Theo Reuters, hơn 1 nghìn tỷ đô-la đã được đầu tư vào các quỹ bền vững trong 2 năm qua.

Theo Reuters, hơn 1 nghìn tỷ đô-la đã được đầu tư vào các quỹ bền vững trong 2 năm qua.

Nhiều nhà lãnh đạo vẫn coi việc rót tiền vào những hạng mục ESG như giảm sử dụng năng lượng, lựa chọn năng lượng tái tạo, trả lương đủ sống, v.v. chỉ đơn giản là chi phí, không phải đầu tư.

Với không chút ngần ngại, CEO sẽ chi tiền cho công nghệ, đào tạo, nhà máy mới, R&D, v.v., nhưng khi nói đến việc đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp và nhân loại, họ lại do dự.

Những lo lắng rằng năng lượng sạch sẽ tốn kém hơn đang rất lỗi thời. Những lo lắng rằng năng lượng sạch sẽ tốn kém hơn đang rất lỗi thời.

Về cơ bản, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích từ việc tập trung vào giá trị dài hạn và ESG.

Ví dụ như danh sách Just 100 của Just Capital, nơi tập hợp những công ty ưu tiên tất cả các bên liên quan (không chỉ cổ đông) và tất cả họ đều đang hoạt động tốt hơn mặt bằng chung.

Ngoài ra, sự chuyển dịch bền vững đang mở ra rất nhiều cơ hội lớn, ví dụ như thị trường trị giá hàng nghìn tỷ đô la trong lĩnh vực năng lượng sạch, xe điện và xe tự hành, protein dựa trên thực vật, nông nghiệp chính xác, công nghệ hiệu quả do AI điều khiển , và nhiều hơn nữa.

Dù vậy, nhiều công ty vẫn cảm thấy tính bền vững không an toàn và điều này thường đến từ những vấn đề trong việc ra quyết định.

Những con số đang nói dối về chi phí thực

Nền kinh tế đã và đang phụ thuộc vào thế giới tự nhiên, từ những thứ chúng ta trồng trọt và cả những lợi ích khó đo lường hơn, chẳng hạn như việc cung cấp một nơi miễn phí để trên bầu trời để xả thải ô nhiễm.

Lượng carbon thải ra sẽ làm tăng nhiệt độ lên và giảm chất lượng không khí, nhưng các công ty không bao giờ phải đền bù thiệt hại đó cho xã hội, còn được gọi là ngoại ứng.

Không chỉ vậy, thiên nhiên cũng đang cung cấp hàng chục nghìn tỷ đô la giá trị và dịch vụ một cách miễn phí. Không chỉ vậy, thiên nhiên cũng đang cung cấp hàng chục nghìn tỷ đô la giá trị và dịch vụ một cách miễn phí.

Thế nhưng, các khoản trợ cấp và quy định của chính phủ lại thúc đẩy thực hiện những việc kém bền vững - đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hoặc làm thoái hóa đất để tối đa hóa sản lượng.

Vậy giải pháp ở đây là gì? Đó là định giá những thứ đang chưa được định giá.

Nhiều công ty hàng đầu nội bộ hóa các yếu tố bên ngoài bằng cách đặt “giá ảo” cho carbon bên trong doanh nghiệp (một số khác thu tiền như một khoản thuế tự áp đặt).

Việc tăng giá carbon hoặc các nguyên liệu đầu vào khác sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư và vốn khác nhau. Thêm vào đó, các nhà lãnh đạo cần phải bước ra ngoài ánh sáng và ủng hộ một mức giá thị trường ràng buộc đối với carbon.

Vận động hành lanh bằng cách làm việc với đồng nghiệp, tổ chức phi chính phủ và chính phủ để ban hành các chính sách cải thiện hệ thống cho tất cả mọi người cũng rất cần thiết. Vận động hành lanh bằng cách làm việc với đồng nghiệp, tổ chức phi chính phủ và chính phủ để ban hành các chính sách cải thiện hệ thống cho tất cả mọi người cũng rất cần thiết.

Ngoài carbon, những hành động tương tự cũng có thể hỗ trợ nhiều vấn đề xã hội như mức lương tối thiểu đủ sống hoặc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng xã hội để giảm bất bình đẳng.

Hãy nắm bắt các tín hiệu giá và ưu tiên chi tiêu một cách đúng đắn, qua đó các sản phẩm và khoản đầu tư bền vững sẽ trông đẹp hơn nhiều khi đặt lên bàn cân.

Đừng để bị lừa bởi thành kiến của chính mình

Ngay cả khi các giải pháp bền vững mang lại nhiều lợi nhuận hơn các giải pháp pháp truyền thống, điều đó không có nghĩa là mọi người chọn nó.

Tất cả chúng ta đều có thành kiến về cách chúng ta đưa ra quyết định, bao gồm suy nghĩ một cách tuyến tính, không theo hệ thống hoặc đi theo những gì dễ dàng trong tầm với.

Điều này áp dụng với mọi chức vụ, mọi nghề nghiệp. Điều này áp dụng với mọi chức vụ, mọi nghề nghiệp.

Các nhà đầu tư có thể tự nói: “Tôi biết cách kiếm tiền khi đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch, vì vậy tôi sẽ tiếp tục làm điều đó.”.

Dù điều này có vẻ không đúng nếu xét tới khía cạnh kinh tế của công nghệ sạch, con người lại không phải là động vật kinh tế thuần túy.

Để cải thiện điều này, bước đi đúng đắn là đa dạng hóa các nhóm ra quyết định.

Nếu chúng ta có xu hướng làm theo những gì chúng ta biết, hoặc rơi vào tư duy kiểu tập thể hay lười thay đổi, thì việc nên làm là để các tổ chức và lãnh đạo của họ tiếp cận với những quan điểm khác nhau.

Hãy đưa xã hội dân sự vào quá trình ra quyết định - yêu cầu các tổ chức phi chính phủ, những người chỉ trích hoạt động của doanh nghiệp tham gia và giúp giáo dục cũng như nói ra cách giải quyết vấn đề.

Thêm vào đó, những suy nghĩ cũ có thể bị xóa bỏ bằng cách mời những người trẻ hơn vào phòng; những nhân viên mới trông chờ vào việc tìm ra các giải pháp cải thiện con người, hành tinh và lợi nhuận.

Những người ở tuổi 20 sẽ có suy nghĩ logic hơn, dài hạn hơn về biến đổi khí hậu so với những nhà lãnh đạo ở độ tuổi 70,80. Những người ở tuổi 20 sẽ có suy nghĩ logic hơn, dài hạn hơn về biến đổi khí hậu so với những nhà lãnh đạo ở độ tuổi 70, 80.

Lợi ích và chi phí ngắn hạn đang có ảnh hưởng lớn

Tính bền vững luôn có cái giá cao hơn là sai, nhưng cũng sẽ không chính xác nếu nói rằng tính bền vững luôn mang lại hiệu quả, ít nhất là trong ngắn hạn.

Những công nghê mới sẽ luôn đắt cho đến khi chúng được phát triển ở quy mô lớn.

Ví dụ, một vài năm trước, UPS đã tự hào tuyên bố rằng họ sẽ mua các phương tiện giao hàng bằng điện với chi phí trả trước tương đương với các mẫu xe chạy bằng xăng của mình.

Kết quả là hãng đã thành công khi chuyển hoàn toàn sang xe điện.

Dù ban đầu giá niêm yết của xe điện cao hơn, UPS vẫn đạt được một thỏa thuận tốt hơn nếu tính theo thời gian sử dụng của chiếc xe, vì xe điện có chi phí vận hành thấp và thời gian hoạt động cao.

Xe chạy bằng điện của UPS Xe chạy bằng điện của UPS.

Lẽ ra những chiếc xe này nên được mua sớm hơn và UPS sẽ gặt hái được những lợi ích trong việc tiết kiệm, giảm lượng khí thải sớm hơn, bất chấp giá bán lẻ trước cao hơn.

Tương tự, một mục tiêu bền vững như một nhà máy không chất thải có thể cần đầu tư và thời gian để đi đúng hướng, nhưng những nỗ lực cải thiện hoạt động toàn diện hơn sẽ dẫn đến năng suất, sự nhanh nhẹn cao hơn.

Vậy nên, trước khi quyết định đầu tư, những nhà lãnh đạo nên xác định lại các công cụ của mình.

Các chỉ số như ROI hoặc IRR thường bỏ lỡ các nguồn giá trị và sử dụng tỷ lệ chiết khấu quá cao, khiến cho bất kỳ khoản đầu tư nào trong tương lai đều trở nên vô giá trị.

Do đó, hãy tìm và tiếp thu những dữ liệu chứng minh giá trị của tư duy dài hạn.

Một nghiên cứu từ McKinsey Global Institute và FCLTGlobal cho thấy các công ty hoạt động với tư duy dài hạn thực sự đã đưa ra các quyết định quan trọng như đầu tư nhiều hơn vào R&D và kết quả là mức tăng trưởng doanh thu cao hơn 47% cũng như vốn hóa thị trường tăng nhanh hơn.

Các công cụ và tư duy tốt hơn có thể dẫn đến nhiều hành động hơn và tốt hơn. Các công cụ và tư duy tốt hơn có thể dẫn đến nhiều hành động hơn và tốt hơn.

Chi phí cho hệ thống nội bộ của công ty rất quan trọng

Nếu chỉ tập trung vào việc trả một mức lương sinh hoạt tối thiểu thì chi phí ngày nay sẽ tăng theo mọi cách hữu hình.

Đổi lại, một ngân sách lương luôn được giữ nguyên sẽ chỉ mang lại một cái nhìn phiến diện và hạn hẹp về sự lựa chọn đầu tư.

Những công ty đầu tư vào con người và chuỗi cung ứng của mình sẽ nhận được các lợi ích vô hình như thu hút và giữ chân nhân tài, tăng năng suất và giảm tỉ lệ nghỉ việc, phát triển mối quan hệ với cộng đồng và có một câu chuyện để kể cho khách hàng về tác động tích cực của công ty tới thế giới.

Vì lẽ đó, phương hướng giải quyết sẽ là mở rộng tư duy về giá trị và suy nghĩ theo hệ thống.

Một lần nữa, ROI và các công cụ khác không hoạt động chính xác ở đây.

Phần “lợi nhuận” không thể hiện được giá trị vô hình từ việc lựa chọn con đường bền vững, tích cực (sự tham gia của nhân viên, niềm đam mê của khách hàng, khả năng phục hồi, v.v.).

Ví dụ, việc chuyển từ tuyển dụng bán thời gian và dự phòng sang tạo ra các vị trí cố định có thể tốn nhiều chi phí hơn ngay lập tức, nhưng dễ dàng được đền đáp với tỉ lệ nghỉ việc ít hơn và năng suất cao hơn.

Một cái nhìn có hệ thống hơn về mối liên hệ giữa người lao động và đòn bẩy của sự thành công trong kinh doanh sẽ mang tới một góc nhìn đầy đủ và tích cực hơn.

Liệt kê và định giá tất cả những lợi ích từ quyết định đầu tư vào ESG một cách tốt nhất có thể.  Hãy cố gắng mở rộng định nghĩa của chính mình về “lợi tức” trên các khoản đầu tư. Liệt kê và định giá tất cả những lợi ích từ quyết định đầu tư vào ESG một cách tốt nhất có thể. Hãy cố gắng mở rộng định nghĩa của chính mình về “lợi tức” trên các khoản đầu tư.

Những chi phí lớn hơn rất nhiều đang tồn tại nhưng lại ít được nhận ra

Swiss Re, gã khổng lồ về bảo hiểm của Thụy Sĩ, dự báo về sự sụt giảm 18% GDP vào năm 2050 nếu biến đổi khí hậu không được giải quyết. Swiss Re, gã khổng lồ về bảo hiểm của Thụy Sĩ, dự báo về sự sụt giảm 18% GDP vào năm 2050 nếu biến đổi khí hậu không được giải quyết.

Con số đó tương đương với một cuộc suy thoái kinh tế lớn, nhưng nghe có vẻ là vẫn vượt qua được.

Tất nhiên, đây chỉ là một phần của câu chuyện.

Một số khu vực, như Canada hoặc Siberia, có thể sẽ chứng kiến các mùa trồng trọt kéo dài hơn và kéo theo sự tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, nhiều nơi khác như Miami, những vùng rộng lớn của Bangladesh, và tất cả các đảo quốc trũng thấp, sẽ bị ngập lụt vĩnh viễn.

Một số thành phố sẽ trở nên quá nóng để sinh sống. Rủi ro suy giảm đối với các nền kinh tế khu vực đó không phải là 18%; nó là 100%.

Những tổn thất xã hội cũng khiến hoạt động kinh doanh phải gánh chịu thiệt hại trực tiếp.

Hạn hán hủy hoại mùa màng, thời tiết khắc nghiệt làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng, nhân viên và khách hàng phải đối mặt với khó khăn - tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu các ngưỡng của thế giới và học cách suy nghĩ về những điều kiện tích cực.

Con người nổi tiếng là tệ trong việc dự đoán tương lai và những thất bại lớn thường đến từ việc không hiểu sự thay đổi theo cấp số nhân và chỉ nhìn thấy tình hình cục bộ.

Thế nên, hãy nghiên cứu các xu hướng lớn đang chuyển động không tuyến tính - biến đổi khí hậu, bất bình đẳng, sử dụng tài nguyên, kinh tế công nghệ sạch, trí tuệ nhân tạo, thông tin sai lệch, v.v.

Các kết quả cực đoan cũng cần đươc xem xét, chẳng hạn như một thành phố bạn đang hoạt động trở nên không thể sống được và đặt ra các rủi ro bằng việc phân phối xác suất. Các kết quả cực đoan cũng cần đươc xem xét, chẳng hạn như một thành phố bạn đang hoạt động trở nên không thể sống được và đặt ra các rủi ro bằng việc phân phối xác suất.

Ngoài ra, hãy tự hỏi bản thân là "Giá trị thuần dương trên các khoản đầu tư để tránh những rủi ro hiện hữu này là bao nhiêu?".

Sau đó, điều cần làm là suy nghĩ theo những điều kiện tích cực thuần túy bằng cách giải quyết những thách thức của hệ thống, với những người khác trong chuỗi giá trị hoặc trong hệ thống đầy đủ (tổ chức phi chính phủ, chính phủ, công dân), để giải quyết những vấn đề lớn nhất vì lợi ích của tất cả mọi người.

Để cùng phối hợp, giải quyết nhiều vấn đề và cải thiện tính kinh tế dựa trên sự bền vững cho tất cả mọi người, chúng ta cần có lòng dũng cảm, sự khiêm tốn cũng như tư duy.

Đây không đơn giản chỉ là mối quan hệ “win-win” vì nếu làm việc cùng nhau, nhiều việc có thể được hoàn thành hơn (hay có người gọi là 1 + 1 = 11).

Sẽ dễ dàng hơn (và nói thẳng ra là lười biếng hơn) khi nghĩ theo cách cũ là chúng ta có thể chống lại những vấn đề này và làm cho tính bền vững phù hợp với một mô hình chú trọng việc tìm kiếm lợi tức đầu tư tốt.

Tuy nhiên, sẽ thật vô lý và kỳ quái khi phải biện minh cho việc đầu tư vào chính sự sống còn của bản thân - hoặc phải chứng minh rằng chúng ta nên ngừng tài trợ cho những gì đang giết chết chính mình.

Ở cấp độ vĩ mô, chúng ta từ lâu đã vượt qua quan điểm mà chi phí hành động thấp hơn so với chi phí không hành động.

Ví dụ như việc nhận ra những thiệt hại mà việc kinh doanh phải gánh chịu nếu trái đất tồn tại những nơi không thể sống được.

Đây chắc chắn là trả tiền để đầu tư vào một tương lai chung tươi sáng và hứa hẹn.

Việt Hiếu, lược dịch từ Havard Business Review