Sẽ tồn tại câu hỏi là: “Vậy có chuyện chuyển đổi số cho người lao động không?”. Và nếu “có”, muốn bảo đảm thành công thì vai trò doanh nghiệp nên ra sao trong quá trình ấy?

Câu trả lời tất nhiên là “có”: Có chuyển đổi số với người lao động. Và cũng đã có rất nhiều nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực này.

Chính vì vậy mà trong chuyển đổi số, với câu chuyện “ecosystem”, trước đây tưởng chỉ liên quan đến công nghệ nhân sự.

Thì bây giờ đây đã có mặt trong câu chuyện chuyển đổi số với người lao động.

Nhất là khi “ecosystem” đi sánh đôi, không tách rời được với vòng đời của người lao động trong doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, ecosystem là khái niệm ám chỉ một mạng lưới rộng khắp các thiết bị và dịch vụ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trải dài từ phần cứng đến cả phần mềm. Hiểu một cách đơn giản, ecosystem là khái niệm ám chỉ một mạng lưới rộng khắp các thiết bị và dịch vụ có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trải dài từ phần cứng đến cả phần mềm.

Nhu cầu chuyển đổi số cho người lao động tăng cao trong nền kinh tế 4.0

Chỉ với 2 năm đại dịch, người làm nhân sự kỳ cựu nhất cũng phải thừa nhận về “cú xoay chuyển vĩ đại” của toàn bộ hệ thống.

Phòng nhân sự các công ty không còn có thể phát triển các mục tiêu dài hạn nếu không thực hiện một số điều chỉnh ngay lập tức trong thời đại biến động (VUCA world).

Công nghệ là phương án tối ưu nhất để tương tác tốt hơn với khách hàng và nhân viên nhằm đối phó với ảnh hưởng của đại dịch.

Tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp. Tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.

Nhưng công nghệ phải đi cùng với thích ứng và vận hành, và người lao động chính là trọng tâm của quá trình đó.

Trong Bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam giữ vị trí 42 (trong 2 năm liên tiếp).

Trong khi xếp hạng chung vẫn giữ nguyên, GII cũng lưu ý rằng chúng ta bị giảm về nguồn nhân lực và nghiên cứu, cũng như đầu ra về kiến ​​thức và công nghệ so với năm 2019.

Chỉ số GII của Việt Nam được WIPO đánh giá đạt một số kết quả tích cực đáng chú ý. Chỉ số GII của Việt Nam được WIPO đánh giá đạt một số kết quả tích cực đáng chú ý.

Nhìn chung Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng kỹ thuật số.

Bức tranh tổng thể cho thấy dù các doanh nghiệp nhận ra nhu cầu và cơ hội cần thiết của chuyển đổi số, không tiếc chi phí đầu tư.

Nhưng nếu một đội ngũ nhân sự đủ kỹ năng số, thích ứng tốt với quy trình mới, thì quá trình này cũng rất khó diễn ra mượt mà và mang lại thành công.

4 ý tưởng chính cho câu chuyện chuyển đổi số với người lao động

Đi thẳng vào vấn đề chuyển đổi số với người lao động nên được nhìn nhận và thực hiện như thế nào, chúng ta có thể tóm tắt có 4 ý tưởng chính, đó là:

Mapping toàn bộ vòng đời của người lao động

“Mapping” toàn bộ vòng đời (Life cycle) của người lao động với các hoạt động khả thi nhất của họ tại doanh nghiệp. Nói lên mọi tương tác của người lao động với tổ chức.

Người lao động trở thành chủ thể rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Người lao động trở thành chủ thể rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Quan sát đến những yếu tố khác

Chú ý đến những yếu tố tiên quyết cần có để thành công trong chuyển đổi số với người lao động.

Nhận thức từ góc nhìn mới

Rời bỏ góc nhìn chỉ xem người lao động là người dùng (user) trong hệ thống nhân sự số hóa, mà đứng từ góc nhìn mới: xem người lao động là một đồng chủ thể trong mọi hoạt động trong hệ thống này của tổ chức.

Nỗ lực ở cả doanh nghiệp và người lao động

Nếu xem tiếng vỗ tay là sự tán thưởng kết quả của chuyển đổi số thành công: thì tổ chức và doanh nghiệp chuyển đổi số được xem là tiếng vỗ tay mà bàn tay phải góp vào.

Còn chuyển đổi số với người lao động là tiếng vỗ tay góp vào từ bàn tay trái. Không thể có tiếng vỗ tay tách riêng cho mỗi bàn tay được.

Làm gì để gắn kết người lao động với quá trình chuyển đổi số?

Chuyển đổi số xuất phát từ chiến lược và tầm nhìn của lãnh đạo nhưng quá trình lại từ phía nhân viên.

Để thành công, người làm nhân sự nên lưu tâm các bước thực hiện:

Thông tin nội bộ thông suốt: nhiều nhân viên không hào hứng với tự động hóa hay nhỏ nhất là thay đổi chi tiết nào đó trong guồng quay công việc họ đã quen.

Họ xem thay đổi là trở ngại, tốn thời gian, thậm chí sinh ra tâm lý chống đối.

Vì vậy, trước những thay đổi lớn về hệ thống, cần có quá trình trao đổi, làm rõ công việc theo giai đoạn, giúp nhân viên thích nghi tốt hơn.

Đào tạo kỹ năng phù hợp: một trong những lý do khiến người lao động tỏ ra khó chịu, ít tuân thủ theo hệ thống mới đó là vì họ chưa quen, thiếu kiến thức và khả năng vận hành những ứng dụng mới.

Quá trình chuyển đổi số cần gắn kết với quá trình đào tạo nhân viên.

Đánh giá hiệu quả định kỳ: thường xuyên giúp người lao động có thể theo kịp các giai đoạn chuyển đổi, phản hồi về hiệu suất và nâng mức độ công việc theo hệ thống mới.

Theo L&A