Tác động của chuyển đổi số với doanh nghiệp
Theo cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông định nghĩa:
“Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”.
Doanh nghiệp chuyển đổi số hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số, thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện nay để thay đổi phương thức lãnh đạo, điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp.
Trong tình hình COVID-19 diễn ra như hiện nay, chuyển đổi số giúp người dân có thể trải nghiệm các dịch vụ một các thuận tiện, nhanh chóng.
Lợi ích của chuyển đổi số với các doanh nghiệp.
Công nghệ là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, không phải mục tiêu
Tại buổi talkshow "Lãnh đạo và chiến lược "bẻ gãy" trong chuyển đổi số", ông Thọ chia sẻ rằng thành công không đến chỉ với một chiến lược hiệu quả mà còn phụ thuộc vào tư duy của nhà lãnh đạo.
Doanh nghiệp phải đặt ra câu hỏi vì sao phải chuyển đổi số và liệu điều này có giúp cho doanh nghiệp mình tối ưu, hiệu quả hơn trong hoạt động hay không?
Chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (TLG) Cô Gia Thọ chia sẻ rằng muốn chuyển đổi số thì người chủ doanh nghiệp cần phải “bẻ gãy” nhiều cái cũ không còn phù hợp, trong đó có tư duy.
Theo ông Thọ, không nên chuyển đổi số chỉ vì quyết định hợp thời, thay đổi cả cách tiếp cận chuyển đổi số, đi từ mục tiêu và dùng công nghệ để trở nên thông minh hơn trong việc đưa ra quyết định.
Trừ khi doanh nghiệp là một công ty công nghệ, còn lại theo ông Thọ: "Công nghệ vốn sinh ra để phục vụ mục tiêu doanh nghiệp, tự nó không phải là một mục tiêu".
Thành công của chiến lược nằm ở tư duy người lãnh đạo
Đặc biệt, ông Thọ cho rằng, trong tất cả mọi chiến lược cần lấy con người làm trọng tâm thay vì công nghệ.
Thay vì việc phức tạp hóa chuyển đổi số, ông Thọ cũng lưu ý, con người đứng trên công nghệ và dùng công nghệ, do đó doanh nghiệp cần là Business Leader, đừng trở thành Data Reader hay là Tech Follower.
Ông Thọ đề xuất, sự “bẻ gãy” toàn chuỗi tư duy là chiến lược, bước quan trọng nhất chính là sự đổi mới trong tư duy nhà lãnh đạo để xác định được hướng đi đúng cho doanh nghiệp.
Lấy con người làm trọng tâm trong mọi chiến dịch.
Hành trình 40 năm “thay da” và bài học từ Thiên Long Group
Với sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo có tầm, Thiên Long Group đã đạt được thành công lớn, đó là sự tăng trưởng cao trong doanh thu, là thương hiệu văn phòng phẩm hàng đầu cả nước và tạo được tiếng vang trên thị trường quốc tế.
Ông Cô Gia Thọ - chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Long.
Từ một cơ sở kinh doanh bút bi nhỏ đến một tập đoàn phân phối và sản xuất đồ dùng văn phòng với nhiều nhãn hiệu phổ biến, Thiên Long Group đã luôn kịp thời đổi mới, trải qua nhiều bước chuyển mình trong hơn 40 năm qua.
Chiến lược chuyển đổi số của Thiên Long Group với 3 nhóm thế hệ gồm: nhóm Cựu Trào, nhóm Chủ Lực và nhóm Tương Lai.
Với nhóm Cựu Trào, luôn nhìn thấy rủi ro trước khi nhìn thấy cơ hội.
Nhóm Tương Lai lại hừng hực khí thế, chấp nhận rủi ro, thừa quyết tâm nhưng thiếu phương pháp.
Và cuối cùng là nhóm Chủ Lực, luôn dung hòa giữa sự thận trọng của nhóm cựu trào và sức bật của nhóm tương lai.
Việc hòa hợp các nhóm sao cho có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau là vô cùng cần thiết để có thể phát huy tối đa thế mạnh cho các nhóm cũng như cần giải pháp xử lý những rủi ro phát sinh.
Tuy vậy, trên thực tế khi những thỏa thuận giữa các nhóm kéo dài thì quyết định cuối cùng thuộc về người lãnh đạo cấp cao trong công ty.
Tổng hợp, nguồn: Doanh nhân Sài Gòn, Văn hóa thông tin, Quản lý nhà nước.