Nikkei, hãng tin lớn của Nhật Bản, đã phỏng vấn chuyên gia quốc tế về sự kiện Tập đoàn Viettel tái định vị thương hiệu. Kim Andreasson, nhà đồng sáng lập của DAKA - một công ty tư vấn kỹ thuật số cho rằng:

Đó là động thái thể hiện xu hướng toàn cầu hóa.

Logo: sự thay đổi nhỏ nhưng đáng kể

Logo mới của Viettel có màu sắc chủ đạo là màu đỏ với ý nghĩa của sự trẻ trung, khát khao, đam mê và năng động. Đây cũng là biểu trưng cho màu cờ tổ quốc, của niềm tự hào dân tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của thương hiệu Viettel.

null Logo và slogan mới của Viettel.


Về thiết kế, logo mới lược bỏ "dấu ngoặc kép" bao quanh chữ Viettel và phát triển thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ con người như những cá thể riêng biệt.

Đây cũng là cách thể hiện sự chuyển dịch của Viettel từ công ty viễn thông trở thành một công ty cung cấp dịch vụ số. Hình khối của logo được giản lược và sử dụng cách viết thường nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thiện.

Tối giản hóa slogan quen thuộc

Được xây dựng với cấu trúc mở, slogan mới "Theo cách của bạn" và phiên bản tiếng Anh là "Your way" giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống.

Bên cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là "Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way.

Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là Quan tâm (Caring) và Sáng tạo (Innovative) và hai giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ và phát triển trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ sung thêm nhân tố mới là Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu.

Cả ba giá trị này được Viettel kết tinh trong 1 từ thể hiện cho triết lý thương hiệu là "Diversity" – Cộng hưởng tạo sự khác biệt.

null Triết lý thương hiệu "Diversity" là sự kết tinh của Quan tâm (Caring), Sáng tạo (Innovative) và Khát khao (Passionate).


Chuyên gia quốc tế nói gì?

Trả lời Nikkei, Kim Andreasson, nhà đồng sáng lập của DAKA, một công ty tư vấn kỹ thuật số cho biết việc chuyển sang dịch vụ số là một "sự mở rộng tự nhiên" đối với Viettel. Theo chuyên gia này, đa dạng hóa dịch vụ là một "bước đi khôn ngoan" theo xu hướng toàn cầu.

Nhà phân tích này nói với Nikkei, động thái này thể hiện xu hướng toàn cầu hóa của các công ty viễn thông. Họ đang mở rộng hoạt động, không chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ viễn thông truyền thống. Andreasson nói:

“Một nhà mạng không còn chỉ là một nhà mạng nữa. Do đó, việc thay đổi thương hiệu và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng là rất đúng đắn, thay vì để một công ty khác gia nhập thị trường và nắm bắt các cơ hội chiếm dòng doanh thu đó".

Ở một khía cạnh khác, việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Viettel không chỉ do thay đổi trong chiến lược cung cấp sản phẩm dịch vụ, mà còn do tính quốc tế hóa của thương hiệu này.

Với việc được Brand Finance định giá thương hiệu lên tới 5,8 tỷ USD trong năm 2020, đứng số 1 Việt Nam và đứng số 1 Đông Nam Á, Top 30 thế giới về viễn thông, Viettel đã là một thương hiệu có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Thế nhưng, logo cũ của Viettel sẽ cho việc quảng bá thương hiệu này ra quốc tế, đặc biệt là trên các nền tảng số gặp khó khăn. Việc thay đổi nhận diện theo hướng đơn giản hơn của logo, cùng với màu sắc trẻ trung, nổi bật (màu đỏ) sẽ giúp cho việc quảng bá thương hiệu Viettel ra toàn cầu hiệu quả hơn.


null Kim Andreasson, nhà đồng sáng lập của DAKA cho biết việc chuyển sang dịch vụ số là một "sự mở rộng tự nhiên" đối với Viettel.


Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á Thái Bình Dương thì nói rằng:

“Sự thay đổi lớn này chắc chắn sẽ có một số tác động đến giá trị thương hiệu”.

Ông Dixit cũng bổ sung thêm, Viettel là công ty đã có sẵn giá trị thương hiệu, đã được mọi người biết đến và đang phát triển một cách mạnh mẽ, nên việc phân tích, đánh giá tác động có thể xảy ra của việc tái định vị đã được thực hiện trước đó.

Ông còn chỉ ra 4 lý do thay cho việc thay đổi nhận diện thương hiệu, có thể đúng với trường hợp của Viettel.

  • Thứ nhất, thay đổi bộ nhận diện là để thể hiện sự tiến bộ của thương hiệu, ví dụ như Apple đã thay đổi logo của họ khá nhiều lần, để tạo ra hình ảnh năng động, hiện đại hơn.
  • Thứ hai là lý do liên quan đến mục tiêu toàn cầu hóa.
  • Thứ ba là để thay đổi đối tượng người dùng, tập trung thu hút đối tượng mới, gia nhập thị trường mới với các đối thủ cạnh tranh mới.
  • Và lý do cuối cùng, là sự thay đổi trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

null Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á Thái Bình Dương cho rằng, thay đổi thương hiệu của Viettel có thể liên quan đến mục tiêu toàn cầu hóa.


Trong trường hợp của Viettel, có thể thấy, Tập đoàn này đã không còn chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần, mà đã chuyển đổi thành một nhà cung cấp dịch vụ số toàn cầu với sứ mệnh mới là kiến tạo xã hội số.

Theo công bố của Viettel, đến hết năm 2020, Tập đoàn này về cơ bản đã hình thành nên 6 lĩnh vực chủ đạo để kiến tạo xã hội số gồm: Hạ tầng số, giải pháp số, nội dung số, tài chính số, an ninh mạng và nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao.

Ở cả 6 lĩnh vực này, Viettel đã hình thành về chiến lược, bộ máy vận hành và thực tế sản phẩm dịch vụ cung cấp cho xã hội. 

Theo Advertising Vietnam