Những điều cần biết về chuyển đổi số ngành bán lẻ

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là sự chuyển dịch mô hình kinh doanh, tập trung vào sản phẩm theo 1 chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng.

Điều này dựa trên chuỗi kỹ thuật số được cung cấp.

Nói cách khác, đây là hình thức chuyển đổi từ hình thức bán lẻ theo truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số.

null

Đặc trưng cơ bản của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ngành bán lẻ được thể hiện ở 3 bước sau:

  1. Thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng, địa điểm bằng cách số hóa việc giao dịch với khách hàng (tư vấn online, bán hàng trên Website, thanh toán online, lưu trữ dữ liệu khách hàng với CRM, v.v.)

  2. Tối ưu các khâu dựa trên Insight từ dữ liệu: tối ưu quy trình xử lý đơn hàng, tối ưu quy trình vận chuyển giao nhận, tối ưu quy trình lưu-xuất kho, v.v.

  3. Thiết kế lại chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh: mở rộng các dịch vụ mới nhằm gia tăng giá trị, kết hợp với các mô hình kinh doanh khác tạo thành hệ sinh thái, v.v.

Trong một tương lai chuyển đổi số, dữ liệu chính là trung tâm cho sự phát triển.

Với việc chuyển sang mô hình chuỗi giá trị số cùng trọng tâm là dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau ở tốc độ và tính hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu.

Việc chuyển các dữ liệu đó thành các Insight, sau đó là các hành động phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Xu hướng công nghệ phát triển thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số

1. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh đã không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp bán lẻ.

AI chính là giải pháp hướng tới cung cấp những giải pháp hữu hiệu giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh một cách đơn giản và dễ dàng:

  • Tiến hành tự động hóa các quy trình kinh doanh:

Công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến hành theo dõi cũng như tổng hợp một cách chính xác các số liệu liên quan tới hoạt động cung, cầu trong một khu vực cụ thể.

  • Hỗ trợ phân tích các dữ liệu bề mặt:

AI sẽ tiến hành phân tích dữ liệu thu được thông qua hoạt động bán hàng một cách nhanh chóng từ đó nhanh chóng xác định rõ ràng những cơ hội bán hàng tiềm năng.

  • Đưa ra các dự đoán

Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp phân tích dữ liệu bán hàng trong lịch sử giao dịch để qua đó xác định sở thích của khách hàng.

AI được ứng dụng vô cùng phổ biến qua Chatbot tại các sàn thương mại điện tử hay Website thương mại của các cửa hàng.

Những Chatbot này chính là một sản phẩm ưu việt của trí tuệ nhân tạo có thể nhanh chóng giải quyết những thắc mắc cũng như các vấn đề khách hàng gặp phải mà không cần có sự hiện diện của con người.
AI được ứng dụng nhiều qua các Chatbot tại các sàn thương mại điện tử hay Website thương mại của các cửa hàng.
AI được ứng dụng nhiều qua các Chatbot tại các sàn thương mại điện tử hay Website thương mại của các cửa hàng.

2. Mua sắm “không tiếp xúc”

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tích cực sử dụng những App trên thiết bị điện thoại thông minh như Shopee, Tiki, Lazada, Watson, Hasaki,… nhằm nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.

Từ những nền tảng ấy những thông tin liên quan tới sản phẩm hay khuyến mãi sẽ tự động thông báo đến thiết bị của khách hàng như một lời nhắc nhở mua sắm tự nhiên mà hiệu quả.

Khách hàng chỉ cần ở nhà vẫn có ngay món hàng yêu thích.

Ngoài ra, phương tiện thanh toán trực tuyến được nhiều khách hàng ưa thích bởi tính tiện lợi, nhanh chóng.

Chính bởi thế nên trong quá trình chuyển đổi số ngành bán lẻ nhiều doanh nghiệp lớn như Big C, Go!, Top Market đều tiến hành bán hàng song song thông qua kênh trực tiếp lẫn qua các sàn thương mại điện tử.

Mua sắm online trở nên phổ biến với mọi người dân trong đại dịch.
Mua sắm online trở nên phổ biến với mọi người dân trong đại dịch.

3. Công nghệ vạn vật (Internet of Thing – IoT)

Internet Of Thing (viết tắt là IoT) là một hệ thống kết nối giữa các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí, kỹ thuật số với con người.

Việc kết nối có thể được thực hiện qua Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại,…

Trong chuyển đối số ngành bán lẻ, IoT thường được ứng dụng như sau:

  • Nhận diện khuôn mặt:

Với IoT, các nhà bán lẻ có thể lắp đặt các thiết bị giúp nhận diện khuôn mặt của khách hàng ngay khi họ bước vào cửa hàng.

  • Xây dựng giỏ mua sắm:

Khách hàng có thể tải lên danh sách sản phẩm cần mua sau đó họ có thể tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

  • Thẻ giá hay thẻ thông tin điện tử:

Doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số trong ngành bán lẻ có thể cập nhật mọi thông tin liên quan đến sản phẩm (tính năng, số lượng, giá cả,…) bằng Internet và cập nhật chi tiết quá trình vận chuyển hàng hóa.

Internet Of Thing (viết tắt là IoT) là một hệ thống kết nối giữa các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí, kỹ thuật số với con người được ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành bán lẻ.
Internet Of Thing (viết tắt là IoT) là một hệ thống kết nối giữa các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí, kỹ thuật số với con người được ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành bán lẻ.

Chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết để doanh nghiệp bán lẻ tồn tại trong bối cảnh bình thường mới

Vài năm trở lại đây, thế giới đã có rất nhiều nhà bán lẻ do không kịp thích ứng với thời đại mới đã phải đóng cửa.

Năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 9300 cửa hàng, vượt qua tổng số 5.589 cửa hàng của năm trước nữa, theo dữ liệu từ Coresight Research.

Số lượng cửa hàng đóng cửa được dự báo có thể lên tới 20,000-25,000 trong năm 2020.
Số lượng cửa hàng đóng cửa được dự báo có thể lên tới 20,000-25,000 trong năm 2020.

Trong khi đó, các kênh bán hàng online với trải nghiệm mua sắm xuyên suốt lại phát triển bùng nổ và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ, điển hình như các tập đoàn Amazon, Alibaba, v.v.

Song, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng được xem là một bàn đạp để xúc tiến quá trình chuyển đổi ngành bán lẻ từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử.

Trái ngược với bức tranh ảm đạm của các trung tâm thương mại dưới sự ảnh hưởng của đại dịch, kinh doanh mua sắm trực tuyến lại có mức tăng trưởng khả quan.

Theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2/2020, các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, SpeedLotte, v.v. ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2-4 lần.

Dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart tăng 4-5 lần trong cùng giai đoạn.

Đây là những động thái thích ứng rất nhanh với thị trường từ phía các đơn vị bán lẻ.

Thị trường bán lẻ trực tuyến tăng trung bình 39% trong 5 năm, cao hơn mức tăng của thị trường bán lẻ truyền thống trung bình 10% trong 5 năm.
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch bùng nổ.
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch bùng nổ.

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng:

Thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và bất kể quy mô của doanh nghiệp là gì, tốc độ chuyển đổi số cũng đều đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ trong tương lai.

Các doanh nghiệp bán lẻ đang dần chuyển dịch sang xu hướng bán hàng trực tuyến.

Để thích ứng với sự chuyển dịch của nền kinh tế số, các thương hiệu bán lẻ trên khắp thế giới đang hướng đến đổi mới mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số.

Cụ thể số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống bị cắt giảm thay vào đó là số lượng rất lớn các cửa hàng số.

Chuyển đối sống ngành bán lẻ và những người đi tiên phong trong cuộc đua này

1. Sakuko

Sakuko Việt Nam là hệ thống siêu thị bán lẻ hàng Nhật nội địa trực thuộc Tập đoàn Sakura Group.

Sau 10 năm hình thành và phát triển, Sakuko đã vươn lên và trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ hàng Nhật nội địa tại Việt Nam.

Ngành bán lẻ Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Đứng trước khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đóng cửa tạm thời để tìm hướng khắc phục, trong khi đó chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko lại khéo léo thay đổi chiến lược kinh doanh để “sinh tồn” và phát triển.

Tính từ đầu năm 2021, Sakuko đã khai trương liên tiếp 7 cửa hàng để mở rộng thị phần, một lần nữa khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường bán lẻ.

Quy mô ngày càng mở rộng, cũng là lúc Sakuko nhận thấy cách thức quản lý công việc thủ công không còn phù hợp.

Để có bức tranh công việc tổng thể của toàn bộ nhân sự tại chuỗi 30 siêu thị chi nhánh để đảm bảo tối đa hiệu quả quản lý công việc của bộ phận văn phòng, Sakuko cần tới sự hỗ trợ của một phần mềm công nghệ toàn diện.

Theo đó, Sakuko đã tiến hành chuyển đổi số chuỗi siêu thị của mình lên nền tảng quản trị doanh nghiệp tổng thể 1Office để giải quyết bài toán vận hành của mình.

null

Nhờ áp dụng công nghệ, dù chịu ảnh hưởng do giãn cách xã hội kéo dài cũng như những tác động tiêu cực của đại dịch nhưng Sakuko vẫn đảm bảo hoạt động một cách ổn định nhất có thể.

2. Unilever

Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm,...

null

Được định giá cao thứ 7 ở châu Âu, Unilever là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất; sản phẩm bán lẻ của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia.

Được mệnh danh là “Người khổng lồ tự chuyển đổi để tăng tốc”, Unilever đã đầu tư nhiều tiền bạc và công sức cho các công nghệ số:

  • Áp dụng các quy trình tự động máy Robotic Process Automation (RPA)
  • Vận dụng big data và các giải pháp AI từ Google Vision, AI Grapeshot từ Oracle, AR Camera trên điện thoại để làm chiến dịch marketing.
  • Thúc đẩy giao dịch mua hàng trực tuyến
  • Liên kết với các công ty công nghệ để cung cấp giải pháp kỹ thuật số cho các sản phẩm: trợ lý ảo thông minh, ứng dụng trên điện thoại,...
  • Tự xây dựng CSDL (Cơ sở dữ liệu) khách hàng riêng

3. IKEA

IKEA là một doanh nghiệp tư nhân lâu đời của Thụy Điển.

Hiện đây là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới chuyên về thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở, với Website chứa khoảng 12000 sản phẩm đại diện cho toàn bộ các nhãn hàng.

Không dừng lại ở những gì hiện có, IKEA nhìn thấy tiềm năng lớn của công nghệ 4.0 nên cũng tích cực hoà mình vào làn sóng chuyển đổi số cùng các doanh nghiệp trẻ.

Đây là 4 hướng đi chính của IKEA:

  • Tổng đài Call Center tích hợp hệ thống nhận diện khách hàng và bộ lịch sử mua hàng
  • Tích hợp trải nghiệm mua sắm truyền thống và kỹ thuật số
  • Chuyển đổi tất cả Catalogue sang phiên bản online
  • Ứng dụng AR và VR giúp khách hàng thử đồ nội thất ngay tại nhà
Giao diện Catalogue online của IKEA (Nguồn: ikea.com).
Giao diện Catalogue online của IKEA (Nguồn: ikea.com).

4. Thế giới di động

Công ty Cổ phần Thế giới di động là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng.

Năm 2018, cái tên này đã vinh dự lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài chuỗi cửa hàng điện thoại di động thegioididong.com, công ty còn sở hữu chuỗi cửa hàng điện máy Điện máy Xanh, Trần Anh, chuỗi siêu thị thực phẩm Bách hóa Xanh và 4 công ty thành viên khác.

Để nói về một doanh nghiệp bán lẻ thành công tại Việt Nam, có lẽ Thế giới di động chính là đàn anh xứng đáng để học hỏi.

Sự khác biệt của Thế giới di động, rõ ràng không phải là bán một chiếc IPhone có tính năng hay chất lượng tốt hơn đối thủ.

Bí kíp thành công của Thế giới di động chính là ở việc họ thật sự đặt trọng tâm vào khách hàng và không ngừng gia tăng giá trị trong chuỗi Digital Value Chain tới khách hàng.

Khi đặt lợi ích khách hàng vào tâm trí, Thế giới di động cũng tiến hành thiết kế quản trị dựa trên hành trình khách hàng, và Thế giới di động đã thực hiện hàng loạt đổi mới như:

  • Kết hợp và phát huy tối đa mọi ưu điểm của bán hàng đa kênh
  • Phát triển nền tảng số phục vụ báo cáo kết quả và đánh giá hiệu quả công việc
  • Sử dụng ERP liên thông với các bộ phận Website, App, CRM, quản lý giao nhận, hệ thống hóa đơn, báo cáo tài chính,...
  • Triển khai mô hình O2O (online To Offline) liên kết vận hành
  • Tiên phong dùng hóa đơn điện tử thay cho hoá đơn giấy
Thế giới di động chuyển đổi số với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm.
Thế giới di động chuyển đổi số với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm.

5. TSN Company

TSN Company là công ty đứng đằng sau hàng loạt các chuỗi cửa hàng nhượng quyền thời trang thể thao nổi tiếng tại khu vực miền Trung Việt Nam, điển hình như thương hiệu nổi tiếng Adidas.

Bên cạnh việc hợp tác với các “ông lớn” trên thế giới, TSN Company còn sở hữu một thương hiệu bán lẻ riêng mang tên SportsPro.

Hiện doanh nghiệp đang sở hữu 15 chi nhánh trên 11 tỉnh, với 103 nhân sự, bao gồm khối văn phòng và khối bán lẻ.

TSN đã lựa chọn sử dụng bộ giải pháp phần mềm quản lý văn phòng điện tử Base E-Office để số hoá hầu hết hoạt động vận hành trong doanh nghiệp:

  • Tự động hóa quy trình làm việc
  • Giao, nhận và quản lý tiến độ công việc
  • Xử lý nhanh các yêu cầu, đề xuất nội bộ
  • Kiểm tra trực tuyến kiến thức chuyên môn của nhân viên

Kết luận

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động bán lẻ đã nắm bắt được xu hướng và sớm thực hiện các hoạt động chuyển đổi số mà trong đó trọng tâm là chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang trực tuyến.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số như khó khăn về vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, thói quen, tập quán kinh doanh và thậm chí là các trở ngại của khách hàng khi mua hàng trực tuyến.

Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ từ phía cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp nhằm giải quyết các khó khăn trên, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ.