Xu hướng ERP - 8 xu hướng nổi bật năm 2023

Các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí bằng cách loại bỏ các quy trình dư thừa và tự động hóa các nhiệm vụ đơn thuần mà còn cung cấp cho nhân viên quyền truy cập vào thông tin quan trọng để đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn.

Dưới đây là 8 xu hướng ERP đáng chú ý trong năm 2023 dành cho các doanh nghiệp:

- Đám mây ERP

Các doanh nghiệp đang áp dụng ERP đám mây để đơn giản hóa các quy trình, tối ưu hóa chi phí, đảm bảo tính linh hoạt, tích hợp khả năng dễ dàng bổ sung người dùng và các chức năng để đáp ứng sự tăng trưởng kinh doanh.

Đồng thời, một số CFO đang tìm cách cắt giảm chi phí trong bối cảnh kinh tế bất ổn đang thực sự tăng cường đầu tư vào ERP đám mây để tiết kiệm và hỗ trợ tốt hơn cho lực lượng lao động từ xa của họ. 

- ERP hai tầng

ERP hai tầng là chiến lược cho phép các doanh nghiệp tận dụng khoản đầu tư vào hệ thống ERP hiện có ở cấp công ty (tầng thứ nhất), trong khi các công ty con và bộ phận hoạt động bằng cách sử dụng một hệ thống ERP khác (tầng thứ hai). 

Các công ty lớn hơn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống ERP cốt lõi cho hoạt động tài chính và các quy trình cốt lõi khác, trong khi các đơn vị kinh doanh nhỏ hơn chuyển sang các giải pháp giải quyết các nhu cầu chuyên biệt của họ. 

Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc một phần vào khả năng trao đổi dữ liệu giữa các tầng — một số giải pháp đám mây tầng thứ hai thường bao gồm các khả năng tích hợp sẵn với hệ thống ERP của công ty.


- Chuyển đổi số

Chuyển đổi kỹ thuật số đề cập đến việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các chức năng kinh doanh để cải thiện hoạt động hàng ngày. 

Ví như, việc tích hợp ERP với các thiết bị IoT và việc áp dụng AI cũng như phân tích nâng cao.

- Công nghệ khác tích hợp với ERP

Các nhà bán lẻ có thể sử dụng hệ thống quản lý kho hàng để thu thập dữ liệu từ máy quét di động và băng tải thông minh để theo dõi quá trình di chuyển của hàng hóa trong kho. 

Một số công ty tích hợp ERP với thương mại điện tử để cải thiện quy trình đặt hàng trực tuyến, tự động kích hoạt thực hiện đơn hàng, cập nhật mức tồn kho và ghi lại các khoản thanh toán.

Năm tới cũng có thể sẽ chứng kiến ​​sự kết nối lớn hơn giữa phương tiện truyền thông xã hội và ERP. 

Ví như:

- Bằng cách xem hoạt động truyền thông xã hội của khách hàng và khách hàng tiềm năng ở một nơi, các công ty có thể phát triển sự hiểu biết đầy đủ hơn về đối tượng của mình, cho phép họ nâng cao chiến lược tiếp thị kỹ thuật số và trải nghiệm của khách hàng. 
- Bằng cách tích hợp dữ liệu từ các tương tác trên mạng xã hội với lịch sử đơn đặt hàng và giao tiếp với khách hàng, các công ty có thể hiểu rõ hơn về toàn bộ quy trình bán hàng và thử nghiệm các cách mới để nhắm mục tiêu và bán hàng.


- Cá nhân hóa

Các doanh nghiệp hiện có thể tận dụng nền tảng ERP đám mây được thiết kế để cấu hình dễ dàng hơn hoặc cái mà các nhà phân tích gọi là nền tảng “Low-Code”. 

Ngoài ra, một xu hướng mới nổi là sự phổ biến ngày càng tăng của các giao diện đàm thoại và hỗ trợ người dùng dựa trên AI như Chatbot, có thể diễn giải giọng nói hoặc văn bản đầu vào của người dùng và trả lời các câu hỏi bằng cách sử dụng thông tin khách hàng và đơn đặt hàng được lưu trữ trong ERP.  

- Những hiểu biết sâu sắc và cải tiến được hỗ trợ bởi AI

Trí tuệ nhân tạo và khả năng học máy được nhúng vào hệ thống ERP có thể giúp đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa ngày càng tăng và cải thiện một loạt quy trình kinh doanh. 

AI có thể mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, bao gồm:  

- Công nghệ AI quét một lượng lớn thông tin phi cấu trúc, nhanh chóng xác định các mẫu và dự đoán các xu hướng khác nhau mà không thể phát hiện được chỉ bằng cách xử lý số thủ công.
- AI giúp tự động hóa và cải thiện toàn bộ các quy trình.

- Phân tích dự đoán

Trọng tâm trong năm 2023 trở đi là sử dụng phân tích dự đoán để phát hiện và giải quyết những gì có thể xảy ra trong tương lai. 

Ví dụ, phần mềm có khả năng học máy có thể xem xét dữ liệu của công ty bảo trì về việc sửa chữa máy để dự đoán khi nào sự cố có thể xảy ra, từ đó, tổ chức có thể tối ưu hóa lịch bảo trì để bảo trì hoặc thay thế các bộ phận ngay trước khi chúng gây ra sự cố.


- ERP di động

Các nhà cung cấp ERP đã cung cấp hỗ trợ di động và các ứng dụng di động đang trở thành tiêu chuẩn. 

Các giải pháp ERP đang phát triển để cung cấp quyền truy cập di động vào dữ liệu kinh doanh quan trọng, cho phép nhân viên thực hiện cả nhiệm vụ bất kể họ ở đâu, từ kho hàng đến quầy thanh toán bán lẻ, thậm chí là sân bay. 

Không những thế, ERP di động cung cấp dữ liệu và thông tin chi tiết theo thời gian thực, đồng thời mang lại lợi ích tổng thể bao gồm truy cập từ xa luôn bật, năng suất được cải thiện, thu thập dữ liệu nhanh hơn và chính xác hơn cũng như tăng tính linh hoạt.

Lược dịch từ bài viết của NetSuite.

Xu hướng TikTok Marketing - 4 xu hướng xây dựng TikTok thông qua TikTok Live

Tính năng phát trực tiếp trên TikTok đã trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt là với người dùng thế hệ Millennials và Gen Z, những người thích tương tác với người sáng tạo nội dung trong thời gian thực. 

Đây là 4 xu hướng các thương hiệu cần quan tâm khi xây dựng TikTok thông qua TikTok Live:

- Tăng lượt thích trên TikTok Live;
- Sử dụng TikTok Live Analytics;
- Quan hệ đối tác thương hiệu;
- Cơ hội tăng trưởng lâu dài.

1. Tăng lượt thích trên TikTok Live - Quảng cáo và tương tác

Lượt thích trên TikTok Live đóng vai trò là chỉ số hiệu suất chính (KPI) trong việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng tổng thể thông qua việc tăng cường sự tham gia của người xem và cơ hội hợp tác với thương hiệu.

Để tăng lượt thích trên TikTok Live, các thương hiệu có thể:

- Quảng cáo trước buổi phát trực tiếp: Đăng Video giới thiệu, đánh dấu lịch hoặc gửi tin nhắn.
- Tương tác với người xem: Trả lời câu hỏi, trả lời nhận xét hoặc đưa ra lời cảm ơn…
- Độc đáo và sáng tạo: Tạo sự khác biệt so với các kênh khác.


2. Sử dụng TikTok Live Analytics - Tối ưu hóa nội dung và thời gian phát trực tuyến

Một trong những bước quan trọng nhất khi sử dụng phân tích trực tiếp TikTok là phân tích số liệu tương tác của Video, bao gồm lượt xem, lượt thích, nhận xét và lượt chia sẻ.

Bằng cách phân tích số liệu tương tác trên các video trước, thương hiệu có thể xác định loại nội dung nào gây ấn tượng tốt nhất với khán giả và sử dụng thông tin đó để tạo nội dung Video, tương tác hoặc tạo thử thách thu hút người xem.

Ngoài ra, phân tích nhân khẩu học và mô hình hoạt động của người xem sẽ giúp thương hiệu xác định thời điểm hầu hết những người theo dõi trực tuyến nhằm lựa chọn giờ phát phù hợp. 

3. Quan hệ đối tác thương hiệu - Hợp tác cùng phát triển

Các thương hiệu đã và đang tận dụng xu hướng này bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok và tài trợ cho các buổi phát trực tiếp.

Bằng cách cộng tác với những người có ảnh hưởng, các công ty có thể tạo ra nội dung hấp dẫn gây được tiếng vang với đối tượng mục tiêu và tạo ra nhận thức về thương hiệu.

Ví dụ: Sephora gần đây đã hợp tác với một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực làm đẹp trên TikTok Live để giới thiệu dòng sản phẩm mới của mình.


4. Cơ hội tăng trưởng lâu dài - Quảng cáo chéo, mở rộng tệp khách hàng và xây dựng mối quan hệ

Các doanh nghiệp có thể sử dụng lại nội dung TikTok Live sang các định dạng khác. 

Ví như, chuyển các nội dung nổi bật thành các Clip ngắn để đăng tải lên Instagram hoặc Twitter. 

Một chiến lược khác là sử dụng TikTok Live như một cách để xây dựng danh sách Email hoặc tăng lưu lượng truy cập đến trang Web, bằng cách khuyến khích người xem đăng ký nhận thông tin độc quyền hoặc truy cập trang đích cụ thể có liên quan trong các buổi phát trực tiếp.

Cuối cùng, việc xây dựng mối quan hệ với các thương hiệu và nhà tài trợ cũng có thể biến thành công của TikTok Live thành cơ hội phát triển lâu dài. 

Lược dịch từ bài viết của Apps UK.

Xu hướng nhân sự - 3 xu hướng nhân sự đáng chú ý

Dưới đây là 3 xu hướng nhân sự được tổng hợp trong báo cáo “The Benefits Factor 2023”, theo ý kiến của 8.000 nhân viên thuộc 8 quốc gia Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh nói về mức độ gắn kết mà nhân viên hiện nay:

- Những ưu tiên khác nhau giữa các thế hệ;
- Tăng sự hài lòng cho nhân viên;
- Sử dụng lao động bền vững.

1. Những ưu tiên khác nhau giữa các thế hệ - Mỗi thế hệ một giá trị

Thế hệ Boomers và Gen X trên khắp Vương quốc Anh đang tham gia lực lượng lao động lâu hơn và thế hệ Millennials có xu hướng chuyển đổi công việc thường xuyên hơn. 

Điều này có nghĩa là các nhà tuyển dụng giờ đây phải vừa xoa dịu những người lao động dày dặn kinh nghiệm, vừa phải bắt kịp xu hướng để tiếp tục thu hút nhân tài Gen Z. 

Báo cáo của cho thấy Baby Boomers và Gen X ủng hộ kế hoạch nghỉ hưu, trong khi Millennials và Gen Z trả lời rằng họ ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. 
Thế hệ trẻ vẫn quan tâm nhiều hơn đến những phúc lợi hỗ trợ thời gian nghỉ phép được trả lương cao hơn và giờ làm việc linh hoạt. 
Baby Boomers là những nhân viên ít hài lòng nhất ở Anh và Gen Z là những người hài lòng nhất. 

Vậy nên, các doanh nghiệp có thể tham khảo để đưa ra các gói phúc lợi được thiết kế linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của cả nhân viên hiện tại qua nhiều thế hệ và những nhân viên được tuyển dụng trong tương lai.


2. Tăng sự hài lòng cho nhân viên - Minh bạch và hướng tới nhu cầu cá nhân

Một trong những khác biệt đáng chú ý mà kết quả cho thấy là cách thức ưu tiên các nhu cầu cá nhân và gia đình so với kế hoạch lương hưu và nghỉ hưu đã thay đổi.

Theo đó, báo cáo đã xác định 3 lĩnh vực các doanh nghiệp có thể cần thay đổi để nâng cấp chế độ lương thưởng và phúc lợi hiện có, bao gồm:

- Nhiều lựa chọn phúc lợi và thưởng hơn, 
- Các lợi ích mang tính cá nhân hơn, linh hoạt trong việc điều chỉnh;
- Thông tin rõ ràng hơn về tổng thể phúc lợi và lương thưởng.

3. Sử dụng lao động bền vững - Không chỉ hướng đến môi trường

Không chỉ dừng lại ở việc hướng đến môi trường, tính bền vững còn được nhân viên kỳ vọng trong việc sử dụng lao động bền vững. 

Một người sử dụng lao động bền vững phải cung cấp cho tất cả nhân viên mức độ chăm sóc dài hạn như nhau.

Báo cáo nêu bật 3 lĩnh vực bền vững của nhân viên trong doanh nghiệp, bao gồm: 

- Sự gắn kết: Việc nhân viên có cảm thấy mình thuộc về một công ty hay không;
- Sự cân bằng: Cách doanh nghiệp xem xét về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên;
- Khả năng tác động đến sự thay đổi: Liệu nhân viên có cảm thấy doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến tình hình công việc của họ hay không.

Lược dịch từ bài viết của Benify.