Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu - trong bối cảnh COVID-19

COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có đối với chuỗi giá trị toàn cầu khi gây gián đoạn với cả cung và cầu hàng hóa.

Tình trạng giảm sút công suất sản xuất đóng góp tới 75% đà giảm khối lượng thương mại toàn cầu, trong khi đó, các nút thắt vận tải là nguyên nhân của 25% còn lại, các chuyên gia của Euler Hermes viết.

Chuỗi cung ứng toàn cầu. Chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các lệnh giãn cách, phong tỏa và cách ly xã hội đã khiến các công ty đa quốc gia phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung vật liệu theo đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, người dân và cả các cơ quan chính phủ đều gặp khó khăn trong việc mua sắm các hàng hóa và các sản phẩm cơ bản.

Thời gian xử lý một đơn hàng dài hơn. Sau đó là thiếu các đơn hàng mới qua chuỗi cung ứng. Hiện tại, các doanh nghiệp đang được hỗ trợ tiền từ các đơn hàng khóa sổ trước đó. Nhưng số lượng các đơn hàng này đang cạn dần. Dự báo sắp tới các nhà cung cấp trên toàn cầu sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa.

Từ những thách thức và khó khăn do dịch COVID-19 mà các doanh nghiệp nhận thức rõ được sự “mong manh” của chuỗi cung ứng toàn cầu. Mà điển hình là sự phụ thuộc quá lớn vào các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng. 

Hoạt động giao thương gặp nhiều trở ngại

Theo Euler Hermes, các đợt bùng phát COVID-19, chính sách zero-Covid của Trung Quốc và biến động thương mại trong dịp Tết Âm lịch có thể tiếp tục gây áp lực lên các chuỗi cung ứng.

Tình trạng giảm sút công suất sản xuất đóng góp tới 75% đà giảm khối lượng thương mại toàn cầu, trong khi đó, các nút thắt vận tải là nguyên nhân của 25% còn lại, các chuyên gia của Euler Hermes viết.

Gía cước vận chuyển ở một số tuyến đường lớn Giá cước vận chuyển ở một số tuyến đường lớn.

Hoạt động giao thương, vận chuyển vẫn đối mặt với nhiều trở ngại trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt trầm trọng các container tại các cảng biển trên toàn cầu, trong khi COVID-19 bùng phát tại khu vực phía Nam cũng khiến các hãng tàu thế giới cắt chuyến và giảm chuyến về Việt Nam khiến nguồn cung càng thêm hạn chế.

Doanh nghiệp đang làm thế nào để thích nghi với tình trạng bình thường mới?

Trong giai đoạn dịch lây lan mạnh tại Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa, các nhà sản xuất đã phải “vật lộn” hết sức gian nan để tìm được nguồn cung thay thế.

Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, trong thời gian tới các doanh nghiệp toàn cầu sẽ hướng đến đa dạng hóa nguồn cung, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như trước. Sự chuyển dịch này sẽ mang lại cơ hội lớn cho những trung tâm sản xuất như Việt Nam, Ấn Độ và Mexico.

Các dự báo đều nhận định, chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn cho đến cuối năm 2022. Các dự báo đều nhận định, chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn cho đến cuối năm 2022.

Đại dịch mang lại cơ hội, bao gồm tái cân bằng để hướng tới nền kinh tế địa phương.Theo bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới chia sẻ:

“Đại dịch cũng khuyến khích doanh nghiệp trong nước áp dụng công nghệ mới và nâng cấp mô hình kinh doanh. Ví dụ, việc phong tỏa người lao động có thể khuyến khích doanh nghiệp tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến và thúc đẩy thương mại điện tử.”

Một số doanh nghiệp đang điều chỉnh mô hình kinh doanh để đối phó với khủng hoảng. Như chia sẻ của diễn giả trong phiên thảo luận, hãng Hàng không Ethiopia đã thích nghi với tình hình sụt giảm số lượng hành khách bằng cách chuyển đổi máy bay chở khách thành chở hàng.

COVID-19 thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào?

Đại dịch cũng cho thấy rõ lợi ích của việc dịch chuyển các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp đa quốc gia về gần nhau hơn.

Các chuỗi cung ứng được đưa tới gần thị trường bán lẻ. Khoảng cách giữa nhà cung cấp và khách hàng được thu hẹp. Tất cả những điều này nhằm hướng đến việc xây dựng mạng lưới sản xuất linh hoạt và bền vững hơn.

COVID-19 cũng đẩy nhanh xu hướng số hóa. Ví dụ, việc người lao động bị phong toả tạo ra động cơ mạnh mẽ cho doanh nghiệp chuyển đổi tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến. 

Những biện pháp hạn chế đi lại khuyến khích bán hàng trực tuyến. Thúc đẩy thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa và dịch vụ đến với người tiêu dùng mới. Công nghệ in 3D nhận được nhiều sự quan tâm hơn, vì có thể rút ngắn chuỗi cung ứng và đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Một số thay đổi đã diễn ra trước đại dịch, nhưng hiện đang được đẩy nhanh để giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với điều kiện bình thường mới.

Thương mại toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng

“Với tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đang ghi nhận những tín hiệu tích cực và tại Việt Nam cũng cơ bản đã được kiểm soát, kỳ vọng những khó khăn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ giảm dần từ cuối quý I/2022."

Báo cáo cũng dự báo rằng thương mại toàn cầu sẽ tăng 5,4% trong năm 2022 và 4% trong năm 2023, sau khi đã tăng 8,3% trong năm 2021.

Trong vòng một vài năm tới, châu Á - Thái Bình Dương tiềm năng trở thành khu vực xuất khẩu lớn của thế giới. Các lĩnh vực năng lượng, điện tử, máy móc và thiết bị sẽ tiếp tục có một năm 2022 tương đối thành công.

Tổng hợp, nguồn: Cafebiz, DânViệt, WORLDBANKBLOGS