Theo Euromonitor International, báo cáo hàng năm nhằm giúp các tổ chức đón đầu sự gián đoạn, dự đoán động cơ mua sắm của người tiêu dùng và đáp ứng các nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu dùng.
10 xu hướng chính Euromonitor International chỉ ra trong báo cáo được chia thành 2 nhóm, như sau:
Nhóm xu hướng định hướng thách thức
- Những vấn đề về chi phí;
- Sự chọn lọc thông tin trên nền tảng số;
- Trách nhiệm xã hội;
- Đặt nhu cầu cá nhân và cân bằng cuộc sống lên trên hết;
- Thể hiện bản thân và tạo sự khác biệt.
Nhóm xu hướng định hướng cơ hội
- Kinh tế sinh thái;
- Thị trường trò chơi điện tử;
- Giải pháp linh hoạt;
- Hồi sinh những thói quen khám phá thế giới;
- Tự động hóa đích thực.
Nhóm xu hướng định hướng thách thức
Một số xu hướng tiêu dùng cho thấy nhiều khó khăn sẽ xuất hiện cho các thương hiệu trong năm mới này, bao gồm:
- Những vấn đề về chi phí;
- Sự chọn lọc trên nền tảng số;
- Trách nhiệm xã hội;
- Đặt nhu cầu cá nhân và cân bằng cuộc sống lên trên hết;
- Thể hiện bản thân và tạo sự khác biệt.
1. Những vấn đề về chi phí - Người tiêu dùng hướng đến sự tiết kiệm
Với nỗi lo lắng về khủng hoảng tài chính xảy ra trên toàn cầu cùng với giá sinh hoạt tăng cao, đang làm suy giảm sức mua của người tiêu dùng.
Vào năm 2022, theo số liệu khảo sát, 75% người tiêu dùng không có kế hoạch tăng chi tiêu tổng thể.
Theo đó, tiết kiệm tiền là ưu tiên hàng đầu.
Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp đau đầu hơn trong việc khuyến khích và có những chiến lược về giá cả cũng như khuyến mãi trong năm mới.
2. Sự chọn lọc trên nền tảng số - Rõ ràng và minh bạch
Có thể thấy, việc sử dụng các thiết bị điện tử đang ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, theo số liệu cho thấy, thời gian sử dụng đang được người tiêu dùng chọn lọc hơn.
Người tiêu dùng muốn có trải nghiệm kỹ thuật số hiệu quả và được quản lý minh bạch.
Đây là điều các doanh nghiệp cần lưu ý để nâng cấp trải nghiệm của người tiêu dùng.
3. Trách nhiệm xã hội - Công bằng, bình đẳng và toàn diện
Trách nhiệm xã hội ngày càng được chú trọng hơn.
Theo các khảo sát:
- Giờ đây, người tiêu dùng từ chối giữ im lặng trước những vấn đề về bất bình đẳng giới.
- Công bằng và toàn diện luôn đi đầu trong các quyết định mua hàng của phụ nữ.
Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp cần xem xét và có những định hướng chiến lược phù hợp.
4. Đặt nhu cầu cá nhân lên trên hết - Cân bằng cuộc sống
Mệt mỏi bắt đầu xuất hiện khi người tiêu dùng sống trong một thế giới ngày một hỗn loạn với tình hình chính trị, tài chính căng thẳng.
Tình trạng kiệt sức ở mức cao nhất mọi thời đại, vậy nên, người tiêu dùng đang đặt nhu cầu cá nhân lên trên hết.
Theo khảo sát năm qua, 53% người tiêu dùng mong muốn sự rõ ràng giữa công việc, việc học tập và cuộc sống cá nhân.
Các thương hiệu có thể có những thách thức nhất định khi người tiêu dùng sẽ cân nhắc hơn trong việc mua sắm để đáp ứng được chất lượng cuộc sống của họ.
5. Thể hiện bản thân và tạo sự khác biệt - Đặc biệt là thế hệ Z
Thế hệ Z sống bằng niềm tin và mong muốn thể hiện bản thân.
Những người tiêu dùng này miễn dịch với các quảng cáo truyền thống.
Theo đó, tính xác thực và tác động xã hội sẽ giúp thế hệ này tạo nên sự khác biệt.
Đây là một thách thức lớn đối với các thương hiệu trong con đường khẳng định và xây dựng thương hiệu.
Nhóm xu hướng định hướng cơ hội
Ngoài những thách thức, báo cáo cũng đưa ra những xu hướng tiềm năng, mang lại những cơ hội mới cho các thương hiệu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm:
- Kinh tế sinh thái;
- Thị trường trò chơi điện tử;
- Giải pháp linh hoạt;
- Hồi sinh những thói quen khám phá thế giới;
- Tự động hóa đích thực.
6. Kinh tế sinh thái - Tác động tích cực đến hành tinh
Các hành vi tiêu dùng ít liên quan đến việc mua lại mà tập trung nhiều hơn vào việc giảm thiểu, điều này sẽ tác động tích cực đến hành tinh.
Theo khảo sát, 43% người tiêu dùng đã giảm mức tiêu thụ năng lượng hơn năm ngoái.
Đây là cơ hội cho các thương hiệu truyền tải những thông điệp liên quan đến môi trường, từ đó, tạo uy tín và tăng giá trị chuyển đổi.
7. Thị trường trò chơi điện tử - Thị trường ngách tiềm năng
Trò chơi điện tử đã trở thành một ngành giải trí hàng đầu và đã vượt qua sự phân chia thế hệ.
Phân khúc từng là thị trường ngách này, giờ đây trở thành cơ hội cho thị trường đại chúng.
Các thương hiệu có thể cần cân nhắc và mở rộng hơn với thị trường này.
8. Giải pháp linh hoạt - Mua trước, trả sau
Các giải pháp linh hoạt là mở rộng sức mua và giảm áp lực chi phí để giúp người tiêu dùng chi tiêu hạnh phúc.
Trong ngắn hạn, “niềm vui” là một động lực mua hàng.
Vào năm 2022, giá trị cho vay để thanh toán trả sau đạt 156 tỷ đô la Mỹ.
Có thể thấy, những phương thích thanh toán linh hoạt đang được người tiêu dùng ưa chuộng và là cơ hội để các thương hiệu kích thích chi tiêu.
9. Hồi sinh những thói quen khám phá thế giới - Hệ quả hậu COVID-19
Hậu COVID-19, người tiêu dùng háo hức khám phá lại thế giới bất chấp những điều không chắc chắn phía trước.
Theo khảo sát, 39% người tiêu dùng cho biết họ sẽ thực hiện nhiều hoạt động hàng ngày hơn trong vòng 5 năm tới.
Tận hưởng cuộc sống và khám phá thế giới thực tại sẽ là thông điệp mà các thương hiệu nên lưu tâm trong giai đoạn này.
10. Tự động hóa đích thực - Con người kết hợp với máy móc
Con người và máy móc cần phải đồng bộ để đưa ra các giải pháp tối ưu.
Tuy nhiên, không được đánh giá thấp các kết nối cảm xúc.
Đồng thời, lợi ích công nghệ nên vượt xa nhu cầu tương tác cá nhân để tạo ra trải nghiệm liền mạch.
Nhìn chung, đây là cơ hội phát triển và cũng là thách thức cho các thương hiệu trong việc ứng dụng công nghệ.
Lời kết
Có thể thấy, năm mới này sẽ vô cùng đa dạng với những thách thức và cơ hội trong nhu cầu của người tiêu dùng.
Các thương hiệu cần đề ra những kế hoạch chiến lược cho năm mới để đối phó với những khó khăn và nắm bắt cơ hội phát triển trong năm nay.
Lược dịch từ bài viết của tạp chí Retail World Magazine.