Theo dòng chảy của kỷ nguyên 4.0, giáo dục đã có những bước chuyển mình táo bạo với sự ra đời của Edtech – sự kết hợp giữa giáo dục và công nghệ.
Edtech đã mở ra sự lựa chọn đa dạng cho hệ sinh thái giáo dục phi truyền thống.
Do đó giá trị lẫn quy mô thị trường của thị trường Edtech ngày càng bùng nổ.
Thị trường công nghệ giáo dục trên toàn cầu hiện nay
Theo hãng nghiên cứu P&S Intelligence, quy mô thị trường Edtech dự kiến sẽ đạt 998,4 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép là 17,3%.
Giải pháp Edtech tăng trưởng mạnh mẽ là nhờ sự phát triển của các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo) và IoT (Internet vạn vật).
Việc kết hợp công nghệ thực tế ảo VR và AR trong giáo dục cũng đã đóng góp trong trải nghiệm học tập một cách hiệu quả hơn cho sinh viên.
Bên cạnh đó, với hạ tầng công nghệ, sự phổ biến của thiết bị di động và nhu cầu sử dụng nền tảng học tập trực tuyến của người học.
Những điều này đã giúp lĩnh vực giáo dục công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ.
Trên Thế Giới, các quốc gia được dự đoán có sự phát triển mạnh nhất trong Edtech theo từng khu vực gồm:
Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), châu u (Đức, Anh, Ý, Pháp), châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc), Nam Mỹ (Brazil, Mexico), Trung Đông và châu Phi (Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Nam Phi).
Chỉ riêng ở Ấn Độ, cơ sở người dùng Edtech (cả miễn phí và trả phí) đã tăng gấp đôi, từ 45 triệu vào năm 2020 lên 90 triệu vào năm 2021.
Tương tự, Edutech Ấn Độ đã huy động được 2,3 tỷ đô la vào năm 2020 và 1,4 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2021.
Công nghệ giáo dục tại Hoa Kỳ đã huy động được 2,5 tỷ đô la tài trợ vào năm 2020 và 3,2 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2021.
Điều này đã chứng minh rằng xu hướng Edtech sẽ trải qua sự tăng trưởng và bùng nổ trong vài năm tới.
Xu hướng Edutech trở nên tăng trưởng vượt bậc như thế đều có lý do đằng sau câu chuyện này.
Khi các tổ chức giáo dục truyền thống bị phong tỏa, sinh viên chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để bổ sung cho chương trình học chính thức của mình.
Song song đó, do đại dịch và nhu cầu về lực lượng lao động giảm, nhiều chuyên gia nhận thấy rằng người lao động có rất nhiều thời gian trong khoảng thời gian này.
Vì thế, nhiều người đã tận dụng thời gian này để học các kỹ năng mới hoặc tham gia các khóa học trực tuyến ngắn hạn để phát triển bản thân.
Lãnh đạo Edrolo đưa ra quan điểm về xu hướng Edtech của năm 2023
Edrolo - một công ty Edtech được thành lập vào năm 2011 chuyên xây dựng các tài nguyên học tập cho học sinh và cung cấp công cụ giảng dạy cho giáo viên.
Ben Sze, nhà đồng sáng lập và đồng Giám đốc Điều hành của Edrolo đã chia sẻ quan điểm của ông về xu hướng công nghệ giáo dục trong tương lai.
- Nhà trường cần hỗ trợ một cách tốt nhất trong quá trình giảng dạy và học tập
Khi chúng ta bước sang năm 2023, có hy vọng rằng cảm giác bình thường sẽ trở lại và năm học sẽ được diễn ra một cách suôn sẻ - không bị gián đoạn hàng loạt.
Các trường học luôn mong muốn có thể thúc đẩy kết quả học tập của học sinh sau khi bị tạm dừng trong khoảng thời gian dài.
Cùng với đó là hy vọng có thể tăng cường sự tập trung vào việc học của học sinh để giải quyết những khó khăn chúng gặp phải do việc học bị gián đoạn từ năm 2020 đến 2022.
Do đó ông cũng tin rằng các trường học đang cố gắng hỗ trợ giáo viên quản lý hiệu quả khối lượng công việc của họ sau khoảng thời gian đầy biến động.
Theo ông Ben Sze, các trường học để đạt được hai mục tiêu này có thể áp dụng phương pháp khơi dậy niềm yêu thích học tập của học sinh.
Đồng thời trao quyền cho giáo viên tìm ra giải pháp giúp họ có thể làm nhiều việc một cách linh động.
- Cung cấp những điều kiện cần trong giáo dục
Khi nói đến việc áp dụng công nghệ trong giáo dục, ông Ben Sze tin rằng điều này sẽ đóng một vai trò cần thiết trong việc nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập.
Với phương pháp học linh hoạt bao gồm các môi trường trực tuyến và ngoại tuyến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng học về môi trường học và lớp học là rất quan trọng.
Nội dung có chiều sâu, chất lượng bài giảng, tính linh hoạt và khả năng tiếp cận đúng có thể mang lại lợi ích to lớn cho trải nghiệm giáo dục của một người và cuối cùng là hành trình cuộc đời của họ.
Chiến lược tại Edrolo chính là tập trung vào "tăng trưởng với chi phí hợp lý" chứ không phải "tăng trưởng bằng mọi giá".
Xét cho cùng, tính bền vững thực sự tạo nên sự vững mạnh lâu dài và tầm nhìn của các lãnh đạo Edrolo là trở thành một công ty tồn tại hơn 100 năm.
Ông hy vọng rằng năm 2023 sẽ là năm mà sự bình thường trở lại trong lớp học.
Và ngay cả khi nó không diễn ra theo cách đó thì các nguồn tài nguyên trong giáo dục, hỗ trợ cả học sinh và giáo viên một cách linh hoạt vẫn là điều kiện cần trong giáo dục.
Lược dịch từ bài viết của SmartCompany.
Xu hướng EduTech tại Việt Nam
Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư.
Theo báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Nam 2021, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỉ lệ khoảng 44.3%.
Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 – 2023.
Chia sẻ tại Hội thảo “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh bình thường mới” trong khuôn khổ TECHFEST 2022 diễn ra vừa qua.
Ông Nguyễn Trí Hiển, CEO Công ty cổ phần Thiên Hà Xanh cho biết.
Trong năm 2020 và 2021 một loạt chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ phát triển thị trường công nghệ giáo dục lần đầu tiên được đẩy mạnh.
Minh chứng là nền tảng Azota có khoảng 46 triệu truy cập hàng tháng và lọt top 37 Edtech lớn nhất Thế Giới.
Ông Trí Hiển kỳ vọng, một số sản phẩm Edtech Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ có những bước đi ấn tượng về mặt số lượng, nâng cao chất lượng và giữ được vị thế của mình.
Năm 2021 là một năm kỷ lục về vốn đầu tư rót vào Edtech với khoảng 160 triệu USD đã được đầu tư.
Động thái này đã đưa lĩnh vực Edtech lọt vào top 3 ngành nhận vốn đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.
Mới đây, nền tảng dữ liệu giáo dục toàn cầu HolonIQ đã công bố danh sách Top 50 công ty Edtech nổi bật của Đông Nam Á.
Về đại diện của Việt Nam trong danh sách này, đáng chú ý nhất là hai cái tên Elsa Speak (hạng mục Advanced Technology) và EDUPIA (hạng mục Language Learning).
Là ứng dụng học nói và giao tiếp tiếng Anh sử dụng công nghệ A.I, Elsa Speak được đầu tư bởi Google và được đánh giá là một điểm sáng của Edtech Việt.
Trong khi đó, EDUPIA – chương trình tiếng Anh online chất lượng cao cho thấy sự phát triển thần tốc trong thời gian qua.
Vì thế, nền tảng EDUPI nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn lẫn các nhà đầu tư.
Đặc biệt, thông tin Startup Edutech Việt EDUPIA gọi vốn thành công 14 triệu USD trong tháng 9 vừa qua đã nhận được sự chú ý của giới chuyên môn.
HolonIQ đánh giá đây là một trong những thương vụ đáng chú ý nhất trong lĩnh vực Edtech tại khu vực Đông Nam Á.
Kết luận
Việc tận dụng hiệu quả công nghệ trong giáo dục có thể góp phần cải tiến rất nhiều vấn đề trong phương pháp giáo dục truyền thống.
Edtech đã góp phần tạo sự đồng đều trong việc tiếp cận công nghệ cho học sinh, điều rất khó để thực hiện bên ngoài môi trường học tập.
Nhờ đó, mọi học viên đều có cơ hội học tập, trải nghiệm và phát triển đầy đủ các kỹ năng như nhau, cho phép khai thác đầy đủ các tiềm năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.