Trong khoảng 3 năm tiếp theo, ngành nông nghiệp thế giới và ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ về hoạt động đầu tư, ứng dụng AgriTech trong nông nghiệp.
Ứng dụng AgriTech trong nông nghiệp hứa hẹn sẽ tiếp tục kiến tạo, đón đầu những xu hướng nông nghiệp mới trong tương lai…
Đòn bẩy sức mạnh của một nước nông nghiệp nhưng giàu tiềm năng công nghiệp hóa
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, AgriTech (ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp) ra đời với mong muốn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và từng bước cải thiện đời sống người dân.
Vai trò của AgriTech cũng thể hiện ngày càng rõ rệt trong việc khắc phục được những vấn đề đang gặp phải trong ngành nông nghiệp như:
Số lượng nhân công lao động đang giảm sút, ảnh hưởng của thời tiết, năng suất lao động thấp, giá trị nông sản không cao…
Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên chuyển đổi số và sự Đổi mới sáng tạo mở, AgriTech còn có thể hỗ trợ để tạo ra:
Những phương thức canh tác mới, các giống loài và nguồn nguyên liệu mới.
Các phương thức và nguồn nguyên liệu mới này thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp hiện đại và các dịch vụ bổ trợ liên quan đến ngành nông nghiệp như:
Logistics, thương mại điện tử, ứng dụng tài chính nông nghiệp…
Đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thực phẩm (FoodTech).
FoodTech đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp thế giới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao như hiện nay.
Điểm lại những xu hướng công nghệ Fintech công nghệ nông nghiệp nổi bật trong tương lai
Nông nghiệp thông minh - Cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp bởi sự tối ưu hóa đem đến năng suất vượt trội
Nông nghiệp thông minh là việc ứng dụng các sáng kiến, sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và đặc biệt là những thành tựu về ứng dụng công nghệ cao (tự động hóa, cơ giới hóa…); công nghệ mới hoặc ứng dụng hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) thông tin vào trong hoạt động nông nghiệp như:
Dự báo, chẩn đoán bệnh, hỗ trợ canh tác, nuôi trồng...đưa ra các giải pháp, quy trình, hành động một cách phù hợp, tự động, hiệu quả và chính xác.
Thích ứng biến đổi khí hậu
Khí hậu trái đất ấm lên đe dọa năng suất cây trồng, các ngành nghề chăn nuôi và thủy sản.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đề ra giải pháp Nông nghiệp thông minh ứng phó biến đổi khí hậu (CSA) để hóa giải các thách thức đe dọa an ninh lương thực.
Các nước trên thế giới cũng nỗ lực tạo ra các giống cây trồng thông minh, có khả năng thích ứng, chống chịu và phục hồi nếu điều kiện khí hậu thay đổi.
Đồng thời các nước cũng sẵn sàng đầu tư cho những giải pháp mang tính đồng bộ, tổng thể cho nền nông nghiệp gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Những xu hướng công nghệ thực phẩm cần lưu ý
Giữa quá trình chuyển đổi, số hóa nhằm mục đích cung cấp thực phẩm lành mạnh và chất lượng cho khách hàng, mọi khía cạnh của quy trình sản xuất thực phẩm, nguồn gốc đến đóng gói, quy trình sản xuất đến vận chuyển, đều đang được nâng cấp để tối ưu hóa hiệu suất.
Các công nghệ khác nhau góp phần nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Công nghệ sản xuất Protein thay thế
Người tiêu dùng đang chuyển hướng sang các nguồn Protein thay thế do mối quan tâm về sức khỏe và môi trường, khiến nó trở thành một trong những xu hướng công nghệ thực phẩm phù hợp nhất.
Thịt nuôi, thực vật, côn trùng ăn được và thực phẩm dựa trên MycoProtein là những nguồn Protein thay thế chính hiện nay.
Phân phối sản phẩm qua kênh Thương mại điện tử
Bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy những đổi mới trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Các thương hiệu thực phẩm sử dụng nền tảng kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ giao hàng trực tuyến theo yêu cầu và tiếp cận khách hàng thông qua mô hình phân phối trực tiếp đến khách hàng (D2C).
Cùng với D2C, các thương hiệu đang tập trung vào phân phối đa kênh để cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao doanh số bán hàng.
Ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn và minh bạch thực phẩm
Khách hàng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của các sản phẩm thực phẩm mà họ mua và vấn đề liên quan đến nguồn gốc sản phẩm.
Với nhãn thông minh và thiết bị phân loại thực phẩm độc lập có sẵn, khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định trước khi lựa chọn các mặt hàng thực phẩm.
Nhìn ra thế giới - Bài học từ Israel trong ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp
Israel là quốc gia nổi tiếng với những phát kiến về tăng trưởng nông nghiệp trong điều kiện thổ nhưỡng không mấy màu mỡ và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả.
Nhờ những sáng tạo đó mà ngành nông nghiệp của quốc gia Trung Đông này luôn bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm rất đáng kinh ngạc:
Israel hiện đã có hơn 500 công ty khởi nghiệp AgriFoodTech.
Ngay cả trong thời kỳ đại dịch toàn cầu, 290 triệu đô la đã được đầu tư vào các công ty AgriFoodTech của Israel vào năm 2020, chỉ giảm 50 triệu đô la so với 320 triệu đô la của năm 2019.
Phần đầu tư đó được chuyển vào các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và cảm biến, Lưu trữ dữ liệu, Robot, giải pháp sinh học và Công nghệ nước.
Israel đã không ngừng nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn quốc gia này đã chuyển từ tình trạng thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm.
Luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, Israel đã trở thành một điển hình nông nghiệp của thế giới.