Đại dịch COVID-19 đang định hình rõ hơn xu hướng đầu tư ESG

Sự phát triển nhận thức về các vấn đề mang tính hệ thống như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng… đã thúc đẩy xu hướng đầu tư theo tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) hay đầu tư bền vững trong những năm gần đây.

Đặc biệt, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, xu hướng này đã khiến chiến lược đầu tư chuyển dịch sang ESG thay vì các chỉ tiêu tài chính truyền thống.

Theo Morningstar, năm 2020, các quỹ ESG thu hút dòng tiền kỷ lục, gấp đôi so với một năm trước đó.

Tiền ròng từ các nhà đầu tư đổ vào quỹ đầu tư bền vững đạt 51 tỷ USD, tăng lên mức cao kỷ lục năm thứ 5 liên tiếp.

null
Số lượng các quỹ ESG mở mới đạt kỷ lục và vượt xa các năm trước đó.

Riêng các quỹ ESG chiếm khoảng 1/4 lượng tiền chảy vào tất cả các quỹ tương hỗ, trái phiếu và cổ phiếu của Mỹ, đây là bước nhảy vọt lớn so với chỉ 1% vào năm 2014.

Cũng trong năm 2020, tại Mỹ ghi nhận gần 400 quỹ đầu tư ESG, tăng 30%, đồng thời gấp 4 lần trong một thập kỷ.

Nhà đầu tư tỏ ra hào hứng với khái niệm đầu tư ESG.

Giờ đây, những lo ngại về sự phát triển bền vững có thể được giải quyết thông qua các khoản đầu tư có chọn lọc.

null

Việt Nam bắt kịp xu hướng quản trị bền vững

​​Vinamilk - doanh nghiệp Việt tiên phong thực hành ESG

Với kỳ vọng tạo ra một thước đo mới cho thị trường chứng khoán, chỉ số phát triển bền vững Việt Nam (Substainability Index – VNSI) được Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) chính thức giới thiệu vào tháng 7/2017 nhằm chọn ra 20 doanh nghiệp có thực thành ESG tốt nhất.

null
Trong ngành sữa, Vinamilk được xem là doanh nghiệp nổi bật về định hướng phát triển bền vững (PTBV) ở tầm chiến lược.

Đồng thời, chỉ số này cho thấy hiệu quả đầu tư của các mã cổ phiếu bền vững, thu hút quỹ đầu tư tổ chức quốc tế hoạt động theo nguyên tắc đầu tư ESG.

Theo kết quả công bố của HoSE, năm 2020, Vinamilk là công ty hiện đạt tổng điểm ESG 90%, cao hơn 58% so với điểm trung bình ngành, đồng thời cao gấp rưỡi các doanh nghiệp thuộc VN100.

Việc thực hành ESG tại Vinamilk cũng được các quỹ đầu tư Dragon Capital và Mobius Partners ghi nhận.

null

Từ năm 2012, doanh nghiệp này đã phát hành báo cáo phát triển bền vững tách riêng với báo cáo thường niên.

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk được lập theo chuẩn mực sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo (GRI standards) cùng một số chỉ tiêu được công bố bổ sung theo hướng dẫn của GRI dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm (GRI Food Processing).

Bên cạnh những chỉ tiêu tài chính tốt, Vinamilk cũng dành nhiều nguồn lực cho hoạt động về phát triển cộng đồng, sử dụng năng lượng mặt trời giảm thiểu phát thải CO2, vận dụng hệ thống biogas cũng như kinh tế tuần hoàn (3REs: Reduce, Recycle, Reuse) nhằm hạn chế lượng rác thải.

Đến năm 2020, tổng năng lượng xanh tiêu thụ chiếm tới 89,17% toàn bộ năng lượng sử dụng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty.

Nghiên cứu đã chỉ ra các công ty quan tâm đến ESG thường tạo ra kết quả vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trong dài hạn.

Những lợi ích của việc thực hiện tốt ESG bao gồm giảm chi phí vốn, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, tăng cường vị thế cổ đông, cơ hội tiếp cận nguồn vốn dài hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động và danh tiếng doanh nghiệp…

null
Năm 2021, Vinamilk vượt "bão COVID-19" thành công, tiến liền 6 bậc trong Top 50 công ty sữa hàng đầu của thế giới về doanh thu theo xếp hạng thống kê của Plimsoll, vươn lên vị trí 36 và cũng là đại diện duy nhất của các quốc gia Đông Nam Á.

Grab hướng đến phát triển bền vững và toàn diện

null
Grab công bố 3 mục tiêu ESG nhằm hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.

Grab tiếp tục đầu tư vào Đông Nam Á.

Các mục tiêu ESG mới nhất của Grab đảm bảo rằng sự phát triển và thành công của công ty có tác động tích cực đến các cộng đồng nơi Grab đang hoạt động:

Thúc đẩy người yếu thế tham gia vào nền kinh tế số

Trong một cuộc khảo sát đối tác tài xế khuyết tật trong khu vực Đông Nam Á, 73% cho rằng họ có thể duy trì hoặc tăng thêm thu nhập khi hợp tác với Grab.

null
Một tài xế khuyết tật là nhân viên của Grab.

80% trong số đối tác tài xế là người khuyết tật cho biết họ cảm thấy mãn nguyện và hài lòng với cuộc sống khi trở thành đối tác của Grab.

Dù vậy, hiện chỉ có 2.100 người khuyết tật đang kiếm thêm thu nhập thông qua nền tảng Grab.

Grab tìm kiếm nhiều giải pháp để tăng gấp đôi số lượng người yếu thế có thể kiếm thêm thu nhập thông qua nền tảng Grab vào năm 2025.

Để thực hiện điều này, Grab lên kế hoạch triển khai Grab Access, một chương trình mang quy mô khu vực với mục tiêu giảm bớt rào cản cho những người yếu thế khi tham gia Grab.

Chương trình sẽ hỗ trợ tài chính và đào tạo đặc biệt cho những cá nhân này trong một khoảng thời gian nhằm giúp họ làm quen và thích nghi với nền tảng.

Grab Access sẽ được triển khai đầu tiên tại Indonesia, và sau đó sẽ triển khai đến các nước khác trong năm nay.

Hỗ trợ nữ giới phát triển ở nơi làm việc

Grab cam kết tiếp tục nỗ lực tăng tỷ lệ nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo lên 40% vào năm 2030, so với tỷ lệ 34% hiện tại.

Điều này giúp đảm bảo Grab luôn nhiều tiếng nói đa dạng từ các vị trí trong ban lãnh đạo và cân nhắc nhiều góc nhìn khác nhau khi xây dựng và thực hiện các chính sách, quyết định của công ty.

null
Grab tạo điều kiện cho nữ giới phát triển.

Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng lãnh đạo nhằm hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nữ; tạo ra mạng lưới hỗ trợ toàn diện hơn cho lực lượng lao động nữ.

Đầu tư vào các phương pháp chủ động như nghiên cứu dựa trên dữ liệu và chương trình đào tạo giúp các cấp quản lý nhận biết và giải quyết các định kiến vô thức có thể xảy ra khi thực hiện phỏng vấn ứng viên và trong quy trình đánh giá năng lực.

Grab cũng tiếp tục duy trì mức lương bình đẳng cao giữa nam và nữ. Nhân viên nữ được trả mức 98 xu (cent) so với 1 đô la (dollar) – là mức trả cho nhân viên nam ở cùng vị trí tại Grab.

Giảm thiểu tác động đến môi trường

Grab cam kết tích cực giảm thiểu mức phát thải khí các-bon, với mục tiêu trở nên trung hoà carbon vào năm 2040 ngay cả khi hoạt động kinh doanh tiếp tục phát triển đáng kể qua từng năm.

Trước tiên, công ty sẽ tập trung vào việc thực hiện các biện pháp giảm phát thải trước khi chuyển sang trung hòa carbon.

null

Là một nền tảng cung cấp các dịch vụ di chuyển và giao nhận theo yêu cầu, 96% lượng phát thải khí của Grab trong năm 2021 đến từ các phương tiện do đối tác tài xế sở hữu và vận hành.

Do đó, một phần cốt lõi trong chiến lược của Grab là giúp xây dựng một hệ sinh thái xe điện (EV) toàn diện, phục vụ cho tầng lớp trung lưu và cận trung lưu.

Để đạt được mục tiêu này, Grab đang phối hợp với các Chính phủ, các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng sạc pin cho xe điện, và các nhà sản xuất ô tô trên khắp Đông Nam Á để thực hiện nhiều khảo sát và nghiên cứu thử nghiệm về EV; hoạch định và phát triển cơ sở hạ tầng sạc EV và các trạm hoán đổi pin; giới thiệu các sản phẩm tài chính để hỗ trợ thúc đẩy việc sở hữu EV, và nhiều sáng kiến khác nữa.

Hiện nay, Grab đang vận hành đội ngũ dịch vụ đặt xe EV lớn nhất Indonesia với khoảng 8.500 xe điện.

BlueScope thực hiện hoá tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050

BlueScope Việt Nam vẫn tiên phong thực hành “xanh hóa” hoạt động sản xuất từ rất sớm với tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050.

null

Để hiện thực hóa tham vọng này, NS BlueScope Việt Nam tiến hành từng bước với hành động đầu tiên là thay thế năng lượng hóa thạch bằng những nguồn năng lượng tái tạo và thay thế được.

Blue Scope sắp xếp thời gian sản xuất liền mạch, liên tục để hạn chế thời gian dừng máy khi bảo dưỡng, bảo trì…, từ đó giảm lượng CO2 phát thải; đầu tư vào các biến tần, cải thiện hệ thống làm mát, hệ thống tự động hóa…Kết quả là, chỉ trong vòng 5 năm, doanh nghiệp này đã cắt giảm được khoảng 2.873 tấn CO2.

Sau khi cắt giảm thành công lượng phát thải CO2 trong toàn bộ nhà máy, NS BlueScope Việt Nam tiếp tục đầu tư năng lượng tái tạo áp mái để tiến tới mục tiêu giảm 30% chỉ số phát thải carbon trên một đơn vị tấn thép thành phẩm.

Những nỗ lực của NS BlueScope Việt Nam đã được Hội đồng công trình xanh Singapore đã cấp chứng nhận Nhãn xanh cho các dòng tôn cao cấp ứng dụng trong phân khúc công nghiệp, dân dụng và dành riêng cho sandwich panel của Công ty như:

Tôn COLORBOND®, Tôn ZINCALUME®, SUMO™ Antifading, COLORBOND® For Panel, SUMO™ For Panel và BlueScope Zacs®.

null

Nhiều công trình xanh cũng chọn thép mạ của NS BlueScope Việt Nam cho nhà xưởng như:

Nhà máy Jotun Việt Nam (Nhà Bè, HCM), nhà máy SLP (Hải Phòng), nhà máy Canifa (Hưng Yên), Nhà máy Coca-Cola (HCM), Nhà máy may mặc DBW (Long An), nhà máy dệt may Tainan (Long An), nhà máy Danapha (Đà Nẵng)…

Bên cạnh đó, NS BlueScope Việt Nam còn định hướng chiến lược phát triển xanh bền vững cho cho toàn chuỗi cung ứng.

SCG điển hình sáng trong việc phát triển xanh hướng đến nền kinh tế toàn cầu

Khi thế giới đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức, ESG không đơn thuần chỉ là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn.

Hơn thế nữa, đây còn là công cụ giúp tất cả các bên, từ chính phủ, khối tư nhân cho đến cộng đồng trở thành những “công dân tốt”, cùng chung tay giải quyết các vấn đề trong 3 lĩnh vực trên.

Là một trong những tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực phát triển bền vững, trong nhiều năm qua, SCG đã tham gia tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề hiện tại, với mục tiêu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

Tại Việt Nam, để nâng tầm chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, SCG tập trung vào khía cạnh môi trường.

Không chỉ nỗ lực phát triển các sản phẩm và giải pháp xanh, thân thiện với môi trường, SCG còn tạo cơ hội cho thế hệ trẻ chia sẻ những ý tưởng sáng tạo, hiệu quả để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, tình trạng nóng lên toàn cầu và khan hiếm tài nguyên.

Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng xanh – chữa lành Trái Đất” (Hacks to heal our planet) hướng đến việc nâng cao nhận thức về những thách thức môi trường chúng ta đang đối mặt, cũng như hỗ trợ các bạn trẻ giải quyết vấn đề từ những ý tưởng đột phá.

null
SCG chính thức khởi động cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng xanh – chữa lành Trái Đất” (Hacks to heal our planet) ở ba nước Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Thông qua việc tiếp cận mô hình ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị minh bạch) hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng xanh – chữa lành Trái Đất” (Hacks to heal our planet) bao gồm 3 hạng mục dự thi:

  • Các sáng kiến cho vấn đề môi trường: Giải pháp cho các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo và tình trạng khan hiếm tài nguyên.
  • Các sáng kiến cho vấn đề bất bình đẳng, hòa nhập xã hội và đa dạng chủng tộc (Bất bình đẳng xã hội): Giảm thiểu bất bình đẳng xã hội, thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng về sắc tộc, màu da và giới tính (LGBTQ+), đồng thời giảm sự bất bình đẳng kinh tế.
  • Các sáng kiến cho vấn đề về minh bạch và công bằng (Quản trị): Giải quyết các vấn đề về minh bạch và bất công, tham nhũng và đạo đức.

Khi các doanh nghiệp thật sự coi mình là dòng chảy của xã hội

Các tổ chức hướng về tương lai đang tích hợp các giá trị, mục tiêu và chỉ số vào chiến lược kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến ESG.

null

Họ đang nắm bắt các cơ hội có liên quan để đổi mới và giảm thiểu chi phí.

Để hiện thực hóa điều này, các doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc lập báo cáo ESG dựa trên các chuẩn mực được thừa nhận và phổ biến, được các bên liên quan tin tưởng và thấu hiểu.

null

Đây là bước đi cơ bản mà các công ty hàng đầu áp dụng để xác định và cải thiện các điểm mạnh và điểm yếu của họ, thông qua đó truyền tải một câu chuyện truyền cảm hứng về ESG.