương hiệu mở ra không gian để khán giả trải nghiệm và chia sẻ cảm xúc, qua đó tạo nên một mối liên kết mạnh mẽ và sự trung thành với thương hiệu.
- Độ nhận diện: Thông qua Brand Storytelling, thương hiệu có thể xác lập được bản sắc riêng biệt, làm nổi bật các đặc điểm độc đáo và tạo dựng hình ảnh ấn tượng trong tâm trí công chúng.
- Kết nối: Câu chuyện thương hiệu không chỉ thu hút sự chú ý mà còn kích thích sự quan tâm, thôi thúc khán giả tìm hiểu và gắn bó với thương hiệu.
- In sâu vào ký ức khách hàng: Câu chuyện thương hiệu có khả năng in sâu vào ký ức, giúp thông tin về thương hiệu trở nên bền bỉ hơn trong tâm trí khán giả so với các sự kiện hay dữ liệu thống kê.


Ví như, vừa qua, Bổ Phế Nam Hà đã kết hợp cùng DigiMind Group để mở rộng ảnh hưởng đến thế hệ Gen Z. 
DigiMind Group đã tiếp cận ngành Dược phẩm, một lĩnh vực thường được xem là khô cứng, bằng cách áp dụng một phong cách tiếp cận nội dung đa dạng và độc đáo. 
Họ đã biến mỗi bài viết, bài thơ, câu chuyện thành một tác phẩm nghệ thuật, thu hút sự chú ý và tạo dấu ấn mạnh mẽ với độc giả. 
Sự đổi mới này còn được thể hiện qua việc sử dụng các hình thức nội dung sáng tạo như Meme và Comic, nhằm kết nối cảm xúc và làm cho thông tin chuyên ngành trở nên thân thiện và dễ tiếp cận hơn.
Chiến dịch này không chỉ nâng cao vị thế của Bổ Phế Nam Hà trên thị trường thuốc ho Việt Nam mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của thương hiệu, đặc biệt là trong việc xây dựng mối quan hệ với thế hệ khách hàng mới.

Đọc thêm: DigiMind Group thổi làn gió “hay ho" cho thương hiệu quốc dân Bổ Phế Nam Hà.

Hòa vào xu hướng “đi phượt" của Gen Z, thương hiệu cũng gửi gắm thông điệp cùng nhau khám phá và sống hết mình.
Hòa vào xu hướng “đi phượt" của Gen Z, thương hiệu cũng gửi gắm thông điệp cùng nhau khám phá và sống hết mình.

Theo đó, các thương hiệu có thể áp dụng xu hướng Brand Storytelling bằng cách:

- Tạo Cảm Xúc: Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để kể những câu chuyện đầy cảm xúc, gắn kết khán giả với thương hiệu.
- Xây Dựng Danh Tính: Phát triển nội dung kể chuyện thể hiện rõ nét giá trị và bản sắc của thương hiệu.
- Tạo Sự Hấp Dẫn: Sử dụng câu chuyện để thu hút sự chú ý và tạo ra sự quan tâm đối với thương hiệu.
- Tăng Khả Năng Ghi Nhớ: Kể những câu chuyện dễ nhớ, giúp thương hiệu in đậm trong tâm trí khán giả.

Brand Storytelling không chỉ là một chiến lược tiếp thị hiệu quả mà còn là một hình thức nghệ thuật, tạo nên sự kết nối sâu sắc và lâu dài giữa thương hiệu và khán giả.

Thương hiệu Bổ Phế Nam Hà tăng độ nhận diện với những mẫu Meme, Comic Viral.
Thương hiệu Bổ Phế Nam Hà tăng độ nhận diện với những mẫu Meme, Comic Viral.

Lời kết

Khi bước vào năm 2024, các doanh nghiệp B2B không thể phớt lờ sức mạnh của Brand Storytelling trong việc tạo dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng. 

Xu hướng này không chỉ giúp thương hiệu ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mà còn là chìa khóa để mở rộng tầm ảnh hưởng và tạo ra sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. 

Các thương hiệu cần nắm bắt và áp dụng xu hướng này một cách sáng tạo và linh hoạt để không chỉ thu hút sự chú ý mà còn giữ chân khách hàng lâu dài. 

Hãy nhớ rằng, một câu chuyện thương hiệu hay không chỉ là sự kể lại một loạt sự kiện mà còn là cách thức để thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị sống của thương hiệu. 

Đó là hành trình mà mỗi doanh nghiệp cần phải viết nên, để từng bước đi vào lòng người tiêu dùng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

Lược dịch có bổ sung từ bài viết của Sales Intel.