Vừa qua, cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp Nông nghiệp – Đổi mới sáng tạo” lần 8 đã khép lại với những dự án khởi nghiệp vô cùng sáng tạo của nông nghiệp bền vững.

Cuộc thi hỗ trợ thí sinh nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn, tự xây dựng, thực hành các tiêu chuẩn cần thiết và phù hợp để đảm bảo kinh doanh tốt, phát triển bền vững.

Cuộc thi đưa ra hai tôn chỉ hoạt động xuyên suốt là:

  • Tạo cơ hội cho các dự án khởi nghiệp phát triển sản phẩm từ tài nguyên bản địa, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
  • Hỗ trợ nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn, tự xây dựng và thực hành các tiêu chuẩn cần thiết và phù hợp để đảm bảo kinh doanh tốt, phát triển bền vững.

Điểm sáng chung của các dự án tham gia cuộc thi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp – Đổi mới sáng tạo” 2022

Thứ nhất, các dự án đều thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng, trách nhiệm xã hội, chăm sóc cho người khuyết tật, yếu thế hay đi sâu vào các giá trị văn hóa.

Thứ hai, hầu như các sản phẩm đều được áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất và quy trình tạo ra thành phẩm.

Thứ ba, các dự án hướng đến mục tiêu vì môi trường, yếu tố xanh, gắn bó với thiên nhiên, phát huy giá trị của tài nguyên bản địa.

Thứ tư, ngoài hướng đến lợi ích của sản phẩm, các sản phẩm được còn gắn liền với yếu tố địa phương, sức mạnh bản địa đặc trưng của từng sản phẩm.

Những “Dự án đổi mới sáng tạo Nông nghiệp” nổi bật từ khắp tỉnh thành trên cả nước tại cuộc thi

   1. Sản phẩm “Ống hút gạo” mang thương hiệu OHUGA (TP.HCM)

Ngôi vị quán quân thuộc về sản phẩm “ống hút gạo” của chị Trương Thị Hồng Hà (TP.HCM)

Phần thưởng chị Hồng Hà nhận được là một chiếc Cúp và giải thưởng trị giá 125 triệu đồng.

null
Chị Trương Thị Hồng Hà xuất sắc giành giải nhất cuộc thi với sản phẩm ống hút gạo

Vợ chồng doanh nhân Trương Thị Hồng Hà nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm ống hút gạo mang thương hiệu OHUGA.

Kết quả này có được là nhờ kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành thực phẩm của hai nhà sáng lập cùng với lợi thế từ công nghệ sản xuất từ gia đình.

“Ống hút gạo” có nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường và tự phân hủy nhanh sau khi sử dụng.

Các thành phần chính được làm từ tinh bột gạo, gạo không sử dụng chất bảo quản, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP và FDA của Mỹ.

Màu sắc bắt mắt của sản phẩm từ các loại rau củ quả như:

Củ dền, rau ngót, gấc, hạt dành dành, cà rốt, hoa đậu biếc… ống hút gạo OHUGA có màu sắc đa dạng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
null
Sản phẩm ống hút gạo vừa an toàn sức khỏe người tiêu dùng vừa bảo vệ môi trường.

Thời gian sử dụng tốt trong 2 giờ, sau đó ống hút sẽ bắt đầu mềm nhưng vẫn có thể sử dụng.

Sản phẩm của nhóm đã xuất khẩu sang một số nước như Anh, Đan Mạch, Mỹ, Canada…

Đặc biệt, không dừng lại ở ống hút gạo, vợ chồng chị Hà còn nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, kết hợp với bí quyết gia truyền để tạo ra thêm nhiều sản phẩm khác như:

Nui, bánh tráng, bún gạo sợi thẳng, phở khô sợi thẳng, phở ăn liền, que khuấy cà phê gạo…

   2. Dự án “Sản xuất Dược Trà - Khai thác giá trị dược liệu từ nông sản” (Cần Thơ)

Nhận thấy tiềm năng phát triển từ nguồn nông sản có giá trị dược liệu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm đã nghiên cứu, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này và nâng tầm giá trị nông sản địa phương.

Đồng thời, ra mắt thị trường nhiều mặt hàng dược liệu chất lượng cao.

Mặt hàng dược trà được sản xuất từ chính nguồn thảo dược nông sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo công nghệ và quy trình tiêu chuẩn ngành dược.

Trong đó, một số sản phẩm tiêu biểu bao gồm:

  • Trà diếp cá, được chiết xuất từ rau diếp cá giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
  • Trà gừng mật ong, được sản xuất từ gừng tươi để cải thiện tiêu hoá.
  • Trà rau om tía, Trà Đinh Lăng... đều là mặt hàng đã và đang nhận nhiều sự quan tâm, lựa chọn từ người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
null
Sản phẩm “Dược Trà” của chị Hồng Thắm hướng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nhận thấy nông sản Việt Nam nói chung cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt đa dạng, phong phú, nguồn cung dồi dào.

Chị Hồng Thắm quyết định khởi động dự án nhằm nâng tầm giá trị nông sản, giúp thị trường có thêm sản phẩm chăm sóc sức khỏe “Made in Vietnam”.

null
Chị Đoàn Thị Hồng Thắm (trái) và anh Lương Việt Chương (phải) đồng giải nhì tại cuộc thi.

Sản phẩm của chị Hồng Thắm giành giải nhì với giá trị giải thưởng trị giá 65 triệu đồng.

Đồng giải nhì là dự án “Vòng đời các sản phẩm từ cây Sen” của nhóm Lương Việt Chương đến từ Phú Yên.

   3. Dự án “Phát triển làng nghề giấm truyền thống Bách Cốc cổ” của Vũ Minh Ngọc (Nam Định)

Thị trường giấm là một mặt hàng không mới.

Tuy nhiên trên thị trường rất nhiều loại giấm vô cơ, giấm pha axit không tốt cho sức khỏe, người tiêu dùng dần mất niềm tin.

Trong đó lại rất ít các thương hiệu giấm lên men tự nhiên, giấm sạch, có nhiều công dụng trong chế biến, sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp để người tiêu dùng lựa chọn.

Làng Bách Cốc cổ cách trung tâm TP. Nam Định khoảng 7km về phía tây, cách huyện Vụ Bản khoảng 4km về phía đông.

Vũ Minh Ngọc đã tập trung phát triển sản phẩm giấm sạch và đưa ra thị trường, cũng như tìm một hướng đi mới cho các sản phẩm nông sản đặc trưng của Việt Nam.

null
Giấm lên men tự nhiên, giấm sạch thay thế cho giấm vô cơ tràn lan trên thị trường.

Với sức trẻ, khát vọng và tư duy sáng tạo Minh Ngọc đã từng bước tìm ra công thức của dòng sản phẩm đặc biệt giấm mơ trà xanh.

Trái mơ được chọn lựa kỹ lưỡng từ vùng Tây Bắc ngâm mật mía lâu năm vùng Nghệ An kết hợp cùng trà xanh vùng Tây Côn Lĩnh theo tỷ lệ nhất định.

Sau đó, được ủ trong vòng 3 đến 4 tháng để lên men hoàn toàn tự nhiên.

Với cách làm này đã tạo ra hương vị thơm ngon độc đáo, có mùi thơm đặc trưng, chua nhẹ, vị dịu ngọt và thanh, tốt cho sức khỏe của giấm mơ.

Trên nền sản phẩm giấm mơ trà xanh truyền thống, Minh Ngọc tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm dòng sản phẩm giấm ngâm tiêu xanh, nước cốt mơ ra thị trường.

null

Với những nỗ lực nghiên cứu sản phẩm giấm mơ trà xanh, Vũ Minh Ngọc đã đoạt giải ba tại Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Nông nghiệp - Đổi mới sáng tạo với trị giá 55 triệu đồng/giải.

Ngoài ra, đồng giải ba thuộc về “NANOSALT - Muối dược liệu Việt Nam” của Trần Thị Hồng Thắm (Nghệ An).

Và dự án “Nâng cao giá trị nông sản Sơn La - Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa” của Bùi Phương Thanh (Sơn La)

Những giải thưởng khác tại cuộc thi cho những dự án đầy tiềm năng

Bên cạnh những dự án và giải thưởng lớn được trao cho những ý tưởng đầy tính và tạo và có ý nghĩa trong nông nghiệp bền vững.

Ban tổ chức có những giải thưởng khác nhằm khuyến khích và hỗ trợ người tham gia phát triển tốt hơn sản phẩm của mình trong tương lai.

Ba giải khuyến khích (30 triệu đồng/giải), gồm có:

  • Dự án “Sổ gạo - Cánh đồng sẻ chia” của Bùi Ngọc Cường (Hải Phòng).
  • Dự án “Cocohand nâng tầm giá trị hàng thủ công mỹ nghệ dừa Bến Tre” của Nguyễn Băng Nhi (Bến Tre) và
  • “Sản xuất các sản phẩm từ quả Mác Mật” đến từ Lạng Sơn của Dương Hữu Điện.
null
Cocohand - thương hiệu đề cao giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Bến Tre.

Ba dự án được trao suất tư vấn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại do Công ty Mỹ thuật Trà Quế trao tặng gồm:

  • Các sản phẩm từ quả Mác Mật của Dương Hữu Điện (Lạng Sơn).
  • Sản phẩm nước rong biển Seri Choice của Đỗ Thị Tú Trinh (Quảng Ngãi).
  • Dự án “Cơm cháy smile” đến từ TP.HCM của Nguyễn Thu Hà.
null
Tuy không đoạt giải nhưng một vài dự án may mắn nhận được suất “Tư vấn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại”.

Giải thưởng sáng tạo và hướng đến ý nghĩa cộng đồng thuộc về dự án “Bảo tồn và nâng cao giá trị trái lê ki ma tại Việt Nam” của Đỗ Thị Xuân Diệu (Cần Thơ).

Giải thưởng nông nghiệp phát triển bền vững (GIBC) cho Dự án “Chế biến bún ngũ sắc” của Phan Thị Tố Mười (Bắc Kạn)

null
Dự án “Chế biến bún ngũ sắc” nhận giải nông nghiệp phát triển bền vững.

Thông qua các sản phẩm và thông điệp được truyền tải khán giả có thể nhận ra sự khác nhau trong mục tiêu của mỗi vùng miền.

Nhiều dự án tại khu vực miền Bắc hướng tới việc khôi phục các làng nghề, giá trị sản phẩm tưởng chừng đi vào quên lãng như dệt lụa đũi, giấm mơ,…

Tại khu vực Miền Trung và Đông Nam Bộ, các dự án phần lớn hướng tới mục đích bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe ứng dụng công nghệ cao như sản xuất nước rửa thực phẩm, ống hút gạo, các sản phẩm thuần tự nhiên,…

Kết luận

Từ ý tưởng sáng tạo trên có thể thấy điều cốt lõi mà những người làm ra sản phẩm đều mong muốn là mang đến là sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà.

Đồng thời các sản phẩm đều hướng đến sức khỏe người tiêu dùng với những yếu tố an toàn, thân thiện với môi trường được đặt lên hàng đầu.