KASIKORNBANK (KBank) là ngân hàng thương mại hàng đầu của Thái Lan đã có mặt tại 16 quốc gia trên thế giới, và đang cung cấp dịch vụ cho hơn 20 triệu khách hàng.
Ngân hàng này đã khai trương chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11/2021.
KBank đáp ứng mọi phân khúc khách hàng với các giải pháp kỹ thuật số đa dạng từ cho vay tới hỗ trợ quản trị doanh nghiệp.
KBank Biz Loan – dịch vụ tín dụng dành cho những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ
Đây là giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh cho các hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh.
Thủ tục vô cùng đơn giản, khách hàng dễ dàng đăng ký thông qua ứng dụng KBank Loan App.
Khoảng 3-5 ngày làm việc sau khi KBank nhận được đầy đủ tài liệu, khách hàng sẽ được nhận khoản vay.
Hạn mức tín dụng của gói dịch vụ này từ 10-300 triệu đồng.
Sau khi được phê duyệt, khoản vốn sẽ được chuyển vào tài khoản KPlus Online của khách hoặc tài khoản ngân hàng khác như được nêu rõ trong đơn xin vay vốn.
Đặc biệt, KBank có công cụ mô phỏng khoản vay.
Người sử dụng dễ dàng tính số tiền hàng tháng cần trả cho ngân hàng bằng cách nhập giá trị và thời hạn vay.
Quản trị rủi ro với Go-beyond banking
Đại diện KBank cho biết nếu chỉ cung cấp các khoản vay thôi thì cũng chưa đủ để khách hàng SMEs thành công.
Vì thế, ngân hàng này còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác gọi là Go-beyond banking để giúp đỡ khách hàng, như marketing, quản trị nhân lực, mua hàng, kế toán…
Để làm được điều đó, KBank đã thành lập công ty đầu tư KVision với ngân quỹ khoản 245 triệu USD để đầu tư – hợp tác với các Startup tiềm năng.
Cũng nhờ vậy mà hỗ trợ được cho các khách hàng SMEs của họ ở nhiều mặt.
KVision hiện đang rót vốn vào hơn 20 công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, KVision đang đầu tư vào Seedcom Group, Sendo, KiotViet…
Sự hợp tác giữa KVision – Seedcom Group mang lại rất nhiều lợi ích cho hai bên.
Đầu tiên, KBank có thể tiếp cận lượng khách hàng mà Haravan/KiotViet/iPOS/Giao Hàng Nhanh - thành viên của Seedcom đang có.
Ngược lại, KBank có thể sử dụng các dịch vụ của những Startup kể trên để hỗ trợ các khách hàng khác SMEs của mình.
Theo ông Pattarapong Kanhasuwan - Phó Chủ tịch điều hành Nhóm Kinh doanh thế giới của KBank:
Chúng ta không chỉ phải đưa "cần câu" mà còn phải hướng dẫn khách hàng SMEs làm sao để "câu" tốt hơn, để họ có thể "câu nhiều con cá" cùng một lúc.
Đây là cách mà KBank dùng để ‘quản trị rủi ro chủ động’ và đây cũng là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của KBank tại thị trường Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Giải pháp kỹ thuật số đa dạng hướng tới mục tiêu không dùng tiền mặt
KBank sẽ tiếp tục tập trung phát triển những dịch vụ thanh toán trên nền tảng số và sản phẩm vay vốn online để phù hợp với định hướng của Chính phủ tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.
Những nỗ lực này nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ bằng cách tận dụng các mối quan hệ đối tác chiến lược, các nền tảng đầu tư tại địa phương và Quỹ đầu tư KVision.
KBank tự hào khi có thể tăng cường kết nối cho các quốc gia trong khối AEC+3 nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các giải pháp kỹ thuật số hoàn chỉnh cho mọi phân khúc khách hàng.
Tại Việt Nam, KBank còn thành lập công ty KBTG Việt Nam, công ty con thuộc Tập đoàn Công nghệ Kinh doanh KASIKORN.
Công ty này hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ở cấp khu vực.
Với việc gia nhập vào thị trường Việt Nam, Kbank sẽ có thể triển khai các dịch vụ của mình thông qua các chi nhánh nước ngoài.
Đồng thời, ngân hàng sẽ triển khai mối quan hệ với các tổ chức địa phương, văn phòng đại diện và các công ty khởi nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
KBank tự tin có thể mang đến những dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của mọi phân khúc khách hàng tại Việt Nam.
Với các sản phẩm đa dạng, KBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam cung cấp “giải pháp sản phẩm số” hoàn chỉnh cho tất cả các nhóm khách hàng.