Vừa qua, DHL Express đã cung cấp “Hướng dẫn cơ bản về xu hướng thương mại điện tử B2B ở khu vực APAC (Châu Á - Thái Bình Dương)”, nhằm giúp cho các nhà bán lẻ, nhà tiếp thị, nhà sản xuất và người tiêu dùng có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình hiện nay. 

Cụ thể, hướng dẫn này đề cập đến các xu hướng chính:

- Nền tảng giao dịch trực tuyến;
- Bản địa hóa;
- Đổi mới sáng tạo.

null

1. Nền tảng giao dịch trực tuyến - Chuyển đổi số và Đại dịch COVID-19

Các doanh nghiệp B2B thuộc mọi quy mô đã phải đối mặt với 2 sự thay đổi lớn về văn hóa trong những năm gần đây: 

- Sự gia tăng của các nền tảng số hóa và thương mại điện tử;
- Đại dịch COVID-19. 

Theo đó, các doanh nghiệp B2B đã nhanh chóng nhận ra những lợi ích độc đáo của thương mại điện tử so với các cửa hàng truyền thống:

Chi phí cơ sở hạ tầng và chi phí chung rẻ hơn, ưu tiên tốt hơn các nguồn lực hiện có và cải thiện mối quan hệ với khách hàng và mở rộng khách hàng tiềm năng nhờ giờ làm việc linh hoạt.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã là động lực thúc đẩy mọi thứ diễn ra nhanh chóng hơn. 

Các công ty trên khắp APAC đã phải chuyển sang thương mại điện tử B2B để thích ứng với những thách thức về sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và cả sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. 

Do đó, các công ty B2B ngày nay có nhiều khả năng cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến hơn bao giờ hết thay vì các lựa chọn thay thế trực tiếp.


2. Bản địa hóa - Mỗi khu vực nên tận dụng các yếu tố địa phương phù hợp

Mặc dù toàn bộ khu vực APAC đã chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng chung về thương mại điện tử B2B, nhưng các xu hướng sắp tới được dự đoán vẫn chủ yếu được định hướng bởi tình hình và hoàn cảnh riêng của mỗi quốc gia. 

Có nhiều yếu tố tác động đến các doanh nghiệp B2B địa phương, như:

Tốc độ Internet, cơ sở hạ tầng quốc gia, mối quan hệ kinh tế xuyên quốc gia và sự phổ biến của các nền tảng thương mại điện tử liền kề. 

Các công ty muốn thâm nhập thị trường APAC vào năm 2023 hoặc xa hơn sẽ cần đảm bảo rằng mô hình quản lý và kinh doanh được bản địa hóa hợp lý để tận dụng các đặc điểm có một không hai của thị trường.


3. Đổi mới sáng tạo - Số hóa và các xu hướng ở quy mô lớn hơn

Với các nền tảng đa kênh có sẵn cùng những thay đổi trong hành vi và sở thích của người tiêu dùng, có thể thấy, mua sắm trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

Các nhà bán lẻ B2B chưa hoàn toàn tận dụng thương mại điện tử có thể phải cân nhắc rằng: 

Việc số hóa hoạt động là chìa khóa để theo kịp sự cạnh tranh.

Các xu hướng ở quy mô lớn hơn mang đến cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp B2B, có thể kể đến là:

- Sự phát triển của AI và Metaverse;
- Sự phát triển của các tùy chọn tự phục vụ trong trải nghiệm của khách hàng; 
- Sự ưa thích liên tục của người tiêu dùng đối với tính bền vững và ý thức sinh thái.


Lược dịch từ bài viết của DHL.