Các sản phẩm nông nghiệp liên quan đến thảo dược, dược liệu là thị trường tiềm năng
Với sự tăng trưởng kinh tế, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, nhất là các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên đang là xu hướng ở thế giới và Việt Nam.
Theo Market Research Future - MRFR 2019:
Quy mô thị trường dược liệu toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức hơn 129 tỷ USD vào năm 2023, mức độ tăng trưởng khoảng 5,88 % trong giai đoạn dự báo từ 2018 đến 2023.
Thuốc dược liệu cho đến nay là phân khúc sản phẩm chiếm ưu thế nhất trong thị trường dược liệu toàn cầu và chiếm khoảng 50,9 tỷ USD trong năm 2017.
Chính phủ ở các nước phát triển, nhất là ở châu u rất quan tâm đến nhu cầu ngày càng tăng về thuốc dược liệu.
Họ đã tài trợ cho những nỗ lực nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực này để có những sản phẩm công nghệ cao cung cấp cho khách hàng.
Đây đang là động lực chính cho thị trường thuốc dược liệu.
Theo WHO, 80% dân số thế giới ở các nước đang phát triển, chăm sóc sức khỏe liên quan đến y học cổ truyền hoặc dùng thuốc từ thảo dược truyền thống.
Trong đó, Data Bridge Market Research phân tích rằng thị trường nấm dược liệu toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 9,85% trong giai đoạn dự báo 2022-2029.
Thị trường nấm dược liệu đang mở rộng do tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe ngày càng tăng trên toàn thế giới.
Với sự xuất hiện của nấm dược liệu, sự tăng trưởng của thị trường được thúc đẩy bởi mong muốn ngày càng tăng đối với thực phẩm chức năng của phần lớn người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe.
Hơn nữa, sự ra đời của các thương hiệu và sự gia tăng số lượng ứng dụng trong các ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và đồ uống là những động lực chính cho tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Châu Á - Thái Bình Dương thống trị thị trường nấm dược liệu và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ xu hướng thống trị trong giai đoạn dự báo do sự phổ biến ngày càng tăng của các sản phẩm nấm dược liệu.
Xu hướng khởi nghiệp nông nghiệp với các sản phẩm thảo dược “nở rộ”, đặc biệt là nấm dược liệu (nấm quý)
Được mệnh danh là “vua của các loài rau”, nấm đang dần trở thành quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của người dân Việt Nam.
Với tiềm năng thị trường lớn, rất nhiều startup chọn nấm làm sản phẩm.
Theo đó, nghề trồng và chế biến nấm trở thành một trong những ngành trọng điểm.
Cùng với đó, các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng được nâng lên, đưa năng suất nấm tăng gấp 1,5 - 3 lần so với trước.Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chọn tạo được khoảng 16/80 loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường.
Sản lượng nấm tươi hàng năm đạt khoảng 370.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 25 - 30 triệu USD/năm.
Sản lượng nguyên liệu này có thể lên đến 40 triệu tấn và nếu chỉ sử dụng khoảng 10 - 15% số nguyên liệu này để trồng nấm thì đã tạo ra 1 triệu tấn nấm/năm.
Từ chỗ chỉ cung ứng nấm tươi, hiện nay nhiều đơn vị đã có thể chế biến nhiều sản phẩm từ nấm.
Nhờ đó, thị trường cho nấm của Việt Nam sẽ ngày càng được mở rộng, giá trị gia tăng được nâng cao.
1. Khởi nghiệp với mô hình trồng nấm linh chi đỏ
Khởi nghiệp bằng những đồng vốn ít ỏi đi vay mượn, chàng trai trẻ xứ Thanh đã mạnh dạn đầu từ vào mô hình trồng nấm thảo dược trên vùng đất quê hương.
Đến xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi về chàng trai trẻ Hoàng Văn Nguyên (SN 1985, trú tại xóm 8) thì ai cũng biết đến anh.
Anh lựa chọn nấm linh chi đỏ vì đây là loại thảo dược có chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ, tăng cường hệ thống miễn dịch…
Sau hơn 4 tháng nuôi trồng thử nghiệm lần đầu, anh tiến hành gieo cấy nấm đúng mùa để tạo thời tiết phù hợp cho cây nấm phát triển tốt.
Và kết quả lần này đúng như mong đợi, số phôi giống mà anh gieo cấy thu hoạch được 6 tạ/1 năm, thu về hơn 200 triệu đồng.
Hiện nay, với giá bán dao động khoảng 500 - 600 ngàn đồng/kg, nấm linh chi đỏ của gia đình anh Nguyên bán rất chạy.
Thị trường tiêu thụ cũng khá rộng, ngoài thị trường trong tỉnh, anh còn nhập hàng đi các tỉnh thành như: Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Hải Phòng…
Anh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trồng nấm linh chi đỏ với quy mô lớn hơn, có nhãn hiệu và mở rộng thị trường trong tương lai.
2. Thanh niên 9X khởi nghiệp trồng nấm đông trùng hạ thảo
Đỗ Hoàng Khánh (SN 1990), ở khu phố Lâm Hòa, thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc) đã về quê để “chinh phục” quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) được biết đến là loại dược liệu quý, tốt cho sức khỏe.
Nhưng để nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy ĐTHT như anh Khánh không phải ai cũng làm được.
Bước đầu, Khánh cùng một người bạn nghiên cứu và trồng thành công các loại nấm như mối đen, linh chi, bào ngư nhưng gặp khó khăn về đầu ra.
Đến đầu năm 2021, Khánh chuyển sang nghiên cứu quy trình nuôi cấy nấm ĐTHT và thành lập Công ty TNHH Nấm dược liệu Việt Nam cho riêng mình.
Hiện Công ty TNHH Nấm dược liệu Việt Nam cung cấp các loại ĐTHT dạng khô được sấy đóng gói đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với giá bán 60 triệu đồng/kg.
Ngoài ra còn có các sản phẩm như nấm ĐTHT ngâm rượu, ngâm mật ong, tiết xuất tinh chất… được tiêu thụ quanh năm, đặc biệt sản phẩm phù hợp làm quà tặng trong những dịp lễ, tết.
Dự định thời gian tới chàng trai trẻ này sẽ vay vốn của Đoàn thanh niên để mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm từ ĐTHT để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
3. Doanh nghiệp tiên phong đưa nấm súp lơ - sparassis crispa về Việt Nam
Chị Lã Thị Quỳnh Thoan, sáng lập công ty cổ phần Giải Pháp Sức Khỏe và Sắc Đẹp Thành Lộc, nhãn hiệu THL, là người sớm tạo dựng kênh phân phối các sản phẩm sức khỏe nhập khẩu từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản về thị trường Việt Nam.
Chị mong muốn đi tìm một loại sản phẩm vừa là thực phẩm dùng hàng ngày, vừa không có tác dụng phụ mà lại có khả năng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh nền.
Do đó, chị đã tiên phong mang chủng loại nấm súp lơ lên men (nấm miễn dịch sparassis crispa) làm thực phẩm enzyme chăm lo sức khỏe cộng đồng Việt.Cơ duyên tìm đến với loại nấm quý hiếm sparassis crispa tại Hàn Quốc.
Đây là một dược thảo không dễ trồng nhưng có ưu điểm dược lý tuyệt vời đã chinh phục chị ngay từ lần thử đầu tiên.
Nấm súp lơ cauliflower mushroom (nấm miễn dịch Sparassis Crispa) là chủng loại nấm quý hiếm, khó gieo trồng.
Điều này là do nấm súp lơ chứa lượng hoạt chất beta-glucan gấp 3 đến 5 lần so với các loại nấm chống ung thư khác.
Beta glucan chứa trong nấm cũng được biết đến là chất có khả năng chống ung thư, tăng miễn dịch, chống ô-xy hóa tế bào, kháng khuẩn, chống viêm, làm trắng da và làm chậm quá trình lão hóa tuyệt vời.
Sau quá trình tìm hiểu, được cảm nhận sâu sắc về giá trị chủng loại nấm này thông qua hàng ngàn những lá thư cảm ơn của khách hàng đã khỏi bệnh gây ấn tượng mạnh và tác động đến quyết định đầu tư của chị.
Tuy nhiên, chủng loại nấm súp lơ được trồng trên gỗ thông tại Hàn Quốc được đánh giá cao nhất về phẩm chất hoa nấm và tinh khiết.
Cùng với trình độ khoa học công nghệ chế biến lên men độc đáo của công ty Hàn Quốc, chị quyết định hợp tác với Gyeongshin Bio, tiên phong mang sản phẩm lên men nấm súp lơ cauliflower mushroom từ Hàn Quốc về Việt Nam.
Lời kết
Với tiềm năng thị trường và nhu cầu sức khỏe người tiêu dùng ngày càng cao, nhiều startup đã thành công trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, đặc biệt là nấm dược liệu đã ngày càng được nhiều người tin dùng.
Do đó, đây sẽ là một trong những thị trường vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.